Chủ nhật, 28/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Hiện, chi phí logistics trong giá thành sản phẩm nông nghiệp của nước ta chiếm từ 12-38%, đây là con số rất cao so với các nước trong khu vực. Điều này đòi hỏi hệ thống logistics phải sớm hoàn thiện rộng khắp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Hải quan Côn Minh (Trung Quốc), thống nhất sẽ triển khai cửa khẩu thông minh, xuất nhập khẩu một cửa để thúc đẩy thương mại, thông quan hàng hóa, nông sản được nhanh hơn.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, bên cạnh việc xây dựng chuỗi xuất khẩu, các địa phương, vùng nguyên liệu cần hết sức quan tâm đến xây dựng chuỗi liên kết, đưa sản phẩm vào các nhà máy chế biến để tạo lập hệ sinh thái tiêu thụ nông sản.
"Hiện nay, các sản phẩm trái cây như thanh long, xoài, dưa hấu, mít…, đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ qua đường bộ. Đường thủy lại mắc việc thiếu vỏ container. Vì vậy, các đơn vị cần phối hợp cùng tháo gỡ. Tất cả phải vào cuộc vì thương hiệu nông sản Việt”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nói.
"Tiềm năng của thị trường nội địa rất lớn, Chính phủ cũng đã có chủ trương đa thị trường, đa lợi Chúng ta cần có định hướng phù hợp, cân đối thị trường xuất khẩu và nội địa để tránh rủi ro trong xuất khẩu, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
“Không có vùng nguyên liệu đạt chuẩn, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ luôn e ngại khi rót vốn vào địa phương. Đây chính là nút thắt quan trọng nhất cần đặc biệt chú trọng đầu tư và nâng cấp để nâng cao giá trị nông sản cũng như tạo sinh kế cho bà con”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.
“Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, ngoài việc biểu dương những chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn, chất lượng, cũng cần loại bỏ những chuỗi không đảm bảo yêu cầu. Chúng ta tạo điều kiện để kết nối cung cầu nhưng cũng phải kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Ngày 16/10, tại Diễn đàn "Kết nối tiêu thụ nông sản tỉnh Đồng Tháp năm 2021", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định cần xây dựng kênh thương mại điện tử chuyên biệt để tiêu thụ sản phẩm OCOP cho tỉnh Đồng Tháp, tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ tìm, dễ mua, dễ tiếp cận sản phẩm.
"Chúng ta không thể quản lý an toàn thực phẩm theo lối mòn, cần phải thay đổi tư duy, không nên cắt khúc quy trình quản lý an toàn thực phẩm mà phải xây dựng theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, lưu thông, đóng gói đến khi tới tay người tiêu dùng", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
"Các Sở NN&PTNT tiếp tục nắm sát các đầu mối nông sản, để kịp thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Không để tồn tại nghịch lý là địa phương nói còn hàng rất nhiều, nhưng doanh nghiệp lại "khát" nguyên liệu sản xuất", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam yêu cầu.
Con tôm có thể gọi là "át chủ bài" của ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, chiếm tới 91% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, khiến nguy cơ đứt gãy toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu đang hiển hiện trước mắt.