Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

COP26: Năng lượng tái tạo tăng, nhưng nhu cầu năng lượng toàn cầu còn tăng nhiều hơn

Vân Trà
- 12:30, 04/11/2021

(DNTO) - Thế giới muốn chuyển đổi từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để hướng đến năng lượng xanh, tuy nhiên khó khăn thực tế chúng ta phải đối mặt là: Nhiên liệu bẩn sẽ không bị loại trừ hoặc thậm chí giảm trong thời gian tới đây.

Tổng năng lượng tái tạo hiện đang tăng, đây là tin tốt cho thế giới của chúng ta hiện đang bị đe dọa bởi sự phá hủy tiềm tàng của biến đổi khí hậu.

Thế giới đang bị đe dọa bởi sự phá hủy tiềm tàng của biến đổi khí hậu. Ảnh: CNBC.

Thế giới đang bị đe dọa bởi sự phá hủy tiềm tàng của biến đổi khí hậu. Ảnh: CNBC.

Năng lượng tái tạo tăng, tuy nhiên nhu cầu còn tăng nhiều hơn thế

Mức tăng năng lượng tái tạo hiện đang thấp hơn đà tăng nhu cầu năng lượng toàn cầu. “Sự chuyển đổi” từ việc dùng năng lượng hóa thạch có thể đến vào một thời gian nào đó, tuy nhiên, hiện đà tăng năng lượng tái tạo không theo kịp nhu cầu năng lượng tăng trên toàn cầu, thậm chí nhu cầu năng lượng hóa thạch cũng đang tăng.

“Thị trường năng lượng toàn cầu hiện đang chứng kiến tăng trưởng nhu cầu năng lượng, khi các thị trường phục hồi từ đại dịch. Mặc dù đã có thêm nguồn cung từ việc khai thác điện từ năng lượng tái tạo, tuy  nhiên nguồn điện này hiện không đủ để theo kịp nhu cầu", Matthew Boyle, Giám đốc phân tích của S&P Global Platts nói.

Tổng nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo toàn cầu sẽ tăng 35 gigawatt (1 gigawatt bằng 1 tỉ watt) từ năm 2021 đến năm 2022, tuy nhiên tăng trưởng nhu cầu toàn cầu lên đến 100 gigawatt trong cùng thời điểm, cũng theo Boyle. Các quốc gia sẽ phải dùng đến các nguồn năng lượng truyền thống để bù đắp vào sự thiếu hụt này.

Dự đoán từ Cơ quan năng lượng quốc tế IEA cũng thể hiện một bức tranh tương tự. Nhu cầu về điện toàn cầu được dự đoán sẽ bùng tăng mạnh với mức tăng 5% trong năm nay và 4% trong năm 2022.

Trong khi đó sản lượng điện tạo ra từ năng lượng tái tạo được dự báo cũng tăng, khoảng 8% trong năm 2021 và hơn 6% trong năm 2022, theo IEA. Tuy nhiên cơ quan này nhận định: "Cho dù tăng trưởng mạnh, năng lượng tái tạo sẽ chỉ có thể đáp ứng khoảng 50% tăng trưởng nhu cầu toàn cầu trong năm 2021 và 2022”.

Thiếu hụt năng lượng chung toàn cầu

Cùng thời gian trên, lượng tiêu thụ dầu thô và gas cũng giảm khi giá dầu thô và gas giảm rất sâu trong năm 2020, và nền công nghiệp dầu thô đang chịu sức ép lớn để chuyển đổi khỏi năng lượng bẩn. Tổng số tiền chi ra cho dầu thô và khí đốt khoảng 350 tỷ USD, con số này thấp hơn so với mức trong năm 2019 trên bình diện toàn cầu, theo Báo cáo triển vọng năng lượng toàn cầu 2021 của IEA phát hành tuần trước.

“Thế giới đang đầu tư không đủ để có nguồn cung phù hợp với nhu cầu năng lượng trong tương lai. Đầu tư để chuyển đổi năng lượng đang tăng, tuy nhiên vẫn còn cách khá xa so với nhu cầu năng lượng đang tăng trưởng mạnh”, theo IEA.

Hội nghị COP26 do Vương quốc Anh đăng cai tổ chức, có sự phối hợp với Italy (Italy đăng cai Hội nghị trù bị COP26 từ ngày 30/9-2/10 tại Milan). Nguồn: ukcop26.org.

Hội nghị COP26 do Vương quốc Anh đăng cai tổ chức, có sự phối hợp với Italy (Italy đăng cai Hội nghị trù bị COP26 từ ngày 30/9-2/10 tại Milan). Nguồn: ukcop26.org.

Sự thiếu hụt này sẽ mở rộng khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và việc đi lại và du lịch phục hồi, khi đó nhu cầu sẽ tăng lên bằng mức trước đại dịch. Theo nhận định của IEA, sự phục hồi không đồng đều sẽ gây sức ép lên thị trường năng lượng và sẽ đẩy giá khí tự nhiên, than, và điện tăng cao.

Và điều đó đã xảy ra. Hiện các quốc gia hiện đã phải đối mặt với thiếu hụt năng lượng như thiếu hụt gas tại châu Âu và sự thiếu hụt than đang làm Trung Quốc và Ấn Độ đau đầu.

IEA cũng cho biết thêm, các công ty năng lượng lớn cắt giảm đầu tư vào năng lượng hóa thạch không có nghĩa phát thải khí sẽ giảm cùng.

Nói chuyện tại Hội nghị Chân trời xanh bên lề Hội nghị thượng đỉnh COP26 về biến đổi khí hậu, Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn BlackRock Larry Fink, bày tỏ lo ngại rằng các công ty dầu khí niêm yết đang hạ thấp đi báo cáo khí thải của mình bằng cách bán một số mảng kinh doanh cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân này ít minh bạch hơn so với các tập đoàn lớn hay giao dịch trên các thị trường mở.

Đầu tư toàn cầu đang thiếu nghiêm trọng

Năm 2021, có khoảng 750 tỷ USD được chi trên toàn cầu vào các công nghệ sạch, tuy nhiên con số này còn lâu mới đủ để đạt được các mục tiêu khí hậu.

Theo quan điểm của IEA, mức chi tiêu này cần tăng lên gấp 2 lần trong thập kỷ này để giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C, và cần 3 lần số tiền kia để giữ không quá 1,5 độ.

Các quốc gia tại thỏa thuận Paris đã đồng ý hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C. Đây là mức tối thiểu để thế giới không phải chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất về biến đổi khí hậu. Và để thế giới không có khí thải nhà kính vào năm 2050 theo mục tiêu của Hội nghị Paris, đầu tư vào chuyển đổi năng lượng cần tăng từ mức hiện tại lên 4.000 tỷ USD hàng năm cho đến năm 2030. Mức đầu tư này tương đương hơn 3 lần so với tổng đầu tư hiện tại.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Xem thêm