Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thế giới đang xuất hiện 3 xu thế lớn, Việt Nam sẽ ‘thay da đổi thịt’?

Huyền Trang
- 16:23, 05/09/2023

(DNTO) - Cơ hội thu hút vốn FDI, các nhà sản xuất, công ty mua hàng khắp nơi trên thế giới đang dành nhiều hơn cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

 

Sự ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị đã giúp Việt Nam tiếp tục tạo sức hút với nhà đầu tư ngoại. Ảnh: T.L.

Sự ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị đã giúp Việt Nam tiếp tục tạo sức hút với nhà đầu tư ngoại. Ảnh: T.L.

Nhiều gã khổng lồ tiếp tục tìm đến Việt Nam

Động thái chọn Việt Nam làm nơi “đặt tổ” của hàng loạt các gã sừng sỏ trong làng sản xuất thế giới, đã cho thấy những xu hướng mới của nền kinh tế toàn cầu đang tạo ra những thuận lợi cho đất nước chữ S.

Điển hình như Tập đoàn Apple đã chuyển 11 nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. Intel đầu tư mở rộng giai đoạn 2 nhà máy kiểm định chip tại TP.HCM với tổng trị giá đầu tư tới 4 tỷ USD. Tập đoàn Lego (Đan Mạch) cũng đầu tư nhà máy tại Bình Dương với trị giá hơn 1 tỷ USD.

Những “ông lớn” khác tại Hoa Kỳ như Boing, Google, Walmart… cũng đều nghiên cứu môi trường đầu tư tại Việt Nam để tìm kiếm, mở rộng mạng lưới nhà cung ứng và phát triển cơ sở sản xuất tại đây.

“Việt Nam đang là điểm đến đón dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu. Lý do Việt Nam đang là thành viên của 17 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã có hiệu lực. Bên cạnh đó, Việt Nam có nền kinh tế vĩ mô ổn định, khiến nhà đầu tư nước ngoài an tâm. Việt Nam cũng có thị trường tiêu dùng triển vọng với hơn 100 triệu dân, tiềm năng tiêu dùng tăng cao trong tương lai. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang dần hoàn thiện, nhiều chỉ số cạnh tranh cũng tăng lên trong thời gian vừa qua đã tạo nên sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài”, ông Nguyễn Thắng Vượng, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương) nhận định.

Kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển về phía Đông và phía Nam

Kinh tế toàn cầu đang xuất hiện nhiều xu hướng mới có nhiều thuận lợi với Việt Nam. Ảnh: T.L.

Kinh tế toàn cầu đang xuất hiện nhiều xu hướng mới có nhiều thuận lợi với Việt Nam. Ảnh: T.L.

Cũng theo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, hiện trên thế giới đang xuất hiện 3 xu thế nổi bật, sẽ là cơ hội cho các quốc gia phát triển, trong đó có Việt Nam. Nếu biết nắm bắt, con đường Việt Nam trở thành mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của thế giới sẽ không xa.

Xu thế đầu tiên là toàn cầu hóa, tăng cơ hội cho sản phẩm Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cơ hội tiếp nhận công nghệ mới với chi phí thấp cũng như cơ hội tiếp cận nguồn dữ liệu xuyên biên giới chưa từng có.

Tiếp đến là xu thế chuyển dịch kinh tế toàn cầu, với sự chuyển dịch mạnh mẽ chuỗi cung ứng của các nước ra khỏi Trung Quốc. Nhờ đó, Việt Nam có cơ hội tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia, gia tăng cơ hội hợp tác liên chính phủ để tạo đà phát triển và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một trong những xu thế lớn phải kể đến tại thời điểm này đó là xu hướng rời chuỗi cung ứng khỏi các khu vực bất ổn chính trị từ cuộc chiến Nga và Ukraina. Xu thế này tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận tốt hơn thị trường Tây Âu, nơi đang có khoảng trống thị phần do các doanh nghiệp nước ngoài khi rời khỏi Nga bỏ lại. Đồng thời, Việt Nam có thêm cơ hội đón các nguồn FDI đang di chuyển vào khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định.

