Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các Chính phủ ‘quay xe’ với tiền mã hóa

Huyền Trang
- 21:40, 25/03/2023

(DNTO) - Không còn thái độ ngờ vực hay chỉ trích, các nước đang cởi mở hơn trong việc đón nhận tiền mã hóa như một loại tài sản, bằng cách nỗ lực thiết lập các chính sách để định hướng hoạt động liên quan đến loại tiền này.

Thị trường tiền ảo đang được các Chính phủ cho vào tầm ngắm. Ảnh: T.L.

Thị trường tiền ảo đang được các Chính phủ cho vào tầm ngắm. Ảnh: T.L.

“Vẽ đường cho hươu chạy đúng”

Dữ liệu từ CoinMarketCap hôm 25/3 cho thấy cho thấy, trong 24 giờ qua, khối lượng giao dịch tiền điện tử toàn cầu lên tới hơn 50 tỷ USD. Trên thị trường tiền điện tử toàn cầu cũng đang có hơn 23.000 loại tiền được giao dịch.

Trong thời gian qua, thị trường tiền điện tử phát triển sôi động đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, vướng mắc về pháp lý khiến thị trường này gặp không ít sóng gió, và hệ quả đánh thẳng vào túi tiền của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc sử dụng tiền điện tử với xu hướng phát triển blockchain… là không thể chối cãi. Do đó, thay vì có thái độ gạt bỏ sự hiện diện của tiền điện tử, nhiều Chính phủ đang có hành động tích cực để đón nhận tiền điện tử và dùng công cụ chính sách để định hướng thị trường một cách đúng hướng.

Trong những tháng đầu năm 2023, Anh là quốc gia tích cực nhất trong việc ban hành các chính sách tiền số, với tham vọng trở thành trung tâm tiền mã hóa của thế giới. Cụ thể, nước này cho phép cung cấp stablecoin (loại tiền điện tử mã hóa neo giá trị vào một tài sản ổn định khác như vàng hoặc USD hay các tiền pháp định khác), cho mạng lưới 18.000 máy ATM trên khắp cả nước. Ngoài ra, Anh sẽ miễn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài mua tiền mã hóa thông qua các nhà quản lý hoặc môi giới đầu tư địa phương.

Tại Pháp, Dự luật Thị trường tài sản tiền mã hóa (MiCA) dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2024. Trong bài phát biểu hồi đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cũng cho biết nước này cần cấp phép cho luật tiền mã hoá càng sớm càng tốt và không nên chờ đợi luật tiền mã hóa của EU.

Quốc hội Ý đã phê duyệt việc đánh thuế 26% đối với các khoản lợi nhuận trên 2000 Euro liên quan đến tiền mã hóa. Cơ quan Chứng khoán Israel đã đề xuất đặt “tài sản kỹ thuật số” tuân theo các quy định chứng khoán hiện hành, có khả năng xem tiền mã hóa là các khoản đầu tư tài chính do cơ quan này giám sát. Hàn Quốc cũng đang triển khai hệ thống theo dõi tiền số.

Đầu năm 2023 chứng kiến nhiều tuyên bố liên quan đến việc thí điểm, thử nghiệm tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Tại Ấn Độ, chuỗi lớn nhất bán lẻ lớn nhất Reliance Retail cho phép thanh toán bằng CBDC. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa đồng tiền kỹ thuật số vào tính toán lượng tiền tệ đang lưu hành. Lào đã ra mắt dự án CBDC, Ukraine thí điểm tiền số trên mạng Stellar…

Có thể thấy, năm 2023 được xem là năm bản lề cho sự hình thành nền tảng pháp lý của blockchain, crypto. Sự tốc lực của các Chính phủ cũng mở ra tương lai phát triển một cách lành mạnh, minh bạch và ổn định của thị trường tiền mã hóa. Đây cũng là cách để Chính phủ các nước bảo vệ những đối tượng tham gia vào thị trường này. 

Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc

Việc thiếu khung khổ pháp lý là lỗ hổng để các tội phạm tiền mã hóa thực hiện các hành động phi pháp. Ảnh: T.L.

Việc thiếu khung khổ pháp lý là lỗ hổng để các tội phạm tiền mã hóa thực hiện các hành động phi pháp. Ảnh: T.L.

