Thứ năm, 01/06/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ trong công nghệ AI? - Bài 3: Cuộc đua sát nút

Xuân Hạo
- 15:40, 12/05/2023

(DNTO) - Trung Quốc đang phải “lội ngược dòng” trong cuộc đua công nghệ trí thông minh nhân tạo, với nhiều yếu tố cản trở họ cạnh tranh với Mỹ. Nhưng không có nghĩa là Trung Quốc dễ dàng từ bỏ tham vọng trở thành một cường quốc công nghệ.

jbareham_170802_1892_0001b

Bài 1: Trọng tâm nặng ký
Bài 2: Ba chướng ngại vật


Những “chướng ngại vật” cản trở Trung Quốc phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) là những vấn đề phức tạp, nhưng không có nghĩa là không có giải pháp.

Vượt chướng ngại vật

Lấy vấn đề thiếu thốn dữ liệu chẳng hạn. Vào ngày 13/2/2023, chính quyền Bắc Kinh, nơi hơn ⅓ công ty AI Trung Quốc tọa lạc, đã công bố họ sẽ tung ra dữ liệu của 115 tổ chức chính phủ, cho phép các nhà phát triển mô hình AI tiếp cận 15.880 bộ dữ liệu để phân tích.

Chính quyền trung ương Trung Quốc cũng đang bày tỏ ý muốn “mở cửa các khu vườn khép kín” của các tiện ích dịch vụ mạng, giải phóng dữ liệu - theo Kayla Blomquist, cựu nhân viên ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc, hiện làm việc tại Đại học Oxford.

Đáng chú ý nhất, các mô hình AI mới nhất của Trung Quốc đã có thể “học tập” từ những ngôn ngữ khác. Nhà nghiên cứu Jeffrey Ding của Đại học George Washington cho biết, mô hình ERNIE của Baidu đã được huấn luyện trên rất nhiều dữ liệu tiếng Anh.

Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Baidu, Robin Li giới thiệu Ernie Bot, một chatbot tương tự như ChatGPT, trong một cuộc họp báo tại trụ sở chính của công ty ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16 tháng 3 năm 2023. Ảnh: REUTERS

Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Baidu, Robin Li giới thiệu Ernie Bot, một chatbot tương tự như ChatGPT, trong một cuộc họp báo tại trụ sở chính của công ty ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16 tháng 3 năm 2023. Ảnh: REUTERS

Trong khía cạnh phần cứng, Trung Quốc đã tìm được nhiều cách “đi vòng”. Tờ Financial Times từng đưa tin vào hồi tháng 3 về việc SenseTime, công ty AI nằm trong “danh sách đen” của Mỹ, đã tìm cách né tránh cấm vận phần cứng thông qua các trung gian. Một số hãng AI Trung Quốc đã có thể vận dụng máy chủ điện toán đám mây, trang bị chip tối tân của Nvidia, đặt tại các quốc gia khác.

Một giải pháp khác là thiết kế phần mềm AI có mức độ hiệu quả cao hơn, sử dụng các loại chip bán dẫn yếu hơn của Nvidia, nhưng cho ra kết quả vẫn chấp nhận được. Ngoài ra, Nvidia cũng đang tung ra các loại chip dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Các loại chip này chậm hơn thế hệ mới nhất từ 10% đến 30%, và có giá thành cao hơn, nhưng vẫn đủ để hoạt động.

Vận dụng sức mạnh quốc gia

Về mặt lý thuyết, có một “cứu cánh” rất lợi hại cho Trung Quốc để vượt qua trở ngại “đói” phần cứng và “nghèo” nhân lực: Mô hình mã nguồn mở.

Mô hình này cho phép bất kỳ ai cũng có thể tải mã lập trình về và tinh chỉnh các tính năng. Điều này có thể rất có lợi cho việc tối ưu hóa các “trọng số”, vốn là các con số định nghĩa cấu trúc mô hình AI, thường được thiết lập thông qua các quy trình xử lý đắt tiền.

