Thứ ba, 03/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Tăng tốc để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 khoảng trên 7%

Thạch Hương
- 14:32, 07/10/2024

(DNTO) - Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế.

Ngày 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp ngày 7/10. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp ngày 7/10. Ảnh: VGP

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương sự nỗ lực, cố gắng vượt khó của một số bộ, ngành, địa phương, nhất là Hà Nội, TP.HCM đã đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách cả nước, trong đó Hà Nội đóng góp 25,93%; TP.HCM đóng góp 25,45%; sự nỗ lực, chia sẻ khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương, nhất là Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng trong quá trình khắc phục hậu quả bão số 3; một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng nỗ lực lớn như Đắk Lắk, Đắk Nông; các tỉnh đạt tăng trưởng trên 10% như Bắc Giang, Hà Nam, Thanh Hóa, Khánh Hòa và đặc biệt là hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.

Bên cạnh những kết quả rất cơ bản mà các đại biểu đã chỉ ra, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn thách thức; trong đó nổi bật là bão số 3 gây thiệt hại lớn; tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp hơn cùng kỳ; những khó khăn, vướng mắc trên thị trường bất động sản vẫn còn chậm được giải quyết; nợ xấu có xu hướng tăng; tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 140 nghìn tỷ có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu...

Về 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu trước hết tập trung phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh; tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác; không điều hành "giật cục".

NHNN giữ ổn định tỷ giá, phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng tín dụng cả năm khoảng 15%; kiểm soát rủi ro nợ xấu...

Cuộc họp được kết nối trực tuyến với 63 địa phương. Ảnh: VGP

Cuộc họp được kết nối trực tuyến với 63 địa phương. Ảnh: VGP

Một giải pháp trọng tâm, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung đẩy mạnh, tạo đột phá giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy mạnh mẽ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý dứt điểm các vấn đề, dự án tồn đọng, kéo dài, các ngân hàng yếu kém, phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức; khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án nêu trong Đề án 153.

"Bộ Tài chính khẩn trương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2026 và chi đầu tư ngân sách Nhà nước giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó lưu ý ưu tiên nguồn vốn cho các dự án có tính kết nối, lan tỏa liên vùng, quốc gia, quốc tế, nhất là kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị", Thủ tướng nêu rõ.

Giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố..., Thủ tướng nhấn mạnh 5 nhóm nhiệm vụ cấp thiết. Cụ thể: Uu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống và đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới; không để thiếu lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu, nước, thuốc, vật tư y tế, các vật tư đầu vào cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân; phối hợp với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội chuẩn bị kỹ các luật, nghị quyết trình Quốc hội theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính, vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển, huy động mọi nguồn lực phát triển; hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, triển khai gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội và hưởng ứng phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, tăng trưởng GDP quý 3 ước đạt 7,4% so với cùng kỳ, cao hơn 0,7% so với kịch bản tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ (6,7%), tương đương với kịch bản tăng trưởng cả năm 7%.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng GDP đạt 6,82%. Các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao như: Bắc Giang (13,89%), Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%)...

Một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 vẫn giữ được đà tăng trưởng cao, như: Hải Phòng (9,77%), Quảng Ninh (8,02%), Phú Thọ (9,56%), Lào Cai (7,71%), Cao Bằng (7%), Yên Bái (7,15%)...

Trong tháng 9, có khoảng 17.700 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường; tính chung 9 tháng có khoảng 183.000 doanh nghiệp, cao hơn số rút lui khỏi thị trường (163.800 doanh nghiệp).

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, khoảng 82,6% doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo đánh giá tình hình kinh doanh trong quý 4 sẽ ổn định hoặc tốt lên so với quý 3, cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào sự phục hồi tích cực của nền kinh tế trong năm 2024. Các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực hơn. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phục hồi qua từng quý.

Trong đó, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng. Tổng vốn FDI đăng ký 9 tháng khoảng 24,8 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ, trong đó FDI đăng ký mới khoảng 13,6 tỷ USD, tăng 11,3%; vốn FDI thực hiện khoảng 17,3 tỷ USD, tăng 8,9%.

Trên cơ sở kết quả quý 3/2024, 9 tháng năm 2024 và dự báo cả năm, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý 4 khoảng 7,6%-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Sau Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề xuất thành lập khu thương mại tự do. Chuyên gia cho rằng Việt Nam có cơ hội tiến tới trở thành quốc gia thương mại tự do giống như Singapore.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, (100% đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 30/11, với 443/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý: Dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi, quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật được Quốc hội thông qua bổ sung quy định xác định rõ 6 hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh đặc biệt của thế giới và trong nước vừa tạo công cuộc đổi mới, sáng tạo, phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% hoặc có thể thấp hơn với các cơ quan báo chí.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia theo hướng tăng, có thể là 20%, thay vì 10% như dự thảo và xây dựng lộ trình tăng thuế phù hợp đến năm 2030.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Trước đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật phòng không nhân dân; thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035...
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/11, tiếp tục kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 (kỳ báo cáo 1/10/2023 - 1/10/2024).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Học hỏi và chọn lọc kinh nghiệm từ quốc tế, nghiên cứu kĩ lưỡng địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ giúp việc phát triển điện hạt nhân đi đúng hướng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước...
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
1 tuần
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 tuần
Xem thêm