Thứ sáu, 01/12/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sản xuất con chip 7nm tốn tới 300 triệu USD: Việt Nam chưa nên chạy theo các ‘cá lớn’

Huyền Trang
- 20:00, 11/11/2023

(DNTO) - Theo chuyên gia, với nguồn lực của Việt Nam hiện tại thì tham vọng hoàn thành chuỗi cung ứng chip nội địa là khá khó. Việt Nam nên tiếp tục  lợi thế là tham gia ở những khâu đơn giản để không làm khó mình.

Các quốc gia đều mong muốn sản xuất thành công các loại chip nhỏ 7nm, 3nm. Ảnh: T.L

Các quốc gia đều mong muốn sản xuất thành công các loại chip nhỏ 7nm, 3nm. Ảnh: T.L

Làm tốt ở khâu nhỏ đã là thành công

Trong toạ đàm “Chuỗi giá trị chip và cơ hội cho Việt Nam”, GS.TS Trần Xuân Hoài, Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã có nhiều chia sẻ liên quan chủ đề này.

Theo GS.TS Trần Xuân Hoài, hiện chuỗi cung ứng ngành bán dẫn rất phức tạp nên hiện chưa có nước nào tự chủ được bán dẫn. Vì vậy ở Việt Nam, nếu tự phát triển, Việt Nam có rất ít cơ hội phát triển công nghệ bán dẫn. Tuy nhiên, cuộc chiến Mỹ-Trung tác động đến ngành bán dẫn và các doanh nghiệp FDI chuyển về giúp chúng ta có thể học hỏi và phát triển.

Ông Hoài lấy ví dụ về một dự án sản xuất chip 7nm với tốc độ 26,2 TFLOPS cần tới 2 tỷ transistor (bóng bán dẫn). Ngoài ra cần tới 43 tác giả gồm 30 tiến sĩ, 13 thạc sĩ với thời gian thiết kế (FABLESS) là 5 năm, tổng kinh phí 300 triệu USD trong đó nhân lực 150 triệu USD.

Vì mức đầu tư cho sản xuất chip rất lớn nên theo GS Hoài, Việt Nam vẫn nên bắt đầu ở mức lắp ráp và đo kiểm, thiết kế và chế tạo. Sau đó, các startup có thể bắt đầu với khâu thiết kế chip ở thế hệ thấp.

“Có thể làm thuê hoặc các nhóm nhỏ có thể khởi nghiệp trong FABLESS từ Node > 29nm hay FPGA (mạch tích hợp cỡ lớn) ở mức thấp. Trung Quốc, Nga cũng đang làm như vậy”, GS Hoài khuyến nghị.

PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội dẫn chứng trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn, khâu thiết kế đang tạo ra 50% giá trị gia tăng. Hiện Mỹ vẫn là quốc gia dẫn dầu trong khâu này khi tạo ra các bộ xử lý tiên tiến như CPU, GPU, DSP, FPGA, vi mạch cao tần, băng gốc... Sau đó đến Hàn Quốc là quốc gia có thế mạnh về bộ nhớ RAM.

Trong khi đó, sản xuất phiến bán dẫn chỉ chiếm 24% giá trị gia tăng và  phần đóng gói, kiểm thử chiếm 6% giá trị gia tăng. Còn lại là các công nghiêp phụ trợ như phần mềm thiết kế và nhân Ips (4%), máy móc và công cụ (11%) và vật liệu (5%).

Vì vậy nếu Việt Nam làm tốt khâu thiết kế cũng là động lực rất lớn thúc đẩy ngành bán dẫn và kinh tế Việt Nam phát triển.

Chọn cách “đứng trên vai người khổng lồ”

Cung cấp tốt nhân lực chất lượng cao cho

Cung cấp tốt nhân lực chất lượng cao cho "đại bàng" FDI cũng là một thành công của Việt Nam ở giai đoạn hiên nay. Ảnh: T.L

Để duy trì một nhà máy bán dẫn như TSMC cần khoảng 60.000 nhân lực. Samsung năm 2021 có khoảng 10.000 kỹ sư làm R&D. Năm 2023, TSMC đang cần tuyển thêm 6.000 kỹ sư sản xuất bán dẫn. Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam dự báo cần tới 10.000 kỹ sư mỗi năm.

Vì vậy, trước mắt, Việt Nam nên làm tốt công việc cung cấp nhân lực cho “đại bàng” bán dẫn đang hoạt động ở đây. Bởi GS Hoài cho biết, khác với các ngành như dệt may hay thuỷ sản cần lượng lớn lao động trình độ thấp với mức lương 8-10 triệu đồng/tháng là có thể làm việc. Riêng ngành bán dẫn cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo một chuyên gia bán dẫn phải mất chu kỳ tới 10 năm. Vì vậy muốn rút ngắn quá trình này, cần có chính sách khuyến khích đội ngũ kĩ sư tốt nhất vào làm cho doanh nghiệp bán dẫn FDI để học hỏi.

