Thứ năm, 26/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chi phí sản xuất cao khiến sản phẩm 'Made in Vietnam' khó bán cả ở nội địa

Huyền Trang
- 15:28, 12/12/2023

(DNTO) - Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.

 

Giảm chi phí và nâng cao năng lực sản xuất là điểm quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, điện tử, công nghệ Việt Nam. Ảnh: T.L.

Giảm chi phí và nâng cao năng lực sản xuất là điểm quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, điện tử, công nghệ Việt Nam. Ảnh: T.L.

 

Sản xuất còn yếu khiến chi phí neo cao

Lancs Network là đơn vị chuyên sản xuất các thiết bị mạng và cung cấp giải pháp an toàn thông tin mạng. Trên thị trường, sản phẩm của công ty này cạnh tranh trực tiếp với các “ông lớn” như Cisco, Juniper. Trong Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ Mạng Lancs Việt Nam (Lancs Network) cho biết, thực tế, việc sản xuất sản phẩm công nghệ “Make in Việt Nam” để cạnh tranh về giá thành rất khó.

Lấy ví dụ trong sản xuất tại doanh nghiệp mình, ông Thành cho biết, hiện doanh nghiệp đang đặt sản xuất ở một nhà máy nội địa tương đối lớn. Nhưng khi sản xuất sản phẩm, bản thân Lancs Network vẫn phải nhập khẩu từng con trở, con tụ về cho họ. Ngay cả quy trình lắp ráp, hàn, đơn vị này cũng phải xây dựng. Bởi khi hàn, tỉ lệ hỏng trong lắp ráp rất cao, lên tới hơn 10%.

“Rõ ràng công nghiệp sản xuất Việt Nam còn yếu”, ông Thành bày tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có thể mua các chip chính từ hãng, các chip phụ trợ có thể mua trước theo lô, cất kho dùng dần, giúp giảm giá thành đáng kể. Nhưng với các công ty như Lancs Network, ngoài câu chuyện cạnh tranh về giá thành, còn phải cạnh tranh về tính năng, cụ thể là “deep processing” (xử lý sâu). Đơn giản là cùng một con chip với cùng cấu hình, chúng ta thêm được nhiều tính năng hơn.

“Giá thành chip từ 5 đồng, các hãng lớn dùng chip đó cho dòng sản phẩm cấp thấp, thì mình dùng với dòng tương tự nhưng đạt tính năng tương ứng với dòng sản phẩm cấp trung của họ. Ví dụ giá sản phẩm tầm trung của Lancs Network bằng giá sản phẩm tầm thấp của doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ cạnh tranh rất tốt”, ông Thành nói.

Ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc phát triển kinh doanh của MediaTek, nhà cung cấp chipset cho thiết bị điện thoại lớn nhất thế giới, đứng thứ 7 toàn cầu về doanh thu trong ngành bán dẫn, cho biết hiện ở Việt Nam, những đơn vị có thể làm ra hàng triệu sản phẩm bán ở thị trường nội địa như VNPT, Viettel là rất hiếm hoi.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường có suy nghĩ dùng dây chuyền sản xuất nội địa để tạo ra sản phẩm “Made in Vietnam”, nhưng về mặt cạnh tranh toàn cầu thì cần suy nghĩ lại. Bởi khi MediaTek khảo sát nhà máy của Việt Nam, chi phí sản xuất của họ vẫn cao hơn các nhà máy ở Trung Quốc, Đài Loan, thậm chí cao hơn các nhà máy Trung Quốc, Đài Loan ở Việt Nam khi cùng sản xuất một sản phẩm. 

“Chi phí đó sẽ tính và chi phí hoàn thiện sản phẩm, khi mang ra cạnh tranh ở thị trường quốc tế, giá sản phẩm sẽ tăng lên”, ông Châu cho biết.

Xem xét lại định nghĩa “Made in Vietnam”

Các chuyên gia cho biết tiêu chí

Các chuyên gia cho biết tiêu chí "Made in Vietnam" nên cởi mở hơn để doanh nghiệp nội có thể kết hợp với nguồn lực ngoại phát triển sản phẩm của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Mặc dù năng lực sản xuất nội địa còn yếu trong khi chi phí sản xuất vẫn cao nhưng với doanh nghiệp như Lancs Network, muốn sản phẩm đạt tiêu chí “Made in Vietnam” vẫn phải tuân thủ quy định.

Ông Thành cho biết, định nghĩa “Made in Vietnam” với ngành hàng điện tử quy định phần cứng “Made in Vietnam” thì khâu hàn ráp bắt buộc ở Việt Nam. Trong khi thực tế một sản phẩm thiết bị mạng của doanh nghiệp này, chi phí phần cứng so với phần mềm rẻ hơn rất nhiều, chỉ chiếm 10-20% giá trị. Vậy liệu có thay đổi được định nghĩa “Made in Việt Nam” hay không.

