Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Doanh nghiệp xuất khẩu muốn có chỗ đứng ở thị trường đòi hỏi kỹ thuật, an toàn cao, bắt buộc phải quan tâm về chất lượng và thương hiệu của sản phẩm. Muốn vậy, cần thiết lập liên kết chặt chẽ, đảm bảo tính đồng bộ thông suốt trong các khâu để hoàn thiện chuỗi sản xuất. 
 Bộ NN&PTNT đang dự thảo đề án "Nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2025" với tổng kinh phí thực hiện hơn 1.176 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 536,2 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương: 283,8 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn đối ứng và vốn vay tín dụng.
“Muốn sản xuất lớn cần có chính sách lớn, chính vì vậy, phải sớm sửa đổi Luật Đất đai, tạo điều kiện cho người nông dân, các tổ chức dần hình thành những đơn vị sản xuất có quy mô lớn, góp phần nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp", bà Trần Thị Thanh Hương, đại biểu đoàn An Giang nhận định.
Hiện các doanh nghiệp ngành gỗ đang nỗ lực "trở lại đường đua" với 70-80% công suất, cùng các chính sách về thu hút lao động, sự chủ động về nguyên, phụ liệu trong bối cảnh giá tăng cao, linh hoạt với các phương án tổ chức sản xuất trong bối cảnh bình thường mới...để từng bước kéo đơn hàng trở lại.
Giá thành giảm, khó tiêu thụ trong khi giá thức ăn tăng cao khiến người chăn nuôi phân vân "có nên tiếp tục tái đàn?", điều này đe dọa thiếu hụt nguồn cung thực phẩm cho dịp tết tới đây. Bài toán đặt ra là cần tăng cường thúc đẩy chuỗi liên kết bền vững để đa dạng hóa các kênh tiêu thụ.
Trở lạị guồng quay sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới, ngoài nỗi lo thiếu nhân lực và dòng tiền, thì "khát" nguyên liệu cũng là bài toán khó cho các doanh nghiệp nông sản, bởi đặc thù quy mô nhỏ, thời vụ quá ngắn, lại chịu sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường quốc tế...
Ngày 16/10, tại Diễn đàn "Kết nối tiêu thụ nông sản tỉnh Đồng Tháp năm 2021", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định cần xây dựng kênh thương mại điện tử chuyên biệt để tiêu thụ sản phẩm OCOP cho tỉnh Đồng Tháp, tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ tìm, dễ mua, dễ tiếp cận sản phẩm.
Ngày 6/10, tại trụ sở Bộ NN&PTNT, Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ đã bàn giao dụng cụ y tế test nhanh Covid-19 và 30.000 khẩu trang N95, cùng 3.500 bộ test Covid-19 do Hàn Quốc sản xuất hỗ trợ đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp ngành chăn nuôi và thủy sản cho Việt Nam.
"Hà Nội cần đa dạng hóa kênh phân phối để các doanh nghiệp có thể chủ động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm an toàn. Dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến những kênh phân phối truyền thống nên thời gian tới cần linh hoạt các hình thức kết nối sang các kênh thương mại điện tử", Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.
Tại cuôc họp báo thường kỳ quý 3 năm 2021 của Bộ NN&PTNT ngày 5/10, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cần lên sẵn kịch bản để đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm cho người dân trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
"Chúng ta không thể quản lý an toàn thực phẩm theo lối mòn, cần phải thay đổi tư duy, không nên cắt khúc quy trình quản lý an toàn thực phẩm mà phải xây dựng theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, lưu thông, đóng gói đến khi tới tay người tiêu dùng", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là trong khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm nông sản, đảm bảo cung ứng đủ cho tiêu dùng trong nước những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022 và một phần cho xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Hiện nay, năng lực sản xuất các mặt hàng nông sản, thủy sản khá ổn định song cần linh hoạt, đa dạng các hình thức cung ứng để "đường đi" của nông sản đến với người dân bớt nhọc nhằn hơn.
Theo báo cáo nhanh của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, có hơn 50% doanh nghiệp phải ngừng, đóng cửa và giảm sản xuất, kéo theo kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục “lao dốc”.
Hiện nay, nhiều địa phương đang đau đầu tìm cách xử lý tình trạng các loại nông sản như lúa, sầu riêng, thanh long, khoai lang, khoai môn, tôm, cá tra… đang vào vụ nhưng phải "neo" lại trên đồng hoặc tồn kho lớn do không có doanh nghiệp thu mua để tiêu thụ nội địa lẫn chế biến và xuất khẩu