“Việt Nam hoàn toàn có cơ hội chiến lược trong chuỗi cung ứng khi trọng tâm của nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển về phía Đông và phía Nam. Đây sẽ là một trong những điểm sáng thu hút các nhà sản xuất, nguồn vốn đầu tư và công ty mua hàng khắp nơi trên thế giới”, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ nhận định.

Điểm chốt nằm ở chính sách

Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam giai đoạn tới phải có những đột phá để đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: T.L.

Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam giai đoạn tới phải có những đột phá để đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: T.L.

Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết công nghiệp chỉ phát triển được khi có một ngành công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh. Việt Nam hiện đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng mới chỉ đặt chân đến khâu trung gian, có giá trị gia tăng thấp, sử dụng lắp ráp phần lớn là lao động, có thể nói là phần đáy của "đường cong mặt cười" trong chuỗi sản xuất.

Những khâu khác như khâu thượng nguồn (thiết kế, phân phối…) hầu hết do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhiệm. Thậm chí có những khâu hạ nguồn nhưng cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành sản xuất, chế biến chế tạo, dệt may da giày… doanh nghiệp Việt cũng chưa tham gia nhiều mà vẫn phải nhập khẩu. Trước đây, Việt Nam tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ, nhưng hiện nay, chi phí nhân công gia tăng khiến lợi thế này dần mất đi tính cạnh tranh.

Ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước dù thời gian qua đã có nhiều cơ chế chính sách phát triển và đã có bước phát triển vượt bậc, nhưng theo ông Hoàn, sự phát triển này vẫn chưa đủ mạnh do chưa có bộ công cụ chính sách đủ mạnh để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển cao hơn nữa. Đó là lý do các doanh nghiệp trong ngành vẫn gặp khó khăn về tiếp cận tài chính, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất.

“Một trong những yếu tố doanh nghiệp FDI rất quan tâm là khả năng cung ứng của doanh nghiệp nội địa với sản xuất linh kiện phục vụ lắp ráp, hoàn chỉnh sản phẩm. Họ quan tâm các doanh nghiệp trong nước có đáp ứng đủ về tiêu chuẩn, chất lượng, thời gian giao hàng, năng lực cạnh tranh… để tham gia vào chuỗi cung ứng của họ hay không”, ông Hoàn nói.

Cũng theo vị này, trong khoảng thời gian dài, dù công nghiệp rất được quan tâm nhưng vẫn chưa có một bộ luật để thúc đẩy ngành. Việc xây dựng luật phát triển công nghiệp trọng điểm được xem là khung pháp lý cao nhất để tạo nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo, luyện kim, công nghệ cao…

Đó là lý do Cục Công nghiệp đang nỗ lực tham mưu cho Bộ Công thương xây dựng Dự thảo Luật Công nghiệp trọng điểm. Sửa đổi bổ sung Nghị định 111 về công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này hưởng ưu đãi, tăng tính cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

Bên cạnh đó, Cục Công nghiệp cho biết sẽ xây dựng các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật ở cả miền Bắc, miền Nam, với máy móc thiết bị dùng chung, giúp doanh nghiệp trong công tác kiểm định, kiểm tra chất lượng và hấp thụ công nghệ. Đồng thời, kết hợp với các tập đoàn lớn như Samsung, Toyota, Thaco… đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nội địa, giúp doanh nghiệp sản xuất đạt chuẩn và tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đầu chuỗi.

Mới đây, Thủ tướng ban hành Quyết định 1643 phát triển ngành dệt may – da giày định hướng đến 2045. Sắp tới, Cục Công nghiệp cho biết sẽ tập trung phát triển chiến lược phát triển công nghiệp ô tô, ngành thép…, các ngành trọng điểm cho ngành sản xuất trong nước.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
21 giờ
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 tuần
Xem thêm