Thứ năm, 22/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

OpenAI có thể sẽ tự phát triển chip AI

Duy Vũ
- 22:07, 09/10/2023

(DNTO) - Công ty phát triển ChatGPT, OpenAI đang xem xét việc sản xuất chip trí tuệ nhân tạo (AI) của riêng mình nhằm giải quyết vấn đề thiếu chip.

 

OpenAI có thể sẽ tự phát triển chip AI. Ảnh minh họa

OpenAI có thể sẽ tự phát triển chip AI. Ảnh minh họa

OpenAI đã đưa ra rất nhiều phương án khác nhau, trong đó bao gồm việc phát triển chip AI riêng hoặc hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà sản xuất chip khác ngoài Nvidia.

Sam Altman, CEO của OpenAI, đã coi việc mua chip AI là ưu tiên hàng đầu của công ty. Ông đã công khai phàn nàn về sự khan hiếm của các bộ xử lý đồ họa GPU – lĩnh vực mà Nvidia thống trị với hơn 80% thị trường toàn cầu.

Nỗ lực trong việc có nhiều chip AI hơn của OpenAI cũng gắn với hai mối lo ngại lớn nhất của công ty: Sự thiếu hụt chip AI tiên tiến cung cấp khả năng vận hành cho phần mềm của OpenAI, và chi phí đắt đỏ để mua thiết bị cần thiết cho việc vận hành.

Kể từ năm 2020, OpenAI đã phát triển các công nghệ AI tạo sinh dựa trên một siêu máy tính khổng lồ do Microsoft - một trong những nhà tài trợ lớn nhất của công ty, chế tạo. Được biết, hệ thống này sử dụng 10.000 GPU của Nvidia.

Trong khi đó, việc vận hành ChatGPT rất tốn kém đối với công ty, khi mà mỗi lần truy vấn tiêu tốn khoảng 4 cent. Nếu số lượng truy vấn trên ChatGPT đạt mức 10% quy mô tìm kiếm của Apple, OpenAI sẽ cần tới số GPU trị giá 48,1 tỷ USD, cùng với số chip trị giá khoảng 16 tỷ USD để duy trì hoạt động mỗi năm.

Do đó, nỗ lực phát triển chip AI của riêng mình sẽ đưa OpenAI vào chung nhóm với Google và Amazon – những công ty công nghệ lớn đang tìm cách giành quyền kiểm soát việc phát triển chip quan trọng đối với công ty.

Theo các chuyên gia kỳ cựu trong ngành, việc xây dựng chip AI tùy chỉnh sẽ là một sáng kiến chiến lược lớn và sẽ tốn hàng trăm triệu USD mỗi năm. Kể cả khi OpenAI có thể trả được chi phí này, thì việc phát triển cũng không đảm bảo là sẽ thành công.

Do đó, việc mua lại một công ty chip có thể giúp OpenAI đẩy nhanh tiến độ xây dựng chip riêng, giống như Amazon mua lại Annapurna Labs vào năm 2015.

Theo một số nguồn tin, OpenAI đã xem xét hướng đi và thẩm định một số công ty để mua lại. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về danh sách công ty.

Kể cả khi OpenAI tiến hành việc phát triển chip, bao gồm cả việc mua lại, thì việc này có thể sẽ tốn vài năm và khiến công ty phụ thuộc vào các nhà cung cấp như Nvidia hay AMD trong thời gian trờ đợi.

Một số công ty công nghệ lớn đã phát triển chip AI riêng cho mình trong nhiều năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo, nỗ lực sản xuất chip của Meta đã gặp phải nhiều vấn đề, khiến công ty phải loại bỏ một số chi AI. Hiện Meta đang nghiên cứu một loại chip mới có thể hỗ trợ cho tất cả các loại công việc của AI.

Microsoft, nhà đầu tư chính vào OpenAI, cũng phát triển một chip AI tùy chỉnh và đang được OpenAI thử nghiệm.

Nhu cầu về chip AI chuyên dụng đã tăng vọt kể từ khi ChatGPT được ra mắt vào cuối năm ngoái. Các chip tùy chỉnh hoặc bộ tăng tốc AI là cần thiết để đào tạo và vận hành công nghệ AI thế hệ mới nhất. Nvidia là một trong số ít công ty sản xuất được chip AI hữu ích và đang chiếm lĩnh thị trường.

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
1 tuần
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm