Thứ năm, 15/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhiều quy định mới từ EU tác động đến doanh nghiệp Việt

Huyền Trang
- 11:30, 26/10/2021

(DNTO) - Bộ Công thương vừa tổng hợp một số quy định của EU ban hành trong quý 3/2021 liên quan đến tiếp cận thị trường để doanh nghiệp Việt kịp thời nắm rõ và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu với thị trường này.

Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam sẽ phải có sự điều chỉnh về sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh EU thay đổi nhiều quy định liên quan đến nhập khẩu. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam sẽ phải có sự điều chỉnh về sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh EU thay đổi nhiều quy định liên quan đến nhập khẩu. Ảnh: T.L.

Nhóm quy định về thực phẩm

Quy định (EU) 2021/1110, ngày 6/7/2021 về việc sửa đổi Phụ lục II và III của Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng Liên quan đến mức dư lượng tối đa đối với ametoctradin, bixafen, fenazaquin, Spinetoram, tefluthrin và thiencarbazone-methyl trong hoặc trên một số các sản phẩm thực phẩm. Sửa đổi này áp dụng từ 27/1/2022.

Ngày 15/7/2021, Ủy ban châu Âu ban hành Quy định Thực thi mới số 2021/1165 (Commission Implementing Regulation (EU) 2021/1165) về việc ban hành danh mục các sản phẩm, các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Quy định mới này thay thế Quy định của Ủy ban châu Âu (EC) số 889/2008 về việc Quy định Chi tiết về sản xuất hữu cơ và dán nhãn các sản phẩm hữu cơ liên quan đến sản xuất, dán nhãn và kiểm soát hữu cơ (Regulation (EC) No 889/2008).

Ngày 10/8, EU ra thông báo sửa đổi Quy định số 1881/2006 liên quan đến quy định về mức tối đa của chất cadmium có trong một số thực phẩm nhất định như rau, củ quả và gạo, thịt.

Quy định số 2021/1408 ngày 27/8/2021 về việc sửa đổi Quy định (EC) No 1881/2006 quy định mức tối đa chất tropane alkaloids trong một số loại thực phẩm.

Quy định (EU) 2021/1531, ngày 17/9/2021 quy định các chất aclonifen, acrinathrin, Bacillus pumilus QST 2808, ethirimol, penthiopyrad, picloram và Pseudomonas sp. strain DSMZ 13134 có trong một số sản phẩm thực phẩm.

Quy định EC 2021/1807 sửa đổi Quy định No 396/2005 của EU về dư lượng tối đa chất acibenzolar-S-methyl, aqueous chiết xuất từ hạt nẩy mầm của cây Lupinus albus ngọt, azoxystrobin, clopyralid, cyflufenamid, fludioxonil, fluopyram, fosetyl, metazachlor, oxathiapiprolin, tebufenozide and thiabendazole ở một số sản phẩm thực phẩm.

Quy định (EU) 2021/1703 ngày 13/7/2021 sửa đổi Quy định (EU) 2020/692 liên quan đến các yêu cầu đối với sức khỏe động vật khi các sản phẩm có nguồn gốc động vật trong các sản phẩm tổng hợp nhập vào EU.

Quy định (EU) 2021/1804, ngày 12/10/2021 sửa đổi Phụ lục II của Quy định (EC) số 396/2005 về mức dư lượng tối đa đối với bentazone trong đậu Hà Lan có vỏ.

Quy định (EU) số 2021/1378, ngày 19/8/2021 đưa ra các quy tắc nhất định liên quan đến giấy chứng nhận cấp cho các nhà khai thác, nhóm các nhà khai thác và nhà xuất khẩu ở các nước thứ ba liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ, chuyển đổi vào liên minh và thiết lập danh sách các cơ quan kiểm soát và cơ quan này được công nhận phù hợp với Quy định (EU ) 2018/848 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng.

Quy định về đánh thuế Carbon

Ngày 14/7/2021, Ủy ban châu Âu đã ban hành Đề xuất Quy định của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về thiết lập cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (a carbon border adjustment mechanism - CBAM). CBAM sẽ có hiệu lực đầy đủ vào ngày 1/1/2026.

