Thứ sáu, 03/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam chưa thể tạo ra ngay các ‘đại bàng’ sản xuất chip như Nvidia, ARM

Huyền Trang
- 18:17, 17/10/2023

(DNTO) - Đằng sau một con chip là cả công nghệ sản xuất và chuỗi cung ứng vô cùng phức tạp, đòi hỏi Việt Nam sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức.

Thiếu nhân lực chất lượng cao, thiếu vốn đầu tư, thiếu cơ chế chính sách... là những trở ngại Việt Nam cần vượt qua để nội địa hoá ngành công nghiệp bán dẫn. Ảnh: T.L.

Thiếu nhân lực chất lượng cao, thiếu vốn đầu tư, thiếu cơ chế chính sách... là những trở ngại Việt Nam cần vượt qua để nội địa hoá ngành công nghiệp bán dẫn. Ảnh: T.L.

Hàng tỷ USD cho một nhà máy chip

Theo thống kê vào tháng 2 của Cục Thống kê Dân số Mỹ, doanh thu chip từ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD trong tháng 2/2022 lên 562,5 triệu USD sau một năm, chiếm 11,6% thị phần.

Thời gian qua, truyền thông rầm rộ đưa tin về làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam như Intel, Amkor, Hana Micron, Samsung, Meiko, LG... Trong nước, nhiều doanh nghiệp hàng đầu cũng tích cực bước vào sân chơi này như FPT, CMC, Viettel.  

Cùng với làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, Ấn Độ và Đông Nam Á, Việt Nam sẽ đón làn sóng sản xuất công nghệ cao với các nền tảng tự động hoá và thông minh hoá cao độ, các công nghệ và nền tảng quản trị sản xuất mới.

Tuy vậy, theo ông Đào Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Eastern Sun, chuyên gia đào tạo được Microsoft công nhận, độ phức tạp của sản xuất thiết bị bán dẫn đòi hỏi công nghệ sản xuất và chuỗi cung ứng vô cùng phức tạp để sản xuất hoàn chỉnh một con chip.

Trong khi đó, nhân lực Việt Nam thiếu so với nhu cầu phát triển, hiện có khoảng hơn 5.000 kỹ sư, chuyên gia về thiết kế vi mạch. Cả nước có hơn 40 công ty, doanh nghiệp về thiết kế vi mạch (theo Bộ Thông tin và Truyền thông). Sản xuất chip bán dẫn đòi hỏi đầu tư tốn kém, trong khi hệ sinh thái trong nước còn sơ khai, điều này khiến Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn tạo ra các “đại bàng” trong ngành bán dẫn.

“Một nhà máy chip trên quy trình 3nm của TSMC có thể cần đầu tư 20 tỷ USD. Chưa kể dung lượng thị trường phải đủ lớn. Trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn tham gia chuỗi cung ứng trong mảng thiết kế, cung ứng nguồn lực, nhưng không tự sản xuất giống như Nvidia, ARM...”, ông Dũng nói.

Chuỗi giá trị ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn gồm 3 công đoạn chính: thiết kế  (50% - 53%), sản xuất (25% – 28%) và đóng gói kiểm thử (8%).

Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về thiết kế chip và cung cấp thiết bị chế tạo chip (chiếm 39%). Đài Loan chiếm gần 20% sản xuất chip. Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chip, nhưng chủ yếu vẫn ở giai đoạn lắp ráp và đóng gói. 

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thành Luân, Giám đốc Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX, cho biết ngành sản xuất điện tử tại Việt Nam chủ yếu vấn ở khâu gia công, lắp ráp theo yêu cầu và bán sản phẩm.

Đặc thù của mô hình này là có đơn hàng mới sản xuất và việc sản xuất tiêu tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi tính tuân thủ cao nhưng lại thiếu công cụ hỗ trợ kiểm tra. Chưa kể, việc quản lý chất lượng, quản lý kho, quản lý tài chính ở đa số nhà máy sản xuất điện tử còn thực hiện thủ công, không kiểm soát được lượng tiêu hao và thất thoát.

Điều này dẫn tới tổn thấy có thể nhìn thấy ngay là tốn nhân sự để quản lý, thống kê hàng ngày; tốn kém giấy tờ in ấn, tốn thời gian và đặc biệt xuất hiện các lỗi chất lượng do con người thiếu tuân thủ quy trình.

“Hầu hết các nhà máy ở Việt Nam vẫn đang ở cấp độ 1.0/2.0”, ông Luân nói.

Đi “cửa ngách”, đi cách thông minh

Screen Shot 2023-10-17 at 4.45.12 PM
Screen Shot 2023-10-17 at 4.52.34 PM

Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm sáng lập MES LAB, Kỹ sư trưởng Nova & Co, cho biết Việt Nam đang có cơ hội xây dựng chuỗi cung ứng tại chỗ cho sản xuất công nghiệp. Cụ thể là nguồn cung chip và linh kiện điện tử cho các ngành như ô tô, sản phẩm điện tử tiêu dùng, điện gia dụng, y tế, quân sự....

Đứng trước những triển vọng này, theo ông Tuấn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng bước chân vào chuỗi giá trị của ngành, cung cấp hệ thống phụ trợ. Tận dụng năng lực cung ứng điện tử mới trong nước để đổi mới sản phẩm, tạo ra sản phẩm thông minh cho thị trường 100 triệu dân và xuất khẩu. 

“Doanh nghiệp có thể đầu tư vào lĩnh vực liên quan, kể cả sản xuất chip (không cần đến 3nm), khai thác các lĩnh vực chip “vừa tầm” có nhu cầu lớn ở trong nước. Có nhiều khoảng trống để tham gia vào chuỗi giá trị lớn và mới này, cả với cách tiếp cận điện tử hay ngoài điện tử”, ông Tuấn khuyến nghị.

Còn theo chuyên gia Nguyễn Thành Luân, để các nhà máy sản xuất từ 1.0/2.0 bước tới nhà máy thông minh, các doanh nghiệp phải có chiến lược đúng. Bởi đa phần mọi người nghĩ nhà máy thông minh là phải áp dụng dây chuyền tự động, công nghệ AI/VR/AR hay robotic. Tất cả đều đúng nhưng có thể không ứng dụng được cho nhà máy ở Việt Nam.

Vì xuất phát điểm là nhà máy sản xuất 1.0/2.0 nên khái niệm nhà máy thông minh ở Việt Nam sẽ rất khác với định nghĩa ở châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Do đó, ITG định nghĩa nhà máy thông minh nghĩa là “có khả năng tương tác”. Tức một nhà máy có sự tương tác tốt nhát từ tầng cao nhất đến tầng thấp nhất và ngược lại thì được gọi là nhà máy thông minh. 

“Phương pháp luận để tiếp cận và xây dựng nhà máy thông minh là từng bước, từng bước. Chúng ta cần phải làm rõ kỳ vọng của mỗi tầng quản lý của nhà máy và thống nhất để có chung một tầm nhìn xuyên suốt”, ông Luân gợi ý.

Doanh số ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu năm 2022 hơn 600 tỷ USD và dự đoán đạt 1000 tỷ USD năm 2030. Theo SEMI doanh số 2023 dự báo giảm 15%, tuy nhiên dự báo phục hồi tăng trưởng 25% vào năm 2024 do cầu tăng các thiết bị bộ nhớ.  

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
6 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
6 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
6 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
1 tuần
Xem thêm