Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thứ trưởng Trần Thanh Nam: 'Không có vùng nguyên liệu đạt chuẩn, nhà đầu tư sẽ e ngại khi rót vốn'

Hồng Gấm
- 14:45, 11/12/2021

(DNTO) - “Không có vùng nguyên liệu đạt chuẩn, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ luôn e ngại khi rót vốn vào địa phương. Đây chính là nút thắt quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng đầu tư và nâng cấp để nâng cao giá trị nông sản cũng như tạo sinh kế cho bà con”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Hiện nay, một số nông sản có thế mạnh của Long An bị ảnh hưởng bởi dịch. Ảnh: TL.

Hiện nay, một số nông sản có thế mạnh của Long An bị ảnh hưởng bởi dịch. Ảnh: TL.

Cơ hội cho nông sản Long An rộng đường xuất khẩu

Sáng 11/12, tại Diễn đàn "Kết nối giao thương nông sản giữa Long An và các tỉnh, thành phố", ông Nguyễn Minh Lâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, tỉnh có nhiều điều kiện phát triển nông nghiệp. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2021 ước khoảng 2,07%. GRDP bình quân đầu người tăng nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Năm 2010, mức trung bình là khoảng 23,2 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2020, GRDP đạt khoảng 77 triệu đồng/người/năm, và 2021 đạt hơn 80 triệu. Về cơ cấu, tỷ lệ nông, lâm, nghiệp chiếm hơn 15%. 

Song, thời gian qua, một số nông sản có thế mạnh của Long An bị ảnh hưởng bởi dịch: Đầu ra thiếu ổn định, xuất nhập khẩu khó khăn vì hàng rào kỹ thuật, chi phí logistics tăng. Bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi có thể gặp khó khăn trong đợt tết do người dân hiện không mặn mà tái đàn.

Ông Lê Thành Úc, Phó chủ tịch UBND huyện Bến Lức (Long An) chia sẻ, hiện nay, diện tích trồng chanh của tỉnh hơn 7.100 ha, trong đó, 1.200 ha ứng dụng công nghệ cao; sản lượng chanh khoảng 70.000 tấn/năm. Trong quy hoạch sắp tới, tỉnh sẽ đưa cây chanh thành cây chủ lực, tăng diện ứng dụng công nghệ cao, phục vụ xuất khẩu lên 2.700 ha. Tuy nhiên, công tác tiêu thụ chanh đang gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, để tiếp tục duy trì, nâng cao khả năng tiêu thụ cho sản phẩm chanh, huyện Bến Lức mong muốn Bộ NN&PTNT, các tỉnh, thành trong cả nước, doanh nghiệp… hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chanh, nhất là xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Theo PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa TP.HCM, các mô hình nuôi trồng của Long An còn nhiều hạn chế. Sản xuất còn nhỏ lẻ và tự phát, không theo quy hoạch quy mô, người dân còn tư duy sản xuất thủ công.

Một số đề xuất đã được đưa ra cho tỉnh Long An: Xác định một số sản phẩm chủ lực, ví dụ như hiện nay lúa gạo có quy mô 500.000 ha, thanh long 12.000 ha, chanh 13.000 ha,…; xác định đa dạng hóa nông sản (thực phẩm chức năng, gia vị,...); xây dựng chuỗi nông sản sau thu hoạch, kết nối nhà nông cùng hệ thống lưu trữ và các nhà cung cấp; lựa chọn các công nghệ phù hợp cho canh tác và chế biến sâu.

Bên cạnh đó, bà Phạm Thị Thanh Tuyền, Giám đốc giao dịch và cung cấp sản phẩm của Sài Gòn Co-op tham mưu rằng, cần phát triển sản phẩm OCOP đến nhiều vùng miền, trở thành đặc trưng, thế mạnh, mũi nhọn trong cả tiêu thụ lẫn xuất khẩu.

Bà Tuyền lấy ví dụ về sản phẩm lạp sườn ở Long An rất chất lượng, nhưng hiện không biết đâu là nơi sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như truy xuất được nguồn gốc. Các hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất tại Long An nên tham dự các hội nghị xúc tiến, tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm để nhận những phản hồi từ các địa phương khác. Bên cạnh đó, các đơn vị của Long An cần tổ chức phối hợp thực hiện các tour trải nghiệm miễn phí, giúp du khách biết đến nhiều hơn nông sản địa phương.

“Người dân cần hiểu, tại sao khi đưa hàng vào các kênh như siêu thị lại phát sinh nhiều chi phí. Hàng hóa không chỉ bán bằng chất lượng, mà còn bằng cảm quan, bằng mẫu mã bao bì”, bà Tuyền chia sẻ.

