Thứ hai, 19/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Phấp phỏng 'quả bóng nợ' BOT giao thông: Ngân hàng còn mặn mà cho vay?

Hồng Gấm
- 21:25, 25/10/2021

(DNTO) - Doanh thu thu phí liên tục thiếu trước, hụt sau, thậm chí không đủ trả nợ gốc và lãi vay đến hạn, nhiều dự án BOT giao thông đang trở thành gánh nặng cho các tổ chức tín dụng khi "mở hầu bao" cho phân khúc này.

Cho vay các dự án BOT, BT giao thông luôn được ngành ngân hàng đánh giá là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phải kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: TL.

Cho vay các dự án BOT, BT giao thông luôn được ngành ngân hàng đánh giá là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phải kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: TL.

Khoảng 50% số lượng dự án BOT giao thông hụt vốn khiến ngân hàng ngán ngẩm

Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng với dự án BT, BOT giao thông đang đối mặt với khả năng nợ xấu tiếp tục tăng lên do năng lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế, khó có khả năng hỗ trợ dự án.

Tại Hội thảo trực tuyến: “Giải pháp tài chính đầu tư đường bộ cao tốc - Lựa chọn kênh tiếp cận” ngày 25/10, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng Các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho hay, các dự án cho vay BOT triển khai mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 2011-2015, tập trung lớn nhất ở 2 ngân hàng là BIDV và Vietinbank.

"Tính đến ngày 30/6/2021, dư nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) đối với các dự án BOT giao thông khoảng 105 nghìn tỷ đồng", ông Bắc thông tin.

Tin nên đọc

Ông Bắc cho rằng, việc các ngân hàng đầu tư vốn cho vay đã góp phần tạo diện mạo mới cho cơ sở hạ tầng giao thông, tuy nhiên, việc cho vay còn nhiều khó khăn vướng mắc. 

Cụ thể, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, trong khi các dự án BOT giao thông có thời gian thu hồi vốn dài hạn chủ yếu từ 10 đến 20 năm, thậm chí hơn 20 năm.

Thêm vào đó, năng lực nhà đầu tư tham gia hạn chế, chưa có khả năng hỗ trợ dự án trong trường hợp có những biến động trái chiều, việc thu hồi nợ vay gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

"Tháng 2/2021, tỷ lệ nợ xấu tín dụng BOT giao thông tăng gấp 4 lần tỷ lệ nợ xấu chung của các TCTD đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, hiện có khoảng 50% số lượng dự án do các TCTD tài trợ vốn có doanh thu phí không đạt như tài chính ban đầu, nên khả năng nợ xấu sẽ tiếp tục phát sinh trong thời gian tới", ông Bắc cho hay.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hưng, Giám đốc Ban Tài trợ Dự án, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chia sẻ, trong thời gian qua, các dự án BOT giao thông đã bộc lộ nhiều khó khăn vướng mắc. Trong đó liên quan đến vấn đề về cơ chế chính sách, khiến nhiều dự án không đảm bảo phương án tài chính, doanh thu không đạt theo dự kiến hợp đồng; nhiều dự án không có nguồn thu để trả nợ vay.

"Chính vì vậy nhiều ngân hàng đã phải sử dụng các biện pháp cứu trợ như cơ cấu nợ, điều chỉnh thời hạn trả nợ. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của ngân hàng", ông Hưng thông tin.

Trong khi đó, ông Hưng cho rằng cân đối rủi ro giữa các lợi ích của lĩnh vực BOT thì việc cho vay hiện nay chưa tương xứng với lợi ích của các ngân hàng, trong khi rủi ro hiện hữu ngay trước mắt.

"Qua khảo sát của chúng tôi, hiện nay rất nhiều dự án có lưu lượng xe không đạt theo dự báo tài chính ban đầu. Có dự án phải dừng thu phí do sự phản đối của người dân, hoặc thường xuyên hỏng hóc do vi phạm tài trợ, dẫn đến doanh thu giảm, chi phí gia tăng và nguồn thu từ dự án không đủ trả nợ gốc và lãi ngân hàng", ông Hưng nói.

Cũng theo ông Hưng, các ngân hàng đã nhiều lần có văn bản kiến nghị đến cơ quan chức năng để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Tuy nhiên, hiện những khó khăn trên vẫn chưa được xử lý một cách chính đáng, đang dồn hết gánh nặng lên vai các nhà đầu tư, các ngân hàng tài trợ vốn, điều này khiến các ngân hàng "nhụt chí" trong việc xem xét tham gia vào các dự án BOT giao thông trong thời gian tới.

Để ngân hàng không ngại mở "hầu bao" với các dự án BOT trong thời gian tới

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Bắc cho rằng trước đây, các ngân hàng rất hồ hởi tham gia vào các dự án BOT giao thông, cho vay tích cực nhưng sau một thời gian nhận thấy phát sinh quá nhiều vấn đề.