Alpaca, mô hình do các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford xây dựng, là một ví dụ điển hình cho lợi thế của mô hình mã nguồn mở. Alpaca được xây dựng bằng các trọng số từ LLaMA, một mô hình nền tảng của Meta, công ty mẹ của Facebook. Chi phí tạo dựng Alpaca chỉ dưới 600 đô la, quá rẻ so với cái giá hơn 100 triệu đô la của GPT-4. Alpaca hoạt động ngang ngửa với ChatGPT trong một số tác vụ.

Mô hình mã nguồn mở có thể tận dụng thế mạnh xã hội của Trung Quốc. Dưới sự quản lý trung ương của chính phủ, các cơ quan nghiên cứu AI của Trung Quốc có thể hợp tác hỗ trợ lẫn nhau thông qua các dự án mã nguồn mở. 

Chuyên gia Matt Sheehan, thuộc hãng phân tích Carnegie Endowment, cho biết các phòng nghiên cứu Trung Quốc có thể nhanh chóng hấp thụ các công nghệ tiên tiến ở nước ngoài và tích hợp vào hệ thống của họ, nhờ vào quỹ ngân sách từ chính phủ.

Một nhà đầu tư mạo hiểm danh tiếng ở Thung lũng Silicon thẳng thừng hơn khi gọi mô hình mã nguồn mở là “một lợi thế trời cho” cho chính quyền Trung Quốc.

Cuộc đua sát nút

Có vẻ như những “chướng ngại vật” đã kể ở bài trước sẽ không thể cản trở Trung Quốc thua xa Mỹ trong công nghệ AI. Ngược lại, rất có thể mức độ phát triển công nghệ của hai quốc gia này sẽ ngang tầm nhau, dù “cái giá phải trả” của Trung Quốc cao hơn nhiều.

Thế nhưng Mỹ vẫn giữ một lợi thế giúp họ trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng: Khả năng tích hợp công nghệ phủ khắp nền kinh tế quốc gia. Đây đã là một thế mạnh giúp họ vượt mặt Liên bang Xô-viết (cũ) trong thời kỳ 1950.

Trung Quốc, tuy nhanh nhạy đổi mới hơn Liên bang Xô-viết, nhất là trong việc tích hợp các công nghệ mới như các nền tảng tài chính kỹ thuật số, mạng viễn thông 5G và tàu điện cao tốc,... nhưng lại chậm chân trong triển khai hệ thống cảm biến, công nghệ điện toán đám mây và phần mềm kinh doanh - những yếu tố có thể hỗ trợ phát triển AI.

Và dù Trung Quốc có tìm cách “lách luật” đến cỡ nào đi chăng nữa, vẫn không thể phủ nhận ảnh hưởng của lệnh “cấm vận” xuất khẩu công nghệ từ Mỹ. Nó sẽ giới hạn diện rộng cho toàn ngành công nghệ Trung Quốc. 

Hơn thế nữa, các công ty Trung Quốc vẫn còn lận đận với nhiều vấn đề. Các công ty tư nhân tầm trung và nhỏ thiếu tài nguyên, trong khi các công ty sở hữu bởi chính phủ thì chậm chạp trong đổi mới. Quỹ đầu tư khổng lồ có giá 50 tỷ đô la cho ngành sản xuất chip Trung Quốc lún sâu trong scandal. Hàng ngàn các hãng startup chỉ biết gắn cái mác “AI” để lợi dụng trợ cấp chính phủ.

Đó là chưa kể mối lo ngại từ các chính sách kiểm soát gay gắt từ chính quyền Trung Quốc. Chiến dịch “thanh trừng” ngành công nghệ kéo dài 2 năm rưỡi của chính quyền Tập Cận Bình đã để lại nhiều “vết sẹo”. 