Nhấn mạnh việc tăng giá trị nông sản, bà Ngô Thị Thu Trang, lãnh đạo Trung tâm PTNT Saemaul Undong nhận định, Long An có bề dày lịch sử, tiềm năng du lịch: “Nông sản gắn với làng nghề truyền thống như Rượu đế Gò Đen là điều chúng ta nên nghĩ tới, hay như gạo Nàng Thơm chợ Đào đã xuất hiện ở Mỹ. Khôi phục lại việc trồng hữu cơ là điều cần làm, và nghiên cứu thực tế của chúng tôi cho thấy nông dân cũng háo hức”.

Cụ thể hơn, bà Trang cho biết mô hình ở Hàn Quốc cho thấy nông nghiệp kết hợp du lịch cho nông dân thu nhập cao hơn 8% so với cách làm truyền thống. Long An cũng đang từng bước thử nghiệm việc này, cụ thể tại làng hoa mai Tân Tây đang hướng tới mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch như bán cây mai, kèm các sản phẩm phụ như tinh dầu hoa mai, ẩm thực hoa mai.

Cũng tại hội nghị, theo ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vina T&T, nông sản Việt có quán tính xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, đặc biệt là những quyết sách "khó chịu" từ Trung Quốc liên tục đặt ra gần đây, ông kiến nghị tỉnh Long An nói riêng và các nước nói chung cần đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các thị trường khác như EU, Mỹ.

“Chúng ta không nên quá phục thuộc vào một thị trường nào, để làm được điều này, cần hình thành thêm nhiều vùng trồng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP... Đồng thời, qua các tour du lịch, du khách sẽ tuyên truyền, quảng bá giúp các sản phẩm nông sản Việt ra thế giới”, ông Tùng nêu quan điểm.

Thông qua Diễn đàn Kết nối nông sản 970, ông Tùng bày tỏ mong muốn Vina T&T trở thành cánh tay nối dài đưa nông sản Long An đến nhiều thị trường trên thế giới. Trước mắt, ông đặt mục tiêu đưa nông sản tới sâu hơn vào trung tâm nước Mỹ bằng cách nâng cao chất lượng nông sản và các kỹ thuật bảo quản.

Giải pháp "căn cơ" nào giúp nâng cao giá trị nông sản chủ lực cho Long An?

Để phát huy hơn nữa giá trị nông sản cũng như thu nhập cho bà con nông dân, với lợi thế nằm ở cửa ngõ phía Tây của TP.HCM, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị tỉnh Long An cần quan tâm tới một số vấn đề.

Một là, đầu tư nâng cấp, mở rộng phát triển vùng nguyên liệu, với điển hình là huyện Châu Thành – gần như trồng thuần 100% thanh long. Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN&PTNT lưu ý Long An quan tâm hơn nữa việc phát triển vùng nguyên liệu bằng cách xây dựng các HTX, phát triển khu vực kinh tế tập thể, tổ hợp tác.

“Không có vùng nguyên liệu đạt chuẩn, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ luôn e ngại khi rót vốn vào địa phương. Đây chính là nút thắt quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng đầu tư để nâng cao giá trị nông sản cũng như tạo sinh kế cho bà con”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đang lập đề án xây dựng 5 vùng nguyên liệu tập trung lớn trên cả nước, với quy mô khoảng 156.000 ha. Long An nằm trong vùng nguyên liệu Tứ giác Long Xuyên, được Bộ NN&PTNT cam kết hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, đồng thời, xây dựng trung tâm dịch vụ, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Theo Thứ trưởng Nam, mục tiêu của trung tâm là vừa nghiên cứu công nghệ, chuyển giao, đào tạo, vừa phát triển vùng nguyên liệu. Với lợi thế tiếp giáp TP.HCM, Thứ trưởng Trần Thanh Nam tin tưởng Long An có thể huy động và tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao từ thành phố trong việc xây dựng trung tâm, giúp giảm tổn thất sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, phát triển đa dạng thị trường, cả trong nước lẫn ngoài nước. Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, Long An nói riêng và các tỉnh, thành phố nói chung không nên tập trung vào một thị trường riêng lẻ. Với thị trường quen thuộc Trung Quốc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam lưu ý Long An có kế hoạch tận dụng việc nước bạn sắp mở cửa thị trường cho chanh leo, sầu riêng, khoai lang. Cập nhật sớm, kịp thời thông tin các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, giúp tránh tình trạng ùn ứ khi vận chuyển.

“Tỉnh cũng cần nghiên cứu các điểm du lịch trọng điểm, theo hướng thuần nông nghiệp, tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là những người có nhu cầu du lịch vào cuối tuần. Tỉnh cần nghiên cứu phương án để làm nổi bật lên giá trị truyền thông kết hợp với tiềm năng địa phương”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
17 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm