Thứ tư, 02/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ trong công nghệ AI? - Bài 1: Trọng tâm nặng ký

Xuân Hạo
- 10:49, 10/05/2023

(DNTO) - Trung Quốc và Mỹ đang tranh đuổi trong một cuộc đua công nghệ trí thông minh nhân tạo. Liệu Trung Quốc có thể gặt hái thành quả của họ để nâng tầm kinh tế và quân sự?

20230513_WBD001

Nghe những lời hùng biện “bom đạn” giữa Bắc Kinh và Washington, ta có thể thấy hai quốc gia này đang ráo riết tranh đuổi để trở thành cường quốc công nghệ bậc nhất thế giới.

Tháng 9 năm ngoái, Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng một số công nghệ sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thập kỷ tới”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã nhấn mạnh luận điểm tương tự: “Chúng ta cần khẩn trương tăng cường nghiên cứu và giải quyết các vấn đề công nghệ trọng tâm… để có thể cạnh tranh khoa học và công nghệ với thế giới, đạt tới trình độ tự lực, tự cường”.

Trọng tâm trí thông minh nhân tạo

Không có công nghệ nào ám ảnh các nhà lãnh đạo ở cả hai bờ Thái Bình Dương bằng công nghệ trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence - AI). Sự phát triển vũ bão trong tính năng “khởi tạo” của các AI như ChatGPT đã góp phần hằn sâu nỗi ám ảnh đó hơn nữa.

Công nghệ trí thông minh nhân tạo khởi tạo (generative artificial intelligence) có thể phân tích kho nội dung khổng lồ trên mạng Internet, bao gồm những văn bản, hình ảnh, video, âm thanh…, và tạo nội dung mới không khác gì con người.

Nếu những lời khen ngợi cho công nghệ này là đúng, thì trí thông minh nhân tạo khởi tạo sẽ là một “bửu bối” vô cùng quý giá để một quốc gia ấn định vị thế kinh tế, quân sự trên đấu trường chính trị thế giới.

Súng đạn và đồng tiền

eric_schmidt_a_p
Tôi cho rằng một hệ thống vận hành bởi AI, phân bổ rộng, tự chủ và phi tập trung có thể mạnh ngang ngửa với bom nguyên tử.

Cựu CEO Google, Eric Schmidt

Tuy AI vẫn nằm trong vòng tranh cãi về tính chất đạo đức, một loạt các ứng dụng quân sự đã được đề xuất bởi các chuyên gia, từ hỗ trợ đưa ra các quyết định chiến lược, giả lập diễn biến chiến trường, theo dõi và đánh giá các hiểm nguy tiềm tàng, cho đến điều khiển máy bay không người lái.

Vào hồi tháng 3/2022, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một AI vốn được dùng để phát triển dược liệu, nhưng thay đổi lập trình để tìm kiếm các tác nhân có hại. Chỉ sau 6 tiếng đồng hồ, AI này đã sáng tạo ra 40.000 loại hợp chất nguy hiểm chết người, tương tự như các loại vũ khí sinh học.

Ở khía cạnh “đồng tiền”, AI có thể được ứng dụng để phân tích dữ liệu, ngăn chặn vi phạm, và đưa ra các quyết định ít rủi ro hơn.

Trong một thí nghiệm thực hiện bởi hãng tài chính Finder, 38 cổ phiếu được lựa chọn bởi ChatGPT đã đạt mức tăng 4,9%, vượt xa con số 0,8% trung bình của 10 hãng đầu tư hàng đầu.

 

Dữ liệu trên bề mặt

Theo một số dữ liệu đo đạc tầm cỡ phát triển công nghệ AI, Trung Quốc có vẻ như đang dẫn đầu. 

Quốc gia này vượt mặt đối thủ Hoa Kỳ trong số lượng các nghiên cứu AI được trích dẫn trong 2019. Trong 2021, tính tổng cộng trên toàn thế giới, đã có 26% ấn bản hội thảo nghiên cứu đến từ Trung Quốc, Mỹ chiếm 17%. 

So sánh một số dữ liệu chọn lọc trong công nghệ AI Mỹ-Trung. Nguồn: The Economist. Việt hóa: Xuân Hạo

So sánh một số dữ liệu chọn lọc trong công nghệ AI Mỹ-Trung. Nguồn: The Economist. Việt hóa: Xuân Hạo

9 trong số 10 viện nghiên cứu hàng đầu, tính bằng số lượng ấn bản nghiên cứu, đã thuộc về Trung Quốc. Tương tự như thế, nước này sở hữu 5 phòng nghiên cứu hàng đầu trong công nghệ xử lý hình ảnh bằng máy tính, một loại AI ứng dụng trong việc giám sát.

Nhưng ở một góc nhìn khác, Mỹ lại đang dẫn đầu khi tính đến số lượng “mô hình nền tảng” - yếu tố mang đến tính chất “thông minh” của trí thông minh nhân tạo khởi tạo như ChatGPT. Mô hình đi tiên phong của ChatGPT, với phiên bản mới nhất mang tên GPT-4, đã là thành quả của hãng startup Mỹ, OpenAI. 

Bên cạnh đó, Mỹ còn có hàng loạt mô hình đến từ các hãng từ lớn đến nhỏ. Các hãng công nghệ khổng lồ bao gồm Google, Meta và Microsoft (vốn sở hữu một phần OpenAI), đều có mô hình của riêng họ. Các tên tuổi như Anthropic, Stability AI thuộc về danh sách một số công ty nhỏ với hệ thống riêng biệt.

Số lượng các hệ thống trí thông minh nhân tạo trên thế giới. Ảnh: The Economist. Việt hóa: Xuân Hạo

Số lượng các hệ thống trí thông minh nhân tạo trên thế giới. Ảnh: The Economist. Việt hóa: Xuân Hạo

ERNIE, sản phẩm của hãng công nghệ tìm kiếm Trung Quốc Baidu, đã được đánh giá là kém thông minh hơn đối thủ ChatGPT. Những “ngọn núi” lớn nhất trong ngành công nghệ Trung Quốc là Alibaba và Tencent vẫn chưa tung ra trí thông minh nhân tạo tạo sinh của riêng họ.

Bài 2: Ba chướng ngại vật

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
15 giờ
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Xem thêm