Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Đằng sau những cú "bắt trend" online thu về hàng trăm tỷ đồng, tạo đột phá đầu ra cho nông sản bản địa. Các chuyên gia nhận định, không dừng ở thị trường trong nước, cần đào tạo chuyên sâu thêm những “hạt giống Tiktok” để "đánh" vào thị trường đầy tiềm năng đặc biệt là Trung Quốc và Asean. 
Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được xem là “chìa khóa” để các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống phân phối lớn trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, việc liên kết người dân, và các doanh nghiệp tại địa phương còn nhiều nút thắt nên chưa hình thành được nhiều chuỗi và chưa nâng cao được giá trị nông sản. Và mọi sự thất bại hay thành công nửa vời, mấu chốt đều do thiếu tính kết nối một cách chuyên nghiệp.
Hiện nay, trong một nền kinh tế có độ mở lên tới 200%, một nền nông nghiệp xuất khẩu 48 tỷ đô la, thì dứt khoát chúng ta phải biết rõ thị trường ra sao. Nếu không chịu tiếp cận, "chuyển mình" để nắm bắt thông tin, thì chính người nông dân sẽ phải chịu cảnh giải cứu như cái "án treo" cố hữu.
Nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngành Nông nghiệp tập trung phát triển các chuỗi giá trị nông sản, mà trong đó các doanh nghiệp kiều bào đóng vai trò là "cánh tay nối dài" để kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
"Việc kiểm dịch, chất lượng hàng hóa xuất khẩu không được chủ động tại sân nhà, khi qua biên giới bị chậm lại, điều tưởng chừng rất đơn giản, nhưng chục năm nay, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp ít nghĩ đến, khiến mọi thiệt hại cuối cùng đều đổ dồn vào doanh nghiệp và người nông dân", chuyên gia Vũ Vinh Phú thẳng thắn.
Với mục tiêu xây dựng được những chuỗi liên kết giữa các đơn vị sản xuất và nhà cung cấp, "Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản", ngày 18/12, là cơ hội để các nhà bán lẻ, doanh nghiệp phân phối, chế biến rau quả nông sản trên cả nước có cơ hội tiếp xúc, và biết thêm thông tin về nông sản phía Bắc.
“Không có vùng nguyên liệu đạt chuẩn, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ luôn e ngại khi rót vốn vào địa phương. Đây chính là nút thắt quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng đầu tư và nâng cấp để nâng cao giá trị nông sản cũng như tạo sinh kế cho bà con”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Sàn thương mại điện tử Sendo và Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, từ ngày 23 - 25/11, đặc sản cam Hà Giang và Hòa Bình sẽ chính thức được bán trên Sàn thương mại điện tử Sendo.
“Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, ngoài việc biểu dương những chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn, chất lượng, cũng cần loại bỏ những chuỗi không đảm bảo yêu cầu. Chúng ta tạo điều kiện để kết nối cung cầu nhưng cũng phải kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Trong những tháng cuối năm, các sàn thương mại điện tử sẽ tiếp tục vào cuộc để hỗ trợ tiêu thụ nông sản đang vào mùa thu hoạch.
Ngày 16/10, tại Diễn đàn "Kết nối tiêu thụ nông sản tỉnh Đồng Tháp năm 2021", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định cần xây dựng kênh thương mại điện tử chuyên biệt để tiêu thụ sản phẩm OCOP cho tỉnh Đồng Tháp, tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ tìm, dễ mua, dễ tiếp cận sản phẩm.
Thông tin này được ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương đưa ra trong Hội nghị kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngày 5/10.
Ngày 15/9, để đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch cho người dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường xúc tiến thương mại, từng bước tháo gỡ khó khăn để tăng tốc trong những tháng cuối năm.
Trong khi nhiều tỉnh, thành phía Nam đang dư thừa lượng lớn hàng hoá, đặc biệt là nông thuỷ sản thì một số doanh nghiệp phân phối lại gặp tình trạng thiếu hụt hàng. Do đó, Bộ NN&PTNT cùng chính quyền các địa phương cần xem lại tư duy vùng, vai trò thương lái trong việc kết nối cung-cầu nông sản.