“Muốn để ngân hàng mở hầu bao, chúng ta phải thay đổi cơ chế chính sách để tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà họ đang gặp phải”, ông Bắc nói.

Theo ông Bắc, các ngân hàng không mặn mà cho vay bởi vì rủi ro lớn, thể hiện ở nợ xấu cao. Bản thân các ngân hàng là những đơn vị huy động vốn trong nền kinh tế, huy động tiền tiết kiệm để cho vay, khi đầu tư vốn tín dụng, họ cũng phải tính đến việc thu hồi để có tiền hoàn trả lại cho người gửi tiết kiệm. Do đó, một là phải mang lại hiệu quả cho TCTD; hai là việc cho vay không quá rủi ro cho các ngân hàng.

"Làm sao để có những dự án thực sự an toàn, tiềm năng khiến ngân hàng cảm thấy thích thú hơn khi "xuống tiền", bởi đầu tư cho giao thông là đầu tư mang tính chất giải hạn, trong khi đó câu chuyện thu hồi vốn trong 20 năm cũng phải tính đến những rủi ro bất thường", ông Bắc nêu giải pháp.

"Làm thế nào để các dự án an toàn hiệu quả?", ông Bắc đặt vấn đề và cho rằng phải thu hút được các nhà đầu tư lớn. Tuy nhiên vừa qua, các dự án giao thông khi kêu gọi vốn, đấu thầu lại có rất ít nhà đầu tư tiềm lực tài chính, hầu như họ đều đứng ngoài cuộc.

“Chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao lại như thế, chứng tỏ nó chưa hấp dẫn đối với khu vực tư nhân”, ông Bắc nhấn mạnh và cho rằng nên để cơ chế thị trường tự vận hành và không nên can thiệp hành chính vào việc này. Bởi lẽ, nếu việc can thiệp không đúng sẽ gây ra sự méo mó và tạo nên hệ lụy.

"Chẳng hạn, nếu các ngân hàng thương mại cho vay mà không thu hồi vốn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế phục vụ sản xuất kinh doanh", ông Bắc phân tích.

Đồng thời, cần có cơ chế đảm bảo rủi ro để các ngân hàng yên tâm cho vay; cơ chế này cần được áp dụng ngay ở khâu quyết định chủ trương đầu tư với dự án.

"Theo tôi, có một thỏa thuận rộng rãi giữa các đối tác tài trợ và các nhà phát triển quốc tế rằng mô hình phân bổ rủi ro cần phải thay đổi. Mô hình PPP cần phân bổ rủi ro cho một bên có thể chịu rủi ro đó. Ví dụ như rủi ro giao thông, rủi ro thu hồi đất, và những rủi ro này cần được Chính phủ quan tâm. Thay vào đó, khu vực tư nhân có lợi thế hơn khi có rủi ro xây dựng hoặc rủi ro vận hành và quản lý. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có một sự hiểu biết chung rằng mô hình PPP cần phải được thay đổi và nhờ đó, Việt Nam có thể tạo ra nhiều vốn hơn từ khu vực tư nhân", ông Bắc cho hay.

Ở góc độ ngân hàng thương mại, ông Hưng cho rằng khi tính toán phương án tài chính của dự án BOT, ngân hàng chủ yếu tính toán vào doanh thu từ phí đường bộ mà hầu như chưa tính toán thu phí từ các cấu phần khác như thu phí quảng cáo... đây cũng là nguồn doanh thu tốt để bổ sung phương án tài chính của dự án.

Ngoài ra, cũng theo ông Hưng, nên đẩy mạnh giao thương để có thể triển khai các dự án khu công nghiệp, bất động sản dọc theo dự án BOT. Việc triển khai dự án vệ tinh xung quanh cũng giúp cho lưu lượng xe của các dự án BOT gia tăng. Đồng thời, nên cho các chủ đầu tư vào dự án BOT tham gia vào các dự án vệ tinh này như nhà đầu tư chính hoặc cổ đông chính. Điều này giúp cho việc đánh giá các dự án BOT khả quan hơn, khiến ngân hàng cũng mạnh dạn hơn khi đầu tư vào các dự án này.

"Đặc biệt, cần tách bạch giữa khâu đầu tư và thu phí giúp minh bạch hóa và kiểm soát nguồn thu cho cả các TCTD cũng như nền kinh tế", ông Hưng nhấn mạnh.

Nêu thêm giải pháp, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc cho phép tăng giá sử dụng đường bộ đang rất cấp bách, nhằm xả bớt áp lực từ các “quả bóng nợ” BOT giao thông.

“Ngoài việc cứu các nhà đầu tư, cứu các ngân hàng, việc xử lý dứt điểm tồn tại của các dự án BOT giao thông được triển khai trong giai đoạn 2012 - 2018 còn giúp lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước để họ tiếp tục bỏ vốn vào các dự án đường cao tốc trong thời gian tới”, ông Quyền nhận định.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Xem thêm