Việt Nam hiện có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa, là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền điện tử trong hai năm liên tiếp 2021 và 2022. Ngoài ra, người Việt nắm giữ tiền điện tử lớn thứ hai ASEAN, sau Thái Lan. Những con số này cho thấy mức độ phủ sóng của tiền điện tử cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư với thị trường là rất lớn.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa có khung khổ pháp lý để điều chỉnh hoạt động của thị trường crypto. Khi thị trường phát triển quá nhanh so với việc ban hành pháp lý, ắt sẽ mất ổn định. Chưa nói đến việc nhà nước thất thu một lượng lớn các loại thuế, phí, các đối tượng tham gia thị trường gặp nhiều rủi ro, việc thiếu khung khổ pháp lý cũng tạo môi trường cho các đối tượng rửa tiền, mua bán hàng cấm, tài trợ khủng bố... 

Ông Đào Tiến Phong, Luật sư, CEO hãng luật Investpush Legal cho biết trong Bản tin VBA số 3, sự ra đời của đồng tiền kỹ thuật số, trào lưu gamefi, defi, NFT, fintech ứng dụng blockchain… đã làm cho mọi quốc gia trên thế giới lúng túng do tốc độ phát triển quá nhanh và quá nhiều. Do vậy, năm 2023 là năm mà các chính phủ cần chạy đua thật nhanh để kịp thời có khung pháp lý điều chinh phù hợp nhằm tận dụng các ích lợi của nó và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực khi chưa thể giám sát, quản lý.

“Chính phủ có thể xem xét cho thí điểm một cách hạn chế một số ứng dụng của blockchain và AI để đẩy nhanh quá trình làm sandbox (thử nghiệm chính sách cho một lĩnh vực cụ thể), ví dụ việc công nhận tạm thời và hạn chế tài sản số, NFT… Cần có sự thí điểm sớm từ đó mới có thể rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện khung pháp lý ngày một tốt và phù hợp với xu thế thời đại”, ông Phong nói.

Tin khác

Xu thế
Lượng lớn lao động freelancer Việt Nam đang sở hữu tài sản ảo khi làm việc với các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra bài toán cần nhanh chóng có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như chống thất thu thuế cho nhà nước.
1 ngày
Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
1 tuần
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
1 tuần
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
2 tuần
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
1 tháng
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
1 tháng
Xu thế
Covariant, một hãng startup đang phát triển công nghệ cho phép robot tự tiếp thu kỹ năng hệ như ChatGPT.
1 tháng
Xu thế
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được Shopee, Lazada, TikTok Shop... tận dụng tối đa nhằm thu hút người mua, người bán lên sàn, gia tăng khoảng cách với các đối thủ. Nhưng, với các nhà bán hàng, công nghệ tân tiến chưa chắc giúp túi tiền của họ dày thêm.
1 tháng
Xu thế
Trong khi các ông lớn tập trung vào sản xuất chip công nghệ cao thì thị trường lại đang rất cần những sản phẩm chip phân khúc thấp, phù hợp với năng lực của Việt Nam.
1 tháng
Xu thế
Các công ty công nghệ đang chi mạnh để đầu tư cho AI nhằm chiếm lợi thế tiên phong. Nhưng công cụ trí tuệ nhân tạo nào sẽ chiếm lĩnh thị trường vẫn còn chờ đáp số.
2 tháng
Xu thế
Khi AI có thể thay thế nhiều nhân sự ở nhiều công việc thì nhiệm vụ của con người là phải học cách dùng AI, biến nó trở thành vũ khí của mình chứ không phải vật thay thế mình.
2 tháng
Xu thế
Một công nghệ mà ngay cả những người không có kiến thức lập trình cũng có thể tạo ra ứng dụng cơ bản đang trở thành mảnh đất tiềm năng cho các công ty công nghệ khai thác.
2 tháng
Xu thế
Trung Quốc, Hoa Kỳ, khu vực châu Âu đang chạy đua sản xuất chip AI nhằm tăng tốc hoạt động xử lý các tác vụ liên quan đến AI.
3 tháng
Xu thế
Các công cụ AI tạo sinh do các nhà phát triển trong nước đang bước vào giai đoạn nước rút để chiếm thế ưu tiên tại thị trường nội địa và tỏ ra không hề kém cạnh với thế giới.
3 tháng
Xu thế
Cơn sốt metaverse, NFT qua đi cũng trả lại cho công nghệ này những giá trị thật. Chúng đang được ứng dụng nhiều hơn để giải quyết các bài toán trong cuộc sống, thay vì chỉ là công cụ cho các kẻ đầu cơ.
3 tháng
Xem thêm