Thứ năm, 10/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Công nghệ AI ‘Made in Vietnam’: Cứ 2 năm phải đổi mới một lần để cạnh tranh với hàng ngoại 

Huyền Trang
- 18:25, 11/12/2023

(DNTO) - Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.

 

Sản phẩm công nghệ Việt Nam hiện đã có thể tự tin cạnh tranh với các đối thủ ngoại. Ảnh: T.L.

Sản phẩm công nghệ Việt Nam hiện đã có thể tự tin cạnh tranh với các đối thủ ngoại. Ảnh: T.L.

Hàng Việt hiểu người Việt 

Sau 7 năm phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số trong nông nghiệp, NextX – startup phần mềm dịch vụ Việt Nam hiện đã có 10.000 khách hàng tại 3 quốc gia.

Ông Trần Quang Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Tương lai NextX cho biết chuyển đổi số trên thế giới thay đổi rất nhanh và ngay cả ở Việt Nam cũng cạnh tranh rất lớn, buộc doanh nghiệp trong lĩnh vực này không ngừng thay đổi. Chỉ 1-2 năm nếu doanh nghiệp không cập nhật thì chắc chắn công nghệ sẽ lạc hậu. Đặc biệt AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ đóng vai trò chủ đạo về nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp trong năm tới.

“3-4 năm trước, chúng tôi triển khai NextFarm, khi cạnh tranh với một số đơn vị nước ngoài ở Việt Nam, chúng tôi chỉ cần công nghệ IoT (internet vạn vật) là đủ, tức nền tảng điều chỉnh dinh dưỡng, quản lý cây trồng, vật nuôi thôi. Trong 1-2 năm gần đây, chúng tôi phải phát triển thêm giải pháp AI để hỗ trợ công nghệ IoT, sau khi có thêm nhiều dữ liệu lớn. Đầu tiên giải pháp AI phân tích về sâu bệnh”, ông Cường cho biết trong Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2023, hôm 11/12.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, khi Chính phủ đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số, các doanh nghiệp chuyển đổi số,  thì các doanh nghiệp phần mềm, công nghệ nước ngoài tràn vào nhiều hơn, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Ông Lại Hữu Thanh, Giám đốc Sản phẩm Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông Elcom cho biết trong AI, ngoài mô hình được ví như “bộ óc” thì dữ liệu được xem như “vàng”. Nếu doanh nghiệp có nguồn dữ liệu lớn sẽ có cơ sở cạnh tranh với các sản phẩm ngoại.

Khi doanh nghiệp xác định nghiên cứu AI thì bộ phận R&D và lãnh đạo phải xuất pháp từ thế mạnh của doanh nghiệp. Trước đây Elcom tham gia phát triển giải pháp thu phí tự động trên các đường cao tốc. Nhờ vậy, doanh nghiệp thu thập nguồn dữ liệu về biển số xe, các loại xe rất lớn.

Hiện doanh nghiệp đang phát triển giải pháp giám sát và điều hành giao thông, camera thông minh, cân tải trọng tự động... ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đại diện Elcom cho biết dù chưa thể sánh với FPT hay Viettel nhưng doanh nghiệp biết được thế mạnh của mình và chọn điểm đột phá là AI trong mảng thị giác (nhận diện vật thể).  

“Hiện trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có sản phẩm bắn tốc độ của doanh nghiệp Italia. Ban đầu chúng tôi cũng mua sản phẩm này về nghiên cứu. Sản phẩm này bắt phương tiện ô tô rất tốt, nhưng bài toán đặc thù của giao thông Việt Nam là trên đường cao tốc có xe máy, có người, vật đi vào. Hay camera giám sát vi phạm Nghị định 100, vượt đèn đỏ của họ không giám sát xe máy, trong giám sát xe máy cũng không giám sát người điều khiển có đội mũ bảo hiểm hay không, hay có đủ gương hay không. Do đó các kĩ sư Việt có thế mạnh hơn trong việc tập trung giải quyết vấn đề của Việt Nam”, ông Thanh nói.

Nói về các đối thủ nước ngoài, ông Nguyễn Hoàng Giáp, sáng lập Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ cao VAS khẳng định sản phẩm của doanh nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam.

Bởi doanh nghiệp, nhà máy Việt Nam đa phần muốn chuyển đổi số nhưng giả pháp nước ngoài quá tốn kém, đòi hỏi trình độ kỹ sư vận hành cao, lại khó khăn trong liên thông dữ liệu và quản lý nguồn lực.