Từ ngày 1/1/2023, các điều khoản chuyển tiếp sẽ áp đặt nghĩa vụ báo cáo đối với nhà nhập khẩu khi họ nhập khẩu hàng hóa có liên quan. Dưới nghĩa vụ này, nhà nhập khẩu cần phải báo cáo với cơ quan quốc gia nhập khẩu tổng khối lượng hàng hóa liên quan được nhập khẩu, phát thải bao hàm liên quan và bất kỳ giá carbon phải trả tại nước xuất xứ.

Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU thời gian tới sẽ tiếp tục được trợ lực bởi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ảnh: T.L.

Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU thời gian tới sẽ tiếp tục được trợ lực bởi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ảnh: T.L.

Quy định thuế

Quy định (EU) 2021/1784, ngày 8/10/2021 áp đặt thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu nhôm cán phẳng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Quy định (EU) số 2021/1805, ngày 12/10/2021 áp đặt thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu thép cuộn có xuất xứ từ Trung Quốc sau khi xem xét hết hạn theo Điều 11 (2) của Quy định (EU) 2016/1036.

Ngày 22/9, Ủy ban châu Âu đã công bố đề xuất xem xét lại Chương trình Ưu đãi chung (GSP) của Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2024-2034. Cơ quan Điều hành EU khuyến nghị mở rộng danh sách các công ước mà các nước GSP + cần phê chuẩn từ 27 lên 32, đẩy nhanh quá trình rút lại ưu đãi trong trường hợp không tuân thủ và sửa đổi các cơ chế tự vệ hiện tại.

Quy định hợp tác quốc tế

Tháng 9, EU đưa ra chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương. EU đang triển khai Global Gateway - được cho là đối trọng với Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Pháp và Đức đã phát triển các chiến lược quốc gia về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tạo tiền đề cho cách tiếp cận toàn khu vực đối với một khu vực trải dài từ Đông Phi đến châu Đại Dương và Đông Bắc Á. Thông tin chung về chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ-Thái Bình Dương tiếp tục nhấn mạnh các mối quan tâm thương mại mới của EU như khả năng phục hồi và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

“EU tiếp tục quan tâm đến cam kết hơn nữa với ASEAN và các quốc gia thành viên, bao gồm thông qua việc có thể nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Malaysia, Philippines và Thái Lan, khi các điều kiện phù hợp và cuối cùng là đàm phán hiệp định khu vực” - tài liệu vừa được công bố cho biết EU đang tìm kiếm các thỏa thuận đối tác kỹ thuật số với Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Hội đồng Công nghệ và Thương mại EU-Hoa Kỳ (TTC) đã họp lần đầu tiên tại Pittsburgh vào ngày 29/ 9/2021. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ tái khẳng định các mục tiêu của TTC là: Phối hợp các phương pháp tiếp cận đối với các vấn đề công nghệ, kinh tế và thương mại toàn cầu quan trọng; làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế và thương mại xuyên Đại Tây Dương dựa trên các chính sách mà các giá trị dân chủ được chia sẻ.

Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp cũng cho thấy mối lo ngại tiềm ẩn là không thấy sự gia tăng các rào cản thương mại lẫn nhau sau đại dịch.

EU hiện là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 27,67 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Những thay đổi của EU sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với các đối tác, trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp Việt cần chú ý nắm bắt thông tin và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp. 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 10/5 tới đây, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc gặp tại Geneva, Thụy Sĩ nhằm thảo luận về căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây bất ngờ vào ngày 6/5 (giờ Mỹ) khi tuyên bố rằng Mỹ không cần phải ký kết thỏa thuận với các đối tác thương mại. Ông lập luận rằng Mỹ là "cửa hàng lớn nhất thế giới" và có thể tự đặt ra các điều khoản thương mại mà không cần ký kết các thỏa thuận chính thức.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đến nay, cơ quan thuế đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
1 tuần
Xem thêm