Thứ ba, 07/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thị phần chi tiêu cho máy bay tư tăng vọt với sự dẫn đầu của nước Mỹ

Hải Ngư
- 11:30, 08/07/2022

(DNTO) - Để ưu ái phục vụ giới điều hành, chi tiêu dành cho máy bay phản lực tư toàn thế giới đang đạt mức cao nhất trong 10 năm qua, và nước Mỹ vẫn dẫn đầu với Meta của Mark Zuckerberg chiếm vị trí số 1.

Chỉ riêng trong năm 2021, các công ty lớn của Mỹ đã chi gần 34 triệu USD cho các chuyến du hành bằng máy bay tư nhân, mà đó mới chỉ là tính riêng chi phí dành cho các vị chủ tịch và CEO. Cụ thể như Meta đã chi 1,6 triệu USD cho các chuyến “ngao du” bằng máy bay riêng dành cho CEO Mark Zuckerberg, số tiền đầu tư nhiều nhất so với bất kỳ công ty nào. Chính đại dịch Covid-19 đã khiến chi phí đi lại độc quyền của các sếp cao vọt đến như vậy.

Chi tiêu của các công ty Mỹ dành cho máy bay phản lực tư nhân đạt mức cao nhất trong 10 năm, và Meta của Mark Zuckerberg chiếm vị trí số 1. Ảnh A.P

Chi tiêu của các công ty Mỹ dành cho máy bay phản lực tư nhân đạt mức cao nhất trong 10 năm, và Meta của Mark Zuckerberg chiếm vị trí số 1. Ảnh A.P

Tính ra, kể từ năm 2012 đến nay, những công ty hàng đầu của riêng nước Mỹ đã chi càng ngày càng nhiều tiền cho các chuyến du hí hay công cán bằng máy bay tư nhân. Bên cạnh mức xuất hầu bao của nhà sáng lập Facebook, năm ngoái nhóm các công ty thuộc S&P 500 cũng đã chi gần 34 triệu đô la phí máy bay tư cho các CEO và thành viên hội đồng quản trị. Theo nhận định của giới tư vấn đầu tư, riêng trong năm 2021, trung bình các công ty đã bỏ ra khoảng 170.000 USD dành cho máy bay tư, nhiều hơn một phần ba so với năm trước đó.

Các thông số này được đưa ra trong bối cảnh nhiều hãng kinh doanh đang phải đối mặt với các lời xì xào phân bì chỉ trích về sự chênh lệch ngày càng tăng giữa các gói trả lương cho CEO so với một nhân viên bình thường. Đầu tháng vừa qua, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Mỹ, các giám đốc điều hành hàng đầu tại 300 công ty trả lương thấp nhất lại bỏ túi được nhiều hơn khoảng 670 lần so với công nhân của họ. Giới điều hành biện minh, sự gia tăng phí vì sử dụng máy bay tư là do mối lo ngại về đại dịch Covid-19. Hai doanh nghiệp lớn Discover Financial và Lockheed Martin cho biết đã ưu tiên chi phí đi lại bằng máy bay riêng cho các giám đốc điều hành kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Thị phần máy bay tư đã bùng nổ đáng kể trong đại dịch. Ảnh A.P

Thị phần máy bay tư đã bùng nổ đáng kể trong đại dịch. Ảnh A.P

Tuy nhiên, những lo ngại về dịch chưa chắc đã là căn duyên duy nhất thúc đẩy việc tăng vọt sử dụng máy bay phản lực tư nhân. Đối với nhiều doanh nghiệp, phương tiện di chuyển dạng này đại diện cho một biện pháp an ninh thiết yếu thể hiện sự ưu đãi với các giám đốc điều hành cấp cao. Chẳng hạn như Meta biện minh, với vai trò quan trọng của Mark Zuckerberg trước các mối đe dọa đến an toàn đi lại, Mark bắt buộc phải sử dụng máy bay riêng khi đi công tác hoặc du lịch cá nhân. Mà đâu phải chỉ chi phí đi lại, năm ngoái, Protocol đã báo cáo, riêng tiền bỏ ra để bảo mật hành trình của giới CEO của họ cũng đã tăng vọt sau đại dịch.

Chỉ trong năm 2021, Meta đã chi khoảng 1,6 triệu USD phí máy bay tư cho Zuckerberg, một phần khá ưu ái so với con số kỷ lục 26,8 triệu USD chi cho an ninh đi lại của các tỷ phú và CEO khác. Tính ra, Meta là một trong ba công ty duy nhất chi hơn 1 triệu USD mua máy bay phản lực tư nhân cho các giám đốc điều hành vào năm ngoái, bên cạnh Tyson Foods và Lockheed Martin.

Để ưu ái phục vụ giới điều hành, chi tiêu dành cho máy bay phản lực tư toàn thế giới đang đạt mức cao nhất trong 10 năm qua. Ảnh A.P

Để ưu ái phục vụ giới điều hành, chi tiêu dành cho máy bay phản lực tư toàn thế giới đang đạt mức cao nhất trong 10 năm qua. Ảnh A.P

Cũng năm 2021 vừa qua, Google đã phân bổ khoảng 4,3 triệu USD phí an toàn đi lại cho CEO Sundar Pichai, trong khi Amazon chi khoảng 1,6 triệu USD cho người sáng lập Amazon, Jeff Bezos, ngay cả CEO mới Andy Jassy của họ cũng được chi xấp xỉ 600.000 USD cho khoản đi lại này. Thế mà cả hai cái tên doanh nghiệp vừa kể vẫn đều không có tên trong danh sách 15 công ty chi tiêu nhiều nhất cho máy bay tư nhân vào năm 2021 mà ISS Corporate Solutions liệt kê, điều đó đủ thấy thị phần này đang bùng nổ thế nào!

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng bền vững, TTC và các đơn vị thành viên không ngừng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa với tâm thế “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.
20 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội là rủi ro được đánh giá ở thế cân bằng, đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với số kinh phí hơn 600 triệu đồng vận động bước đầu, trước mắt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam xây dựng kế hoạch vận chuyển nước uống, nước sinh hoạt đến 4 tỉnh đầu tiên: Bến tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau để hỗ trợ kịp thời cho bà con đang thiếu nguồn nước uống và nước sinh hoạt.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Xem thêm