VAS đã dành 5 năm nghiên cứu nền tảng “Made in Vietnam”, ứng dụng robot, camera AI phát hiện sản phẩm lỗi và IoT công nghiệp để liên thông từ sản xuất lên quản lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm 4-8 nhân công ở mỗi hệ thống, giảm tỉ lệ sai sót.

Phải có nhiều hơn các sản phẩm “Made in Vietnam”

Phát triển sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp nội địa là động lực thúc đẩy kinh tế số đất nước. Ảnh: T.L.

Phát triển sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp nội địa là động lực thúc đẩy kinh tế số đất nước. Ảnh: T.L.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 2019 đến nay, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu tăng 32%, tỷ trọng “Made in Vietnam” tăng từ 21 lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng 43%. Hiện Việt Nam có trên 1.400 doanh nghiệp công nghệ số với doanh thu đang tiến đến mốc 10 tỷ USD.

Cũng trong phiên khai mạc Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2023, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh năm 2024 là năm thương mại hóa phát triển thương mại hóa 5G toàn quốc, tạo hạ tầng cho công nghiệp, đồng thời phát triển AI hẹp. Nếu không “Made in Vietnam”, nước ta không thể là nước phát triển, không thể tự cường và thịnh vượng.

“Công việc con người là nuôi dạy đứa con AI, mỗi người có một trợ lý ảo. Trợ lý không chỉ là tri thức của nhân loại mà còn mang bản sắc cá nhân”, Bộ trưởng Hùng nói.

Ông Trần Xuân Khôi, CEO Công ty Cổ phần VTI, các doanh nghiệp số ở nước ngoài đi trước Việt Nam rất lâu và họ được sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ. Ở 2 quốc gia mà VTI đang xuất khẩu dịch vụ phần mềm là Nhật Bản và Singapore, Chính phủ hỗ trợ 70% chi phí nếu các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp IT nội địa. Việc hỗ trợ này tăng tốc quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.

“Ở Việt Nam là đất nước đang phát triển có thể chưa nhiều ngân sách để hỗ trợ như vậy, nhưng nếu Chính phủ có chính sách hỗ trợ về truyền thông, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng sản phẩm công nghệ nội địa đã là sự hỗ trợ rất lớn cho các công ty công nghệ trong nước rồi”, ông Khôi khuyến nghị. 

Tin khác

Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tuần
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
2 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
3 tuần
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tại Việt Nam, ứng dụng Gen AI vào ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng nó cũng được kì vọng sẽ mang lại chuyển mình đáng kể của các ngân hàng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Có thể làm việc 24/24, không phụ thuộc vào cảm xúc, tự động hóa các công việc tẻ nhạt và lặp lại, giảm bớt chi phí và lỗi mà con người có thể mắc phải… AI đang được ứng dụng nhiều hơn trong các nhà máy để thay thế lao động phổ thông, giúp các nhà máy trở nên thông minh hơn.
2 tháng
Chuyển đổi số
Google, Microsoft, Meta… và các công ty công nghệ lớn sẽ tiếp tục đốt nóng cuộc đua đầu tư vào AI trong năm 2025. Nhưng họ cần nhiều nỗ lực hơn ngoài việc gia tăng tài chính và công nghệ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Liệu con người có mất kiểm soát đối với các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến không? Ba sự kiện diễn ra vào cuối năm 2024 khiến chúng ta lo ngại.
2 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh thị trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu người tiêu dùng không ngừng thay đổi, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của mình thông qua việc hợp tác toàn diện với Tập đoàn FPT trong lĩnh vực chuyển đổi số.
2 tháng
Chuyển đổi số
Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
2 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số hiện không còn là một tùy chọn mà là một yêu cầu bắt buộc. Lean Helper dẫn đầu trong chuyển đổi này, cung cấp các giải pháp số hóa tiên tiến được thiết kế riêng cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Bộ dịch vụ toàn diện của chúng tôi được thiết kế để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
2 tháng
Chuyển đổi số
Founder Nguyễn Anh Tuấn cùng đội ngũ VTGO đã xây dựng một sàn vận tải, thông qua số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động thuê xe tải, tạo ra nền tảng cho phép nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau trên nền tảng đó, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và giá thành cước vận chuyển.
2 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh cách mạng Công nghệ 5.0 đang diễn ra mạnh mẽ, APETECHS đã xuất hiện như một ngọn đèn sáng trong ngành công nghệ thông tin và số hóa tại Việt Nam. 
2 tháng
Chuyển đổi số
Ông Đào Trung Thành,  Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần triển khai một chiến lược toàn diện để đảm bảo mọi nhân viên tuân thủ các nguyên tắc đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công việc hàng ngày.
3 tháng
Xem thêm