Thứ ba, 18/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cơ hội để các nhà bán lẻ, doanh nghiệp hỗ trợ 'đầu ra' nông sản phía Bắc

Hồng Gấm
- 17:30, 18/12/2021

(DNTO) - Với mục tiêu xây dựng được những chuỗi liên kết giữa các đơn vị sản xuất và nhà cung cấp, "Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản", ngày 18/12, là cơ hội để các nhà bán lẻ, doanh nghiệp phân phối, chế biến rau quả nông sản trên cả nước có cơ hội tiếp xúc, và biết thêm thông tin về nông sản phía Bắc.

Thông qua Diễn đàn, một số đơn vị thu mua phân phối đã ký kết hợp tác, mua bán với địa phương và Hợp tác xã. Ảnh: TL.

Thông qua Diễn đàn, một số đơn vị thu mua phân phối đã ký kết hợp tác, mua bán với địa phương và Hợp tác xã. Ảnh: TL.

Hàng vạn tấn nông sản phía bắc đang chờ tiêu thụ

Tại Diễn đàn, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho biết, nhiều sản phẩm rau quả của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang trong thời gian thu hoạch, rất cần kết nối tiêu thụ.

"Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đang có 500 ha trồng chè hữu cơ chất lượng cao; 1.500ha trồng chuối; trong đó, 1.000 ha đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; 3.000 ha canh tác lúa Séng cù; trên 100ha trồng trên 20 loại dược liệu…Nhiều sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ nông sản cho nông dân đang gặp nhiều khó khăn", ông Hồ thông tin.

Ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Lào Cai cho biết: Vướng mắc lớn nhất hiện nay của tỉnh Lào Cai là dứa, với diện tích khoảng 1.600 ha và sản lượng khoảng 40.000 tấn. Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Trong khi, các nhà máy chế biến dứa hiện mới tiêu thụ khoảng 1/3.

"Tỉnh đang phải phân phối qua các kênh bán hàng nhỏ lẻ ở trong nước. Trước mắt, Lào Cai đã chủ động đẩy mạnh nội tiêu, nhiều sản phẩm đã được đưa xuống Hà Nội tiêu thụ nhưng vẫn cần thêm nhiều kênh phân phối. Về lâu dài, rất cần Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có chính sách điều chỉnh để tránh ùn ứ cục bộ các sản phẩm từ phía Nam ra, đồng thời sớm đàm phán để tỉnh đưa sản phẩm dứa, quế, xuất chính ngạch sang Trung Quốc, giúp người sản xuất đảm bảo thu nhập", ông Sỹ trăn trở.

Cũng tại Diễn đàn, ông Vi Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Vigia (tỉnh Lạng Sơn) cho hay: Hiện nay, các sản phẩm khoai tây, khoai lang, thạch đen bắt đầu vào vụ gieo trồng, dự kiến tháng 3 đến tháng 5 sẽ cho thu hoạch, sản lượng sẽ tăng cao hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, kênh tiêu thụ chủ yếu hiện nay của công ty là thông qua các chợ đầu mối nông sản, nên việc tiêu thụ bị phụ thuộc và không ổn định. Do đó, công ty rất mong muốn được liên kết với các đơn vị để công tác tiêu thụ thuận lợi, ổn định hơn.

"Năng lực sản xuất của công ty có thể cung cấp mỗi loại sản phẩm từ 1.000 - 2.000 tấn/năm. Tuy nhiên, đầu ra còn rất hạn chế nên chưa thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ. Đây là tiềm năng các đơn vị có nhu cầu có thể khai thác. Do đó, thông qua diễn đàn công ty mong muốn các cơ quan quản lý hỗ trợ công tác tiêu thụ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở đóng gói, kho bảo quản sau thu hoạch…", ông Đức cho hay.

Chia sẻ thêm những khó khăn trong việc tìm kênh phân phối cho nông sản, ông Nguyễn Thành Nhân, Tổ trưởng Tổ hội trồng cây ăn quản và dịch vụ nông nghiệp Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cho biết, tổ đã trồng khoảng 35 ha cây ăn quả, chủ yếu là cam. Hiện, tổ còn tồn khoảng 100 tấn cam các loại, trong đó có cam Vinh, cam giấy Vân Đồn, cam V2, cam Bản Sen. Giá bán của các loại cam tại tổ của ông Nhân dao động từ khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Tổng diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Vân Đồn là khoảng 200 ha. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam. Do đó, ông Nhân kiến nghị các cơ quan ban, ngành, địa phương hỗ trợ để sản phẩm cam Vân Đồn được biết đến và tiêu thụ rộng rãi hơn nữa trên cả nước.

Về phần mình, bà Trần Thị Minh Hải, Giám đốc Công ty Cổ Phần sữa Hmilk băn khoăn, hiện nay, công ty đã sản xuất ra một loại sữa đặc biệt, kết hợp với các loại hạt và nông sản Việt Nam. Theo bà Hải, để sản xuất loại sữa này cần nhiều loại hạt như mắc ca, ý dĩ, óc chó, bí đỏ, gạo đen, cà phê, hạnh nhân… Mục tiêu của công ty khi đưa sản phẩm sữa hạt ra thị trường, để góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nâng giá trị tăng thêm cho các mặt hàng nông sản.