“Kĩ sư có thể xin vào các công ty FDI làm công nhân cũng được để học hỏi và lấy kinh nghiệm của họ. Đài Loan, Hàn Quốc trước kia làm vậy và đã thành công. Vì đào tạo nhân lực quan trọng nhất vẫn là thầy dạy, trong khi các giáo sư ở Việt Nam nếu chưa qua thực tế về sản xuất chip cũng khó đào tạo được”, GS Hoài nói. 

Bên cạnh đó, theo vị giáo sư này, các trường đại học có thể chọn các kĩ sư tài năng ở các ngành liên quan như điện – điện tử, khoa học máy tính, vật lý kỹ thuật, tiến hành đào tạo thêm 6 tháng – 1 năm về chip. Nhưng quan trọng nhất vẫn phải có chính sách thu hút các chuyên gia nước ngoài đã có kinh nghiệm sản xuất chip về đào tạo.

Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện cũng phải kết hợp với doanh nghiệp trong ngành để đào tạo kĩ năng thực tế cho các kĩ sư. “Các doanh nghiệp đã có phòng thí nghiệm được đầu tư (phòng sạch, vi chế tạo...) mà nhà trường chưa có điều kiện đầu tư. Doanh nghiệp và nhà trường trở thành đồng hướng dẫn cho kỹ sư hoàn thiện đồ án và thực tập tốt nghiệp dựa trên dự án thực tế”, ông Minh nói.

Tin khác

Xu thế
Ngành thương mại điện tử đang đưa ra con số mục tiêu rất tham vọng để duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm, tiếp tục là ngành dẫn dắt nền kinh tế số.
1 tuần
Xu thế
Mất niềm tin của công chúng sau scandal FTX, ngành tiền tệ mã hóa đang chứng khiến giấc mơ “tiền tệ của tương lai” dần nhạt nhòa. Tuy vậy, họ vẫn còn có một giải pháp khác: Thối lui về hậu trường.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Hậu scandal FTX, các hãng trong ngành tiền tệ mã hóa đang tìm kiếm một hướng đi mới, trong đó vẫn còn nhen nhóm giấc mơ trở thành phương thức thanh toán chính thống.
2 tuần
Xu thế
Sau phiên tòa xét xử Sam Bankman-Fried, ngành tiền tệ mã hóa đang đứng ở một ngã rẽ khó lường. Họ phải chọn giữa việc tiếp tục theo đuổi giấc mơ trở thành phương thức thanh toán của tương lai, hay thoái lui về hậu trường.
2 tuần
Xu thế
Theo chuyên gia, với nguồn lực của Việt Nam hiện tại thì tham vọng hoàn thành chuỗi cung ứng chip nội địa là khá khó. Việt Nam nên tiếp tục  lợi thế là tham gia ở những khâu đơn giản để không làm khó mình.
2 tuần
Xu thế
Các “ông lớn” công nghệ đang nhận ra rằng việc chạy đua với nhau đang đốt rất nhiều nguồn lực, trong khi đó những cái bắt tay giải quyết cho họ nhiều việc tốt hơn.
3 tuần
Xu thế
AI (trí tuệ nhân tạo) đang tạo ra mạng lưới gồm dữ liệu, siêu máy tính, trung tâm dữ liệu... khổng lồ trên toàn cầu và ngày càng mở rộng.
1 tháng
Xu thế
Những trải nghiệm ở cửa hàng vật lý không còn đủ để kéo khách hàng đến với các thương hiệu thời trang. Khi công nghệ có mặt ở khắp mọi nơi, cách bán hàng của các gã tay chơi trong làng thời trang cũng phải thay đổi.
1 tháng
Xu thế
‘Xoá mù’ công nghệ giờ đây đã trở thành yêu cầu đối với các lao động tương lai nếu không muốn bị thay thế bởi các đối thủ hay chính các công nghệ.
1 tháng
Xu thế
Thị phần cloud tại Việt Nam đang nằm phần lớn trong tay các doanh nghiệp ngoại, phần còn lại của các nhà cung cấp trong nước thuộc về các “anh cả” như FPT, Viettel, VNPT, CMC...
1 tháng
Xu thế
Không phải công nghệ lõi hay mô hình kinh doanh, dữ liệu mới chính là vũ khí mới mà Google, Amazon hay Facebook... sử dụng để giành lợi thế dẫn đầu. 
1 tháng
Xu thế
Việt Nam đứng thứ 3 châu Á trong xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ. Đặc biệt, đã có con chip 100% do Việt Nam làm chủ và sản xuất từ khâu thiết kế đến khâu cuối cùng.
2 tháng
An toàn thông tin
Trí thông minh nhân tạo đã cho phép kẻ gian tái tạo hình ảnh nạn nhân một cách vô cùng chân thực, có thể qua mặt những biện pháp xác minh danh tính tối tân nhất, khiến bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.
2 tháng
Xu thế
Việt Nam đang ứng dụng dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu như Hoa Kỳ, Úc, Mexico… để chống các gian lận trong ngành thuế, cũng như thúc đẩy ngành tài chính minh bạch hơn.
2 tháng
Xu thế
Các nghị sĩ, chuyên gia cho rằng việc hoàn thiện, ban hành chính sách mới liên quan đến công nghệ, khởi nghiệp cần được đẩy nhanh.
2 tháng
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