Thứ tư, 26/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững sẽ 'hoá giải' khó khăn cho ngành chăn nuôi'?

Hồng Gấm
- 15:30, 26/10/2021

(DNTO) - Giá thành giảm, khó tiêu thụ trong khi giá thức ăn tăng cao khiến người chăn nuôi phân vân "có nên tiếp tục tái đàn?", điều này đe dọa thiếu hụt nguồn cung thực phẩm cho dịp tết tới đây. Bài toán đặt ra là cần tăng cường thúc đẩy chuỗi liên kết bền vững để đa dạng hóa các kênh tiêu thụ.

Đảm bảo chăn nuôi an toàn, đáp ứng nhu cầu cho thị trường cuối năm. Ảnh: TL.

Đảm bảo chăn nuôi an toàn, đáp ứng nhu cầu cho thị trường cuối năm. Ảnh: TL.

Chênh vênh cung - cầu 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến cuối tháng 9 đầu tháng 10/2021, tổng đàn lợn cả nước là trên 28 triệu con (đứng thứ 6 thế giới). Sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng đạt khoảng 2,9 triệu tấn, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn vẫn duy trì phát triển với tổng đàn lợn thịt trên 6 triệu con, chiếm 23-24% đàn lợn thịt cả nước. 

Tin nên đọc

Tuy nhiên hiện nay, dù các địa phương đã trở lại trạng thái xã hội bình thường nhưng lượng nhân công lao động vẫn chưa quay lại các thành phố lớn để làm việc; trường học vẫn đóng cửa, các quán ăn mở đón khách với số lượng ít nên mức tiêu dùng thực phẩm còn hạn chế... Do đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm giảm rõ rệt từ 30-50% ở Hà Nội và TP.HCM. 

Cụ thể, đối với TP.HCM - nơi có nhu cầu thực phẩm hàng ngày với khoảng 1.600 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn chiếm 65-70%, 2,2-2,5 triệu quả trứng, nhưng do giãn cách xã hội nên nhu cầu giảm chỉ còn 50-55% so với khi chưa có dịch. 

Với Hà Nội, nhu cầu thịt mỗi ngày cần trên 1.000 tấn, trên 4 triệu quả trứng và 5.200 tấn thực phẩm chế biến nhưng trong thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu giảm khoảng 40-50%. 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng cho chăn nuôi. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, sản lượng tiêu thụ trứng gà của người dân Việt Nam còn rất thấp, chỉ ở mức 89 quả/người/năm. Trong khi đó ở các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, sản lượng này ở mức 125-340 quả/người/năm.

"Chăn nuôi gia cầm còn hạn chế trong liên kết sản xuất, mất cân đối cung - cầu do chăn nuôi nông hộ còn nhiều, giá thành sản phẩm cao, dịch bệnh luôn đe dọa", ông Toản nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy hàng loạt các chuỗi sản xuất, cung ứng đối với ngành chăn nuôi, làm giá nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi tăng 16-36%, trong khi đó giá sản phẩm đầu ra rất thấp. 

Cũng theo thống kê của Bộ NN&PTNT, thời gian qua, giá thịt lợn hơi xuất chuồng giảm nhưng giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng so với cùng kỳ 2020 (tăng từ 16-36%). Trong đó, tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc. Điều này khiến người chăn nuôi thiếu hụt vốn để duy trì sản xuất do tồn đọng nhiều sản phẩm không tiêu thụ được, lưu thông hàng hóa khó khăn nên sản phẩm quá lứa, ứ đọng với số lượng khoảng 30% (1,5-2 triệu con). 

Chi phí sản xuất phát sinh lớn, một bộ phận người dân, cơ sở phải dừng sản xuất, kinh doanh do không đủ nguồn lực tái sản xuất; việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh mô hình chuỗi liên kết bền vững  

Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã đi kiểm tra, khảo sát thực tế tại một số cơ sở chăn nuôi và tình trạng cung cầu thịt lợn trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trong điều kiện giá nguyên liệu tăng lên, một số nơi đã xuất hiện mô hình bà con tận dụng phế phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp để thay thế phần nào thức ăn công nghiệp, đây cũng là cách để giảm áp lực do giá nguyên liệu đầu vào tăng. 

Việc bà con tham gia vào mô hình hợp tác sẽ có nhiều thuận lợi, ví dụ như cùng chung nhau mua nguyên liệu đầu vào thì chi phí sẽ giảm xuống. Qua các hợp tác xã, ngành nông nghiệp sẽ nắm được thông tin, có thể tích hợp số liệu có độ chính xác hàng tuần, hàng tháng về nhu cầu của thị trường cũng như khả năng đầu cung, từ đó khớp với đầu cầu.

Bộ NN&PTNT nhìn nhận, để duy trì sản xuất, bảo đảm chăn nuôi lợn tăng trưởng ổn định, thời gian tới cần tiếp tục tăng cường tổ chức kết nối tiêu thụ, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại chăn nuôi mở rộng thị trường. Từ đó, đưa sản phẩm cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối sẵn có.

Bộ NN&PTNT cũng sẽ tăng cường tổ chức hướng dẫn các hộ chăn nuôi sử dụng các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có sẵn tại địa phương như cám, ngô, sắn… tự phối trộn để giảm giá thành; đồng thời, đưa ra mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Đặc biệt, để góp phần giữ nhịp tăng trưởng ngành chăn nuôi, ổn định đời sống cho nông hộ, tại Hội nghị trực tuyến "Triển khai các giải pháp ổn định sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi" chiều 25/10, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh, ngành chăn nuôi phải xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ. 

"Đây là đòi hỏi trước mắt và lâu dài để chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng. Nếu để sản xuất nhỏ lẻ sẽ không chỉ rất khó đảm bảo về tiêu thụ mà kể cả phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học", ông Tiến nói.

Bên cạnh đó, để phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước, ông Vũ Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc cấp cao Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất các thành phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

"Cần có chính sách để nông dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, có cơ hội tái chăn nuôi, nhất là sau thua lỗ trong thời gian dịch Covid-19", ông Tuấn đề xuất.

Về định hướng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, các địa phương khẩn trương chỉ đạo triển khai mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, tăng cường chăn nuôi theo hướng hữu cơ trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn. Tăng cường sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, chế biến sâu để nâng cao giá trị.

"Cần tăng cường xây dựng liên kết ngang như thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác... để tiếp cận vào chuỗi của các doanh nghiệp, chủ động tiêu thụ sản phẩm và cân đối cung cầu. Địa phương tổ chức kết nối, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, công ty chăn nuôi mở rộng thị trường, đưa sản phẩm cung ứng trực tiếp thông qua hệ thống phân phối sẵn có", ông Trọng nhận định. 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm