Thứ ba, 01/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Phải có những đế chế như Salesforce cho sản phẩm vi mạch Việt Nam

Huyền Trang
- 16:29, 30/10/2023

(DNTO) - Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.

Các công ty IT service ở Việt Nam sẽ là một mắt xích quan trọng để tối ưu hoá sản phẩm vi mạch ở cả phần cứng và phần mềm. Ảnh: T.L.

Các công ty IT service ở Việt Nam sẽ là một mắt xích quan trọng để tối ưu hoá sản phẩm vi mạch ở cả phần cứng và phần mềm. Ảnh: T.L.

Không lo về đầu ra

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, phải thừa nhận Việt Nam là một trong các quốc gia xuất khẩu phần mềm hàng đầu thế giới, tức cung cấp IT service hàng đầu. Nếu được tiếp tục hỗ trợ phát triển sẽ có những doanh nghiệp nội địa như Salesforce (công ty cung cấp phần mềm doanh nghiệp tại Mỹ, giá trị 160 tỷ USD), đặc biệt trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

“Những công ty IT service trong nước như FPT, VMO, Rikkeisoft… sẽ là những Salesforce cho sản phẩm vi mạch Việt Nam. Vì khi bạn đã cung cấp dịch vụ phần mềm thì bạn đã rất hiểu khách hàng. Từ góc độ đó sẽ cung cấp sản phẩm vi mạch để tối ưu hoá ở phần cứng và phần mềm là quá trình khá thuận lợi”, ông Nghĩa phân tích. 

Khi số lượng kĩ sư bán dẫn đang làm cho các công ty ở Việt Nam đủ lớn, theo vị này, sẽ có một bộ phận nhỏ khao khát thành lập công ty sản phẩm riêng. Có 3 yếu tố startup bán dẫn cần nhất trong thời gian đầu là công cụ phần mềm thiết kế, điều kiện để sản xuất chip thử và khách hàng. Đây đều là những yếu tố mà Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi. 

Chẳng hạn Qualcomm Việt Nam đã đưa ra thử thách là phát triển các thiết bị IMT (công nghệ quản lí thông tin). Theo đó, tập đoàn cung cấp một hệ thống sản xuất để các kĩ sư Việt Nam có thể làm ra những sản phẩm ứng dụng ở khắp nơi.  “Những công ty này sẽ là đầu ra cho các startup chip Việt Nam trong thời gian tới”, ông Nghĩa nói.

Giỏi gì làm đó

Trước mắt các công ty nên tập trung vào các phân khúc chip mid-range và low-range mà nguồn lao động và hạ tầng của ta có thế mạnh. Ảnh: T.L.

Trước mắt các công ty nên tập trung vào các phân khúc chip mid-range và low-range mà nguồn lao động và hạ tầng của ta có thế mạnh. Ảnh: T.L.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết, trong bối cảnh bùng nổ của internet vạn vật, nhu cầu về các chip chuyên biệt sẽ ngày càng lớn. Chip chuyên biệt không nhất thiết phải dựa trên các công nghệ sản xuất mới nhất. Đây là xu thế và cơ hội cho các kĩ sư Việt Nam. Cụ thể, các kĩ sư Việt Nam hiện đang làm tại Renesas, Marvell, Qorvo cũng thực hiện xu thế đó.

Ngoài ra tính mở của công nghệ khiến các công nghệ thiết kế hiện nay trở nên phổ thông hơn, được cung cấp bởi các công ty như Cadence, Synopsys… Việc tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn giúp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đưa các ý tưởng thành sản phẩm.

“Cách tiếp cận là không phải tham gia ngành chip là phải có sản phẩm ngay. Chúng ta có thể đồng hành cùng các công ty, có thể tham gia vào hệ sinh thái của các công ty lớn hay tập trung vào các phân khúc chip mid-range và low-range khi các kĩ sư và dịch vụ về thiết kế chip của chúng ta rất cạnh tranh về mặt giá cả”, ông Nghĩa nói.

Dẫn chứng chỉ riêng một chiếc điện thoại thông minh có tới 165 thiết bị bán dẫn, ông ST Liew, Phó Chủ tịch Qualcomm, cho biết trong lĩnh vực này không một quốc gia nào có thể “làm tất, ăn cả”. Mỗi quốc gia có một thế mạnh sản xuất riêng nên Việt Nam cần lựa chọn khâu phù hợp để tham gia.

Cụ thể, theo các chuyên gia, Việt Nam có thể tiếp tục theo con đường thiết kế và đóng gói vi mạch bán dẫn đã có thế mạnh. Sau đó đẩy mạnh việc thu hút FDI, đặc biệt là các “ông lớn” trong lĩnh vực này để ngành bán dẫn Việt Nam có thể bước chân sâu hơn vào chuỗi giá trị. Trước hết sẽ tập trung vào công nghệ chế tạo vi mạch phổ biến để làm bàn đạp làm chủ công nghệ sản xuất vi mạch. Tiếp theo là thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nội địa có khả năng sản xuất vi mạch để phục vụ thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. 

Cơ hội không chờ mãi

Cơ hội rất lớn cho Việt Nam nếu mục tiêu 50.000 kỹ sư bán dẫn đến năm 2030 thành hiện thực. Ảnh: T.L.

Cơ hội rất lớn cho Việt Nam nếu mục tiêu 50.000 kỹ sư bán dẫn đến năm 2030 thành hiện thực. Ảnh: T.L.

Ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ, cho biết trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu mong manh trước biến động, nhất là sau Covid-19, các quốc gia đều nỗ lực tái cân bằng chuỗi cung ứng để quản trị rủi ro tốt hơn. Phía Hoa Kỳ hiểu rằng để phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn quốc tế cần có sự hợp tác và không thể thiếu mắt xích là Việt Nam.

Đó là lý do thời gian qua có nhiều doanh nghiệp Mỹ đang mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Qualcomm, Marvell, Amkor. Cùng với đó, nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo hàng đầu nước này như ASU, Arizona cũng mở rộng hợp tác với phía Việt Nam để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn.

Hiện 75% lượng chip bán dẫn thế giới được sản xuất ở Đông Á và Đông Nam Á. Đây là cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội này sẽ không mở ra mãi mãi nên Việt Nam phải nhanh chóng thúc đẩy đầu tư ngành bán dẫn.

"Ngành bán dẫn toàn cầu đang đối diện với tình trạng thiếu nhân tài trầm trọng. Vì vậy việc Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn đến năm 2030 là rất chuẩn xác, song mục tiêu này cần hiện thực hóa càng sớm càng tốt để bắt lấy cơ hội”, ông John Neuffer bày tỏ.

Mới đây, Qorvo cũng đề cập sẽ sản xuất và đóng gói tại Amkor. Ông Nghĩa nhận định cơ bản ở Việt Nam đã dần hình thành một hệ sinh thái từ thiết kế đến sản xuất và đóng gói. Đây là một cơ hội để phát triển hệ sinh thái bán dẫn địa phương.

Trong bối cảnh đó, cách tiếp cận với việc phát triển lĩnh vực vi mạch ở Việt Nam là phải có sự song hành. Vừa thu hút các doanh nghiệp FDI, đưa Việt Nam tiếp tục thành điểm đến của Đông Nam Á và thế giới, đồng thời cũng nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Trong đó, nội dung quan trọng nhất vẫn là đào tạo nhân lực.

Bên cạnh đó, theo Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT, cần nâng cao năng lực thiết kế bằng cách hình thành các trung tâm hỗ trợ thiết kế, với các phần mềm thiết kế dùng chung, công cụ kiểm thử… Nếu chúng ta xây dựng năng lực thiết kế tổng thể trên toàn quốc thì sẽ có một đội ngũ và năng lực thiết kế tăng rất nhanh. Ngoài ra, cũng phải chuẩn bị hệ thống hạ tầng. Hiện hệ thống điện ở Việt Nam hiện nay chưa đủ ổn định cho các hoạt động sản xuất. 

Tin khác

Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
3 ngày
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
6 ngày
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tuần
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tại Việt Nam, ứng dụng Gen AI vào ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng nó cũng được kì vọng sẽ mang lại chuyển mình đáng kể của các ngân hàng.
1 tháng
Chuyển đổi số
Có thể làm việc 24/24, không phụ thuộc vào cảm xúc, tự động hóa các công việc tẻ nhạt và lặp lại, giảm bớt chi phí và lỗi mà con người có thể mắc phải… AI đang được ứng dụng nhiều hơn trong các nhà máy để thay thế lao động phổ thông, giúp các nhà máy trở nên thông minh hơn.
1 tháng
Chuyển đổi số
Google, Microsoft, Meta… và các công ty công nghệ lớn sẽ tiếp tục đốt nóng cuộc đua đầu tư vào AI trong năm 2025. Nhưng họ cần nhiều nỗ lực hơn ngoài việc gia tăng tài chính và công nghệ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Liệu con người có mất kiểm soát đối với các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến không? Ba sự kiện diễn ra vào cuối năm 2024 khiến chúng ta lo ngại.
2 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh thị trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu người tiêu dùng không ngừng thay đổi, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của mình thông qua việc hợp tác toàn diện với Tập đoàn FPT trong lĩnh vực chuyển đổi số.
2 tháng
Chuyển đổi số
Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
2 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số hiện không còn là một tùy chọn mà là một yêu cầu bắt buộc. Lean Helper dẫn đầu trong chuyển đổi này, cung cấp các giải pháp số hóa tiên tiến được thiết kế riêng cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Bộ dịch vụ toàn diện của chúng tôi được thiết kế để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
2 tháng
Chuyển đổi số
Founder Nguyễn Anh Tuấn cùng đội ngũ VTGO đã xây dựng một sàn vận tải, thông qua số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động thuê xe tải, tạo ra nền tảng cho phép nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau trên nền tảng đó, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và giá thành cước vận chuyển.
2 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh cách mạng Công nghệ 5.0 đang diễn ra mạnh mẽ, APETECHS đã xuất hiện như một ngọn đèn sáng trong ngành công nghệ thông tin và số hóa tại Việt Nam. 
2 tháng
Chuyển đổi số
Ông Đào Trung Thành,  Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần triển khai một chiến lược toàn diện để đảm bảo mọi nhân viên tuân thủ các nguyên tắc đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công việc hàng ngày.
2 tháng
Xem thêm