Thứ hai, 23/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ trong công nghệ AI? - Bài 2: Ba chướng ngại vật

Xuân Hạo
- 09:03, 11/05/2023

(DNTO) - Các chuyên gia đã đánh giá Trung Quốc trễ hơn đối thủ Mỹ từ 2 đến 3 năm trong việc xây dựng các mô hình trí thông minh nhân tạo (AI). Có ba lý do cho sự thua thiệt này.

Trung Quốc đang gặp phải nhiều chướng ngại trong cuộc đua AI với Mỹ. Ảnh: CNBC

Trung Quốc đang gặp phải nhiều chướng ngại trong cuộc đua AI với Mỹ. Ảnh: CNBC

Bài 1: Trọng tâm nặng ký 

“Khát” dữ liệu

Lý do đầu tiên là vấn đề thiếu thốn dữ liệu. Những tưởng lợi thế lớn nhất của Trung Quốc là kho dữ liệu giám sát mạng khổng lồ, có thể được giao cho các công ty AI như SenseTime hay Megvii. 

Nhưng thế mạnh đó đã không có ích trong lĩnh vực công nghệ trí thông minh nhân tạo khởi tạo (generative AI), bởi mô hình nền tảng của nó được “huấn luyện” trên dữ liệu phi cấu trúc đồ sộ của mạng Internet.

Các nhà “thiết kế” mô hình nền tảng Mỹ còn hưởng lợi từ việc 56% nội dung trên mạng Internet sử dụng tiếng Anh. Trong khi đó chỉ có 1,5% nội dung mạng sử dụng Quan thoại và các ngôn ngữ Trung Hoa khác - theo dữ liệu của hãng nghiên cứu mạng W3Techs.

Ngoài ra, tiến sĩ Yiqin Fu của Đại học Stanford chỉ ra: Phần lớn người dân Trung Quốc sử dụng Internet thông qua các tiện ích di động như WeChat hay Weibo. Đây là những “khu vườn khép kín”, với nội dung không được phân tích bởi các bộ máy tìm kiếm cũng như AI.

“Khát” dữ liệu là lý do tại sao mô hình AI 2021 của Học viện Trí thông minh nhân tạo Bắc Kinh - Wu Dao 2.0, không thể “tỏa sáng”, mặc dù nó có tính chất tính toán phức tạp hơn cả GPT-4.

“Đói” phần cứng

Lý do thứ hai khiến Trung Quốc “hụt hơi” trong cuộc đua AI là “đói” phần cứng. Đây là một vấn nạn bắt nguồn từ lệnh kiểm soát khắt khe mà chính quyền Mỹ tung ra vào hồi 2022.

E ngại Bắc Kinh dẫn trước, Washington tìm cách cấm vận các loại công nghệ giúp đối thủ của họ phát triển AI. Trong đó bao gồm các loại chip vi xử lý mạnh mẽ, thiết yếu cho các trung tâm xử lý dữ liệu điện toán đám mây, nơi “đào tạo” các mô hình nền tảng của AI. Và còn có cả các công cụ sản xuất bán dẫn, ngăn chặn Trung Quốc tự sản xuất các loại chip kể trên.

Năng lực tính toán sử dụng trong các mô hình AI của Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: The Economist - Việt hóa: Xuân Hạo

Năng lực tính toán sử dụng trong các mô hình AI của Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: The Economist - Việt hóa: Xuân Hạo

“Đòn đánh” này tỏ ra rất tai hại cho Trung Quốc. Hơn một nửa trong số 26 mô hình AI Trung Quốc dựa dẫm vào chip của Nvidia, một hãng thiết kế chip Mỹ - theo Trung tâm Quản trị AI, một hãng nghiên cứu Anh Quốc.

Một số báo cáo cho thấy SMIC, hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, đã có thể sản xuất chip thử nghiệm chỉ một hoặc hai thế hệ sau chip của TSMC, hãng sản xuất chip Đài Loan hàng đầu thế giới và là nhà cung cấp cho Nvidia.

Tuy vậy, loại chip mà SMIC đủ khả năng sản xuất hàng loạt lại là thứ mà TSMC tung ra hàng triệu sản phẩm từ… ba bốn năm trước.

Tiến độ phát triển công nghệ sản xuất chip bán dẫn giữa các hãng hàng đầu thế giới. Ảnh: The Economist - Việt hóa: Xuân Hạo

Tiến độ phát triển công nghệ sản xuất chip bán dẫn giữa các hãng hàng đầu thế giới. Ảnh: The Economist - Việt hóa: Xuân Hạo

“Nghèo” tài năng

Các hãng công nghệ AI Trung Quốc còn gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tìm kiếm nhân lực. Mỹ vẫn giữ vững ngôi vị là trung tâm thu hút tài năng công nghệ của thế giới.

Các hội nghị công nghệ AI lớn nhất thế giới được tổ chức tại Mỹ. Không những thế, hai phần ba trong tổng số các chuyên gia công bố nghiên cứu tại các sự kiện này lại đến từ các quốc gia khác. Vào 2019, kỹ sư Trung Quốc chiếm đến 27% trong tổng số đó.

Rất nhiều tài năng công nghệ AI có gốc Trung Quốc đã học hỏi và làm việc tại Mỹ trước khi xem xét trở về nước cống hiến. Nhưng đại dịch Covid-19 và căng thẳng Mỹ-Trung đã “bóp nghẹt” con số đó.

Trong nửa đầu năm 2022, Mỹ cấp số thị thực cho sinh viên Trung Quốc chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019.

Ba “chướng ngại vật” thiếu thốn dữ liệu, phần cứng và nhân lực là những thử thách thật sự khó khăn cho Trung Quốc. Nhưng, liệu chúng có thể cản trở hoài bão AI của Trung Quốc? Đó lại là một câu chuyện khác.

Bài 3: Cuộc đua sát nút

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington và Bắc Kinh gặp nhau hôm nay (9/6) trong một nỗ lực được theo dõi sát sao, mang theo hy vọng mong manh về việc hạ nhiệt một trong những mặt trận căng thẳng nhất của cuộc chiến kinh tế: nguyên liệu đất hiếm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/6 (giờ Hoa Kỳ), tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn tròn với đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay 7/6, Sở Y tế TP.HCM công bố thiết lập đường dây nóng 0989.401.155 và tích hợp phản ánh trên ứng dụng “Y tế trực tuyến”, nhằm tiếp nhận thông tin từ người dân về hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.
2 tuần
Xem thêm