Trong 2022, vốn đầu tư tư nhân vào các công ty AI Trung Quốc đã đạt 13,5 tỷ đô la, chỉ bằng một phần ba so với vốn chảy vào các đối thủ tại Mỹ. Trong vòng 4 tháng đầu 2023, mức độ khác biệt này tiếp tục kéo dãn - dựa theo thông số của PitchBook. Vẫn còn sớm để có thể biết liệu trí thông minh nhân tạo khởi tạo có mang tính cách mạng, nhưng giới đầu tư trên thị trường tự do đã bắt đầu “đánh cược” vào kẻ thắng cuộc.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, nguồn này có thể linh hoạt bố trí, hỗ trợ ngay cho người lao động, người mất việc làm, hay xây dựng ngay những khu nhà ở cho thuê, nhà trọ cho những người lao động ở các khu chế xuất, khu công nghiệp…, để kích cầu cho nền kinh tế.
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Ngày 29/5/2023, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) Nguyễn Anh Đức đã có buổi tiếp xúc phái đoàn do ông Gal Saf - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam dẫn đầu, tìm hiểu cơ hội trao đổi đầu tư và hợp tác mở rộng trên lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Doanh thu bất động sản yếu, sản lượng công nghiệp và sức tiêu thụ ảm đạm, niềm tin vào công cuộc hồi phục kinh tế của Trung Quốc sau Covid-19 đang trở nên nhạt nhòa.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong tháng 5/2023, kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm cho tới nay, nền kinh tế vẫn “rung lắc” dữ dội. Các dự báo cho thấy, từ nay tới cuối năm, khó khăn, thách thức còn rất lớn. Yêu cầu có giải pháp thiết thực với nỗ lực cao nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà đầu tư phải hiểu bản thân mình đang thế nào; phải tận dụng được tối đa nguồn lực sẵn có của thương hiệu; đồng thời biết làm việc trên tinh thần cộng tác, bỏ qua sự than phiền và tranh chấp..., khi đó, những chìa khoá "vàng" sẽ mở ra cánh cửa thành công trong hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 là cấp thiết để tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế, tạo bệ phóng lớn hơn, mạnh hơn thúc đẩy "đầu tàu" kinh tế của cả nước bứt phá. Song tuyệt đối không lợi dụng xây dựng pháp luật để hợp thức hóa sai phạm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Việt Nam là một trong những nước rót tiền nhiều nhất cho năng lượng tái tạo (7,4 tỷ USD). Nếu đi đúng lộ trình, đến năm 2030, Việt Nam sẽ xuất khẩu điện.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu, trong đó bỏ quy định áp dụng chỉ định thầu đối với gói thầu tái định cư vì đây là công việc không phức tạp và nhiều nhà thầu có thể thực hiện được.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cơ quan quản lý mạng Trung Quốc cảnh báo hiểm họa an ninh từ chip bán dẫn sản xuất bởi Micron, một hãng công nghệ Mỹ. Động thái này được đánh giá là một “đòn trả đũa” cho Hội nghị G7 vừa qua.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Nền kinh tế có độ mở lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, sức chống chịu và tính cạnh tranh chưa cao nên chịu tác động, ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố bên ngoài. Yếu kém ở các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng đã lộ rõ trong khó khăn”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giữa lúc môi trường kinh tế đang trở nên khả quan, một quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra dấu hiệu họ có thể hoãn tăng lãi suất cho vay trong tháng 6.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ca sĩ Văn Mai Hương vừa chính thức thông báo sẽ trình làng sản phẩm âm nhạc mang tên “Mưa tháng sáu” vào ngày 24/05 tới, kết hợp cùng Grey D, Trung Quân để đón đầu cảm xúc khán giả cho những ngày mưa đang đến.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Để thách thức ngôi vị của hạt cà phê Arabica là không dễ chút nào. May thay, đã có nhiều động lực từ chính phủ, bạn bè quốc tế và hộ nông dân để tìm kiếm và nuôi dưỡng "ứng cử viên" sáng giá nhất từ cây Robusta.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến ngành điện được đặt ra trong họp báo thường kỳ của Bộ Công thương chiều 18/5.
1 tuần