COP26 liệu có thành công hơn thỏa thuận Paris 2015?
(DNTO) - Các quốc gia toàn cầu đã thực hiện được nhiều thành công trong vòng 25 năm qua, từ Nghị định thư Kyoto năm 1997, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu Doha 2012, và Thỏa thuận Paris 2015. Liệu Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 tại Anh lần này có thành công hơn?
Nhiều kỳ vọng tại COP26
Việc đàm phán tại COP26 sẽ được tập trung chủ yếu vào việc đưa các nước có cam kết rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn về mục tiêu giảm khí thải nhà kính. Tập trung thứ hai là cam kết của các nước giàu hơn giúp đỡ tài chính đối với các quốc gia đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và thích nghi với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như nước biển dâng cao và có nhiều bão lớn hơn.
Các quốc gia toàn cầu đã thực hiện được nhiều thành công trong vòng 25 năm qua từ Nghị định thư Kyoto năm 1997, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu Doha 2012, và Thỏa thuận Paris 2015.
Tuy nhiên hiện tại “trách nhiệm” vẫn là vấn đề lớn nhất, theo các nhà khoa học khí hậu, lãnh đạo quốc gia. Và một số quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất đã rút khỏi các thỏa thuận, bao gồm Mỹ.
Nghị định thư Kyoto được ký vào năm 1997 là sự mở rộng của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 1992. Công ước này chính thức thừa nhận rủi ro lớn về khí hậu do hiệu ứng nhà kính và kêu gọi các quốc gia cùng hành động.
Khái niệm một số quốc gia phải chịu trách nhiệm về khí thải nhà kính là phần chính của Nghị định thư Kyoto năm 1992, và thỏa thuận Doha 15 năm sau.
Kể từ khi Nghị định thư Kyoto được áp dụng vào năm 1997, đã có 190 quốc gia trên thế giới ký Nghị định thư, bao gồm cả các quốc gia đã tham gia và rút khỏi các quốc gia mới vào.
Mỹ thời điểm đó là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới đã ký Nghị định thư Kyoto dưới thời Tổng thống Clinton. Tuy nhiên, năm 2001, Tổng thống Mỹ George Bush rút khỏi Nghị định thư với ly do: Chi phí gây thiệt hại đến nền kinh tế Mỹ, và việc thiếu cam kết của các quốc gia phát thải khí nhà kính khác như Ấn Độ, Trung Quốc.
Năm 2011, Canada rút khỏi Nghị định thư. Nhật, New Zealand và Nga đã từ chối cam kết trong giai đoạn 2 của thỏa thuận giảm khí nhà kính tại Doha 2007.
Các quốc gia giàu hơn đã chấp nhận cắt giảm lượng khí thải nhà kính nhất định, cũng như cung cấp nguồn tài chính để chống lại biến đổi khí hậu. Và một số quốc gia giàu đã kêu gọi áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với phát thải khí nhà kính của Ấn Độ và Trung Quốc.
Các quốc gia nghèo hơn hiện đã leo cao trên bảng xếp hạng phát thải khí nhà kính nhiều nhất liên quan đến nhiều yếu tố. Dân số tăng cao và tăng trưởng kinh tế cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống tại nhiều quốc gia đã làm tăng nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch…
Hiện khí thải nhà kính của Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần kể từ 1990, đưa hai quốc gia này trở thành nước phát thải nhà kính lớn thứ nhất và thứ ba thế giới tương tương.
Thỏa thuận Paris 2015 lần đầu tiên có sự kết hợp của các quốc gia giàu và nghèo trong việc giảm khí thải nhà kính. Thỏa thuận Paris kêu gọi các quốc gia xem xét lại cam kết của mình sau 5 năm một. Thỏa thuận này cũng đặt trách nhiệm tài chính đối với các nước giàu hơn để cung cấp 100 tỷ USD/năm từ 2020 đến 2025 để giúp các quốc gia nghèo hơn chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, cũng như chống lại những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, theo báo cáo được công bố đầu năm nay, các quốc gia giàu có chưa thể hoàn thành cam kết 100 tỷ USD/năm cho đến ít nhất năm 2023.
COP26 tiếp tục thực hiện các mục tiêu cao hơn
Tại COP26, lãnh đạo các quốc gia, các nhà tài trợ và các nhà khí hậu học sẽ xem xét và tiếp tục thực hiện các tiến trình trong thế kỷ này, với các mục tiêu cao hơn và sẽ đi được đến quyết định là phân bổ tài chính như thế nào.
Liên Hợp quốc vài ngày trước đó cho biết, kế hoạch giảm khí nhà kính không đủ với thỏa thuận Paris. Liên Hợp quốc cũng cho biết thêm, các quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất, bao gồm Mỹ hiện chưa thực hiện đủ, đúng mục tiêu khí thải nhà kính của họ. Một trong những vấn đề khá đau đầu trong hội nghị lần này là cách đo tiến trình thực hiện, và cách đặt mục tiêu cho mỗi quốc gia.
Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị COP26.
Việc Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh COP26 cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy và thực thi các cam kết quốc tế, nhất là trong các vấn đề toàn cầu, đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, thể hiện Việt Nam là một thành viên tích cực và là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Đây cũng là dịp để Việt Nam thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương, các tổ chức quốc tế và các đối tác đa phương khác, tìm kiếm cơ hội tiếp nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.