“Thông qua Diễn đàn hôm nay, rất mong các đơn vị sản xuất và xúc tiến thương mại, các hệ thống bán lẻ giúp đỡ để sản phẩm chế biến của công ty được biết đến rộng rãi hơn”, bà Hải trần tình. 

Doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán, hướng đến người tiêu dùng 'bình dân'

Tại Diễn đàn, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định, các mặt hàng nông sản của các tỉnh phía Bắc hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ bị ảnh hưởng rất nhiều.

"Việc tiêu thụ sản phẩm ở mỗi gia đình có xu hướng tăng lên. Do đó, để sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh giá bán hợp lý, sẽ dễ dàng được thị trường nội địa chấp nhận", bà Hậu chia sẻ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cập nhật công nghệ mới nhất, đẩy mạnh việc bán hàng qua nhiều kênh khác nhau, sẽ giúp công tác tiêu thụ thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh việc mua hàng trực tiếp đang gặp khó khăn do dịch bệnh như hiện nay. Mong các địa phương hỗ trợ Hợp tác xã, người dân nâng cấp phương tiện sản xuất, bán hàng để thích nghi tình hình mới.

Nhấn mạnh thêm, bà Hậu cho biết, hiện nay, các tỉnh thành phía Bắc trồng rất nhiều loại trái cây ăn múi, nên sự cạnh tranh trên thị trường rất mạnh mẽ. Một thực tế đang diễn ra là giá bán trôi nổi các sản phẩm này trên thị trường và các chợ, siêu thị đang có sự chênh lệch rất lớn, nên gây khó khăn cho công tác tiêu thụ, người tiêu dùng bối rối trong việc tiếp cận với những sản phẩm thực sự chất lượng. Do đó, các đơn vị sản xuất nên nghiên cứu để sớm có phương án diều chỉnh để giá cả không có sự chênh lệch lớn, tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn.

Góp ý trong việc tiêu thụ sản phẩm cá tầm, cá hồi của Lào Cai, bà Hậu đánh giá, đây là sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý nên có phương án đưa sản phẩm này vào tiêu thụ trong các siêu thị. Bởi lẽ hiện nay, với những sản phẩm này, các siêu thị vẫn chủ yếu phải nhập khẩu.

"Nếu Lào Cai đưa được sản phẩm siêu thị sẽ có sự cạnh tranh về giá, giúp người tiêu dùng bình dân cũng có thể tiếp cận những sản phẩm giá trị cao này, khả năng tiêu thụ sẽ tăng lên. Sản phẩm rất tốt mà không có đầu ra ổn định, thì rất là đáng tiếc cho công sức của các hộ sản xuất”, bà Hậu phân tích.

Cho rằng, hiện nay nông dân chỉ biết trồng, đến vụ thu hoạch giá lại rất rẻ do chưa biết cách bảo quản, sơ chế, chế biến. Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ cao Trung Anh, nhận định, ngoài việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, doanh nghiệp cũng nên chú trọng nghiên cứu khâu bảo quản và sơ chế sản phẩm.

“Doanh nghiệp nên để nông dân tham gia chuỗi sản xuất và cam kết sẽ cung cấp giống, sau đó sẽ thu mua, bao tiêu 100% sản phẩm của người dân. Sau khi hoàn thành, doanh nghiệp sẽ chuyển giao lại cho nông dân địa phương nhằm tạo ra những sản phẩm nông sản được nâng chất lượng lên cao nhất, giảm giá thành xuống thấp nhất", bà Hoa cho hay.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam, đề nghị Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình kết nối với các đơn vị cung cấp thực phẩm cho các bếp ăn tập thể, đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó nhấn mạnh vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo chứng nhận, chất lượng. Đồng thời tập hợp các Hợp tác xã nông nghiệp có yêu cầu đưa sản phẩm vào siêu thị…

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh về việc cần tăng cường liên kết giữa các đơn vị sản xuất và các nhà cung cấp thực phẩm với các khu, cụm công nghiệp – một trong những thế mạnh của đồng bằng sông Hồng để tăng năng suất và sản lượng nông sản tiêu thụ. Ngoài ra, cần tạo một hành lang nông sản an toàn và tiếp tục mở rộng thị trường nông sản trong nước cũng như quốc tế.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
4 ngày
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá heo hơi đầu vào tăng cao từng ngày vượt xa so với mức giá được phê duyệt đang gây áp lực cho không ít doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, đại đa số các ý kiến, dư luận nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mục tiêu của Chính phủ sẽ hướng đến giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế và đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng chung của đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết kịp thời, thực chất các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được khẳng định tại Lễ khánh thành tuyến Metro số 1, sự kiện này không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của TPHCM mà còn là sự khởi nguồn cho một chương mới trên hành trình phát triển giao thông đô thị hiện đại.
1 tuần
Xem thêm