“Chúng tôi sản xuất sản phẩm, tự thiết kế, 100% kết cấu của chúng tôi nhưng chỉ vướng là nếu chúng tôi không hàn ráp ở Việt Nam thì sản phẩm không được coi là sản phẩm ‘Made in Vietnam’. Như vậy liệu có bị lệch giữa chính sách và thực tế hay không”, ông Thành đặt câu hỏi.

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý khu Công nghệ TP. HCM cũng kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét lại định nghĩa “Made in Vietnam”. Bởi trong bối cảnh toàn cầu hoá, phân công lao động rất sâu sắc, nơi nào làm  tốt phần nào nên ưu tiên làm tại nơi đó. Ví dụ Trung Quốc ưu thế sản xuất giá rẻ nên tận dụng, còn tại Việt Nam sẽ phát triển khâu thiết kế, phát triển sản phẩm mẫu, kiểm nghiệm thị trường, sau đó đặt sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc, thì bài toán giá thành sẽ được giải quyết. 

“Chúng ta đang bước vào thời đại sản xuất được trí tuệ nhân tạo. Tức sáng tạo mới là đầu ra quan trọng của ngành công nghiệp sản xuất. Vì vậy cần có tư duy lại về chính sách”, ông Thi nói.

Đồng tình với quan điểm này, đại diện MediaTek cho biết các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp Trung Quốc ở ngay thị trường nội. Chưa kể khi ra nước ngoài, ở các thị trường nhỏ như Myanmar, Campuchia, cũng sẽ cạnh tranh với những doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc rất lớn. Trong khi mong muốn cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là bán được hàng, cả ở thị trường Việt Nam cho đến quốc tế với đơn vị hàng chục triệu bộ. Vì vậy quy định “Made in Vietnam” nên cởi mở hơn để tạo ra cơ hội hợp tác để tạo ra các sản phẩm có thể cạnh tranh được.

“Chúng ta phải cạnh tranh nhưng cũng phải hợp tác, thậm chí hợp tác với ngay đối thủ cạnh tranh của mình. Chúng tôi hiện đang kết nối cả doanh nghiệp trong nước với các nhà sản xuất, nhà thiết kế nước ngoài để cùng nhau tham gia quá trình thiết kế, sản xuất, hoàn thiện sản phẩm đó. Như vậy sẽ mở ra cơ hội lớn hơn, tốt hơn cho chính các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh ở thị trường nội cho đến quốc tế”, ông Châu nói. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phiên giao dịch ngày 3/6/2025 (giờ Mỹ) đã khắc sâu vào lịch sử tài chính toàn cầu, khi cổ phiếu của nhà sản xuất chip Nvidia tăng 2,8%, đẩy vốn hóa thị trường của công ty lên mức ấn tượng 3.450 tỷ USD. Ngược lại, gã khổng lồ phần mềm Microsoft chỉ nhích nhẹ 0,2%, dừng ở 3.440 tỷ USD.
3 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
2 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
2 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
3 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
3 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
4 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
4 tháng
Chuyển đổi số
Tại Việt Nam, ứng dụng Gen AI vào ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng nó cũng được kì vọng sẽ mang lại chuyển mình đáng kể của các ngân hàng.
4 tháng
Chuyển đổi số
Có thể làm việc 24/24, không phụ thuộc vào cảm xúc, tự động hóa các công việc tẻ nhạt và lặp lại, giảm bớt chi phí và lỗi mà con người có thể mắc phải… AI đang được ứng dụng nhiều hơn trong các nhà máy để thay thế lao động phổ thông, giúp các nhà máy trở nên thông minh hơn.
4 tháng
Chuyển đổi số
Google, Microsoft, Meta… và các công ty công nghệ lớn sẽ tiếp tục đốt nóng cuộc đua đầu tư vào AI trong năm 2025. Nhưng họ cần nhiều nỗ lực hơn ngoài việc gia tăng tài chính và công nghệ.
5 tháng
Chuyển đổi số
Liệu con người có mất kiểm soát đối với các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến không? Ba sự kiện diễn ra vào cuối năm 2024 khiến chúng ta lo ngại.
5 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh thị trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu người tiêu dùng không ngừng thay đổi, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của mình thông qua việc hợp tác toàn diện với Tập đoàn FPT trong lĩnh vực chuyển đổi số.
5 tháng
Chuyển đổi số
Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
5 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số hiện không còn là một tùy chọn mà là một yêu cầu bắt buộc. Lean Helper dẫn đầu trong chuyển đổi này, cung cấp các giải pháp số hóa tiên tiến được thiết kế riêng cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Bộ dịch vụ toàn diện của chúng tôi được thiết kế để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
5 tháng
Chuyển đổi số
Founder Nguyễn Anh Tuấn cùng đội ngũ VTGO đã xây dựng một sàn vận tải, thông qua số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động thuê xe tải, tạo ra nền tảng cho phép nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau trên nền tảng đó, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và giá thành cước vận chuyển.
5 tháng
Xem thêm