Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cần đa dạng hóa kênh phân phối để các doanh nghiệp chủ động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm an toàn

Hồng Gấm
- 08:30, 06/10/2021

(DNTO) - "Hà Nội cần đa dạng hóa kênh phân phối để các doanh nghiệp có thể chủ động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm an toàn. Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến những kênh phân phối truyền thống nên thời gian tới cần linh hoạt các hình thức kết nối sang các kênh thương mại điện tử", Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Trong giai đoạn 2021-2025 sẽ nâng số chuỗi, quy mô chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, truy xuất nguồn gốc tăng 10%/năm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh:TL.

Trong giai đoạn 2021-2025 sẽ nâng số chuỗi, quy mô chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, truy xuất nguồn gốc tăng 10%/năm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh:TL.

Xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều phối nông sản

Ngày 5/10, tại Dự thảo chương trình "Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giữa TP Hà Nội với các tỉnh, thành giai đoạn 2021-2025", theo Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, sau 5 năm thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn trong toàn quốc giai đoạn 2015 - 2020, Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố đã xây dựng và phát triển được 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (chiếm 48% của cả nước); riêng Hà Nội đã xây dựng, phát triển được 141 chuỗi (trong đó có 56 chuỗi sản phẩm động vật và 85 chuỗi sản phẩm thực vật).

Đặc biệt, trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với 45 tỉnh, thành phố của cả nước để cung cấp cho Hà Nội trung bình 1 tháng trên 92.000 tấn rau, củ, trái cây, trên 13.000 tấn thịt gia súc gia cầm; hơn 31 triệu quả trứng; hơn 11 tấn thủy sản và gần 233 tấn gạo, nông sản thực phẩm khác.

"Từ sự phối hợp này đã góp phần bảo đảm nhu cầu thực phẩm nông, lâm, thủy sản của Hà Nội, đóng góp vào thành quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của thành phố", ông Quyền nhấn mạnh.

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành phố cho rằng, Hà Nội cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ, cụ thể hơn về nhu cầu cũng như đầu ra sản phẩm. Bên cạnh đó, cơ chế thông tin cũng cần được làm rõ và cụ thể hơn, Hà Nội cần phản hồi về chất lượng sản phẩm, thị trường, thông tin trở lại cho các tỉnh, thành phố để có sự phối hợp tốt hơn. Qua đó đảm bảo nhu cầu thực phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội, góp phần cho thành quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh của thành phố.

Bên cạnh đó, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho hay, hiện khả năng sản xuất nông nghiệp của thành phố mới chỉ đáp ứng được từ 30-65% nhu cầu sử dụng cho hơn 10 triệu người dân. Lượng hàng hóa còn thiếu được kết nối, khai thác từ các địa phương và nhập khẩu nên rất cần sự hợp tác, liên kết giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

“Thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm giảm sức tiêu thụ mặt hàng thực phẩm của thành phố. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy những sản phẩm đáp ứng được chất lượng ATTP đều dễ dàng tiêu thụ, thậm chí thiếu hụt, không đủ để bán”, bà Lan chia sẻ.

Cũng theo bà Lan, Sở Công thương Hà Nội sẵn sàng kết nối giao thương với 33 địa phương cũng như kết nối trực tiếp với các vùng sản xuất để có thể nắm bắt được nhu cầu và chất lượng sản phẩm của các tỉnh. Từ đó, hệ thống phân phối của Hà Nội sẽ có đơn đặt hàng từng sản phẩm tới từng địa phương, từng doanh nghiệp để đảm bảo chuỗi sản xuất tiêu thụ bền vững.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho hay, để đáp ứng nhu cầu của người dân thủ đô, Hà Nội phải liên kết chặt chẽ với các địa phương để đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ, thúc đẩy giao thương thực phẩm nông, lâm, thủy sản giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, sẽ nâng số chuỗi, quy mô chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, truy xuất nguồn gốc tăng 10%/năm; cần xây dựng tiêu chuẩn về ATTP cho các chuỗi. Các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn đó. Từ đó chất lượng của các chuỗi cung ứng cũng được nâng cao hơn.

"Hà Nội cần đa dạng hóa kênh phân phối để các doanh nghiệp có thể chủ động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm an toàn. Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến những kênh phân phối truyền thống nên thời gian tới thành phố cần chuyển đổi linh hoạt các hình thức kết nối sang các kênh thương mại điện tử", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

5 mục tiêu cần hướng tới để nâng cao chất lượng nông sản

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, chương trình phối hợp giữa Bộ NN&PTNT và TP Hà Nội mang lại mục tiêu, ý nghĩa vô cùng lớn với ngành nông nghiệp thủ đô.

Đầu tiên, trên cơ sở tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm kết nối, điều phối với các địa phương khác thông qua việc xây dựng những cơ sở chế biến sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

“Ngoài việc cung ứng nông sản, các địa phương cần có nguồn cung ứng nguyên liệu cho Hà Nội. Điểm mấu chốt là các tỉnh phải thực hiện mở rộng liên kết vùng. Với sự phối hợp của 33 tỉnh thành, ngành nông nghiệp thủ đô phải đảm bảo vừa cung ứng sản phẩm trong nước, vừa xuất khẩu ra thị trường quốc tế", Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Thứ hai, đẩy mạnh triển khai cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi cho Hà Nội. Sau 5 năm thực hiện chương trình, Hà Nội cần phấn đấu 100% vùng trồng, vùng nuôi được cấp mã số.

Thứ ba là thúc đẩy liên kết các chuỗi tại Hà Nội theo Chương trình OCOP, từ đó mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của thủ đô.

Thứ tư, chương trình sẽ xây dựng các tiêu chí ATTP tại các chợ đầu mối và từ đây, thành phố sẽ kiểm soát được chất lượng các sản phẩm. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản phối hợp với TP Hà Nội thí điểm việc xây dựng nhãn hiệu, logo về ATTP gắn lên các sản phẩm để người tiêu dùng có thể yên tâm mua hàng.

Thứ năm, chương trình sẽ giúp Hà Nội triển khai các mô hình theo chuỗi giá trị, không chỉ ATTP mà còn gia tăng giá trị sản phẩm bằng cách nâng cao nhận thức và hành vi của người sản xuất, đồng thời kết hợp với các doanh nghiệp để giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí logistics.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
13 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm