Thứ ba, 11/06/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các nhà sáng lập GenAI đang hưởng lợi lớn

Huyền Trang
- 15:49, 23/05/2024

(DNTO) - Làn sóng AI (trí tuệ nhân tạo), GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) bùng nổ đã giúp các startup trong lĩnh vực này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư, hợp tác với các “BigTech” và đưa sản phẩm ra thị trường.

Gen AI

Trong quý đầu tiên của năm 2024, các công ty khởi nghiệp AI đã huy động được 11,4 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu, theo Crunchbase. Nổi bật là các thương vụ rót vốn vào các startup như Moonshot AI  (1 tỷ USD), Figure (675 triệu USD), MiniMax (600 triệu USD).

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới vừa diễn ra tại Davos (Thụy Sỹ) hồi đầu năm, AI (trí tuệ nhân tạo) lần đầu tiên trở thành chủ đề chiếm sóng, bên cạnh những vấn đề an ninh, việc làm và khí hậu. AI đang ngày càng tiến bộ trong việc mô phỏng trí tuệ con người, tạo ra nội dung mới (như văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video) từ dữ liệu mà nó được học. Đặc biệt, GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang thay đổi cách thức con người làm việc, học tập và tương tác, nhanh tới nỗi CEO của Nvidia Jensen Huang từng ví nó sẽ tư duy như con người chỉ trong 5 năm tới.

Có thể nói, các nhà sáng lập trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hiện nay đang sống thoải mái hơn những người khác trong thị trường khởi nghiệp, nơi vẫn bị ảnh hưởng bởi "mùa đông gọi vốn". Bởi cuộc đua về AI từ các doanh nghiệp, đến các Bigtech cho đến các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn khi mọi người đều muốn tiên phong sở hữu công nghệ này để giành lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, không chỉ thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm, các công ty AI còn là trở thành mục tiêu mới của các BigTech trên mặt trận M&A.

Thương vụ hợp tác giữa Microsoft với nhà phát triển chatbot trợ lý thông minh Inflection AI; Amazon với nhà phát triển mô hình ngôn ngữ lớn Anthropic và chatbot Claude; OpenAI với công ty robot hình người Figure; hay Alibaba với mô hình ngôn ngữ lớn Moonshot AI và công ty tạo ra các đồng hành AI, hình đại diện MiniMax... là những điển hình cho xu hướng M&A này. 

Bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Quỹ Do Ventures (tập trung đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ), cũng nhận định một lượng vốn đầu tư khổng lồ đang rót vào các startup GenAI tại các “vùng trũng” công nghệ thế giới như Thung lũng Silicon (Mỹ) hay châu Âu. Công nghệ AI vẫn sẽ tiếp tục thu hút giới đầu tư công nghệ trong 3-5 năm tới. Không chỉ các “Bigtech” để mắt đến công ty khởi nghiệp AI, các tập đoàn tại Việt Nam hiện nay đều có chính sách hợp tác cùng các startup. 

“Nhiều nhà sáng lập GenAI trong danh mục Do Ventures đầu tư đã hưởng lợi khi kết hợp cùng các tập đoàn lớn, nơi có sẵn hệ thống và dữ liệu khổng lồ. Có những nhà sáng lập thậm chí vẫn là sinh viên đại học, nhưng đã có sản phẩm mang lại doanh thu đáng kể”, bà Vy nói.

Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống, tạo nên mảnh đất

Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống, tạo nên mảnh đất "màu mỡ" cho startup trong lĩnh vực này. Ảnh: T.L.

Mặc dù hiện Mỹ và Trung Quốc đang có lợi thế lớn về hạ tầng công nghệ, nhưng Việt Nam vẫn có cơ hội bước chân vào lĩnh vực này ở tầng ứng dụng. Bà Valerie Vũ, nhà sáng lập Ansible Ventures (Quỹ chuyên đầu tư vào vòng tiền hạt giống, hạt giống cho startup công nghệ), cho biết môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam có những lợi thế như nền kinh tế ổn định, chi phí thị trường và lao động thấp.

Đặc biệt, AI là một trong những công nghệ được quan tâm hỗ trợ từ chính sách. Trong đó Chiến lược Quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo đặt mục tiêu đưa Việt Nam vào Top 4 nước dẫn đầu ASEAN trong lĩnh vực này, xây dựng thành công 10 thương hiệu AI uy tín trong khu vực. Điều này thu hút sự quan tâm không chỉ của các quỹ đầu tư, các tập đoàn công nghệ lớn, mà còn cả các startup trong và ngoài nước. 

“Rất nhiều nhà sáng lập ở Mỹ, Singapore đang tìm cách tiến vào thị trường Việt Nam, kết nối với các đối tác trong nước vì họ tin rằng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam sẽ phát triển với sự hỗ trợ của các tập đoàn công nghệ hàng đầu”, bà Valerie Vũ nói.

Tuy vậy, bà Laura Nguyễn, Đối tác đầu tư tại Quỹ GenAI Fund (tập trung rót vốn vào các công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Đông Nam Á), cho biết trong lĩnh vực này, các “ông lớn” như Google, Microsoft có thể nhảy vào cạnh tranh bất cứ lúc nào. Họ có lợi thế là nguồn lực lớn, lượng dữ liệu khổng lồ. Vì vậy, các startup Gen AI cần phải có một mô hình kinh doanh bền vững, luôn đổi mới sáng tạo để vượt qua rủi ro của thị trường.

Còn bà Lê Hoàng Uyên Vy nhận định thị trường AI cũng gặp cạnh tranh lớn khi các ứng dụng được cập nhật liên tục, thay đổi nhanh chóng. Các nhà đầu tư vì thế sẽ cân nhắc kĩ lưỡng trước khi xuống tiền cho startup. Họ áp dụng chiến lược giải ngân từng phần, tức đầu tư khoản nhỏ ban đầu để thăm dò và đánh giá tình hình, hoặc chờ đợi cho startup phát triển đến một mức độ nhất định mới đầu tư.

“Ngoài lợi thế cạnh tranh và đội ngũ nhân sự, các nhà đầu tư hiện nay cũng chú trọng đến mô hình doanh thu của startup, với yêu cầu startup có khả năng tạo ra doanh thu trong vòng 6 tháng đến 1 năm”, bà Vy nói. 

Tin khác

Start-up
Các nền tảng blockchain ngày nay đều hướng tới phát triển bền vững bằng cách tạo ra các giá trị thực để thu hút người dùng và khiến người dùng đồng ý trả tiền cho họ. 
3 ngày
Start-up
Chuyên gia cho biết các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không thiếu cơ hội tiếp cận vốn, vấn đề nằm ở cách tiếp cận và làm việc với các quỹ đầu tư.
6 ngày
Start-up
Ví điện tử Moca dừng hoạt động cũng là lời cảnh tỉnh cho những người chơi khác vẫn đang tiếp tục “đốt tiền” để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, thay vì chú trọng vào việc làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận. 
1 tuần
Start-up
Những gì startup crypto, blockchain đang có chưa thể chạm tới yêu cầu của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) hiện nay. Vì vậy, nguồn vốn đã trở lại dồi dào nhưng các quỹ vẫn khó giải ngân.
1 tuần
Start-up
Để có thêm dư địa phát triển ngoài thanh toán số, các ví điện tử mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mua trước, trả tiền sau (BNPL). Tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận thấp và rủi ro pháp lý khiến BNPL chưa thực sự phát triển.
2 tuần
Start-up
Dịch Covid-19 đã qua nhưng các startup vẫn duy trì mô hình làm việc linh hoạt, tăng cường tuyển dụng xuyên biên giới để có nguồn nhân tài chất lượng với chi phí thấp hơn. 
2 tuần
Start-up
Làn sóng AI (trí tuệ nhân tạo), GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) bùng nổ đã giúp các startup trong lĩnh vực này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư, hợp tác với các “BigTech” và đưa sản phẩm ra thị trường.
2 tuần
Start-up
“Bữa tiệc” gọi vốn trong lĩnh vực blockchain đã trở lại sôi động vào những tháng gần đây khi hàng trăm triệu USD được giải ngân cho startup, điều chỉ nhìn thấy giai đoạn đầu năm 2022.
3 tuần
Start-up
Nếu như giai đoạn trước, yêu cầu với các nhà sáng lập (founder) thường phải giỏi về quản trị và vận hành, thì ngày nay, họ còn phải có hiểu biết về AI để tìm được nhân tài và ứng dụng công nghệ này vào startup.
4 tuần
Start-up
Startup giờ đây thận trọng với việc mở rộng quy mô, tuyển mới và tăng lương cho nhân sự, trong bối cảnh thị trường đầu tư mạo hiểm chưa thấy nhiều cửa sáng.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup đang nỗ lực tạo ra giải pháp bảo vệ môi trường, tái chế rác thải, nhằm bước chân vào nền kinh tế tuần hoàn.
1 tháng
Start-up
Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang là nhân tố khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu dần ấm lên sau “mùa đông” kéo dài.
1 tháng
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tháng
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
2 tháng
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
3 tháng
Xem thêm