Thứ năm, 18/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Startup Việt gọi được 855 triệu USD trong năm 2022

Huyền Trang
- 00:00, 20/01/2023

(DNTO) - Mặc dù hoạt động ở giai đoạn đầu vẫn diễn ra mạnh mẽ, nhưng tổng giá trị đầu tư đã giảm đáng kể vào năm 2022 do dòng vốn rót vào startup ở giai đoạn cuối sụt giảm mạnh, theo quỹ Nextrans.

Thị trường khởi nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm sáng thu hút vốn đầu tư trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: T.L.

Thị trường khởi nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm sáng thu hút vốn đầu tư trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: T.L.

Nhiều ‘cá mập’ mới thành lập

Hôm 19/1, Quỹ đầu tư Nextrans công bố Báo cáo Khởi nghiệp Việt Nam trong năm 2022.

Theo Báo cáo, đến năm 2022, Việt Nam chứng kiến ngày càng nhiều nhà đầu tư giai đoạn đầu mới thành lập, mở rộng sang thị trường Việt Nam hoặc huy động vốn mới tập trung vào Việt Nam.

Khảo sát của Bain ghi nhận, trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư theo đuổi tầm nhìn dài hạn. Các nhà đầu tư tin tưởng vào triển vọng dài hạn của Việt Nam bất chấp suy thoái kinh tế hiện nay và mùa đông nguồn vốn.

Theo DealstreetAsia, Việt Nam đã ghi nhận 11 quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu tập trung vào thị trường, với 7 quỹ đầu tiên và 4 quỹ tập trung vào Việt Nam khác bao gồm AVV, Do Ventures, Nextrans, ThinkZone, Touchstone Partners, VinaCapital Ventures,.... Xét về tổng tài sản quản lý (AUM ), các quỹ đã huy động được 371 triệu USD và mục tiêu huy động được 200 triệu USD vào năm 2023 và 2024.

Kể từ năm 2021, đã có nhiều thương vụ được thực hiện bởi các quỹ tập trung vào Việt Nam này, chứng tỏ họ là một trong những hệ thống hỗ trợ quan trọng nhất cho các startup giai đoạn đầu trong nước. Ngược lại, số lượng quỹ giai đoạn sau vẫn ở mức vừa phải, hầu hết đều là quỹ khu vực hoặc toàn cầu.

Đầu tư chậm lại

bản đồ đầu tư

Cũng theo báo cáo, mặc dù “bột khô” (dòng tiền dự trữ của các quỹ mạo hiểm) cao nhất từ trước đến nay, nhưng do những cơn gió ngược về kinh tế, các nhà đầu tư mạo hiểm đã trở nên thận trọng hơn khi đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.

Hoạt động giao dịch giảm một nửa, giá trị giao dịch giảm 1/3 so với năm 2021, phản ánh đầu tư chậm lại. Mặc dù hoạt động ở của các startup giai đoạn đầu vẫn diễn ra mạnh mẽ, nhưng tổng giá trị đầu tư đã giảm đáng kể vào năm 2022 do không có nguồn tài trợ vào các startup giai đoạn cuối. Điều này cho thấy phải có nhiều doanh nghiệp có khả năng mở rộng hơn.

đầu tư mạo hiểm 2

Phân tích theo ngành, thương mại điện tử vẫn là lĩnh vực thu hút đầu tư hàng đầu vào năm 2022, chiếm 31% tổng nguồn vốn, tiếp theo là fintech (26%), logistics và vận tải (15%). Công nghệ giáo dục (Edtech) và công nghệ y tế và chăm sóc sức khỏe (Medtech & Healthcare) lần lượt chiếm 6% và 5% tổng vốn đầu tư.

Các giao dịch công nghệ thực phẩm (foodtech), công nghệ bất động sản (proptech) và phần mềm dịch vụ (SaaS) chiếm tổng cộng 8%. Các giao dịch của các ngành khác chiếm 9% còn lại, chủ yếu đến từ các công ty khởi nghiệp trong ngành truyền thông, chuỗi khối hoặc du lịch.

“Sau đỉnh năm 2021, số tiền đầu tư và số thương vụ thực hiện trong năm 2022 giảm đáng kể do nhà đầu tư thận trọng hơn trong đầu tư. Các nhà đầu tư chọn lọc hơn về các giai đoạn đầu tư và thẩm định trong các công ty khởi nghiệp. Xét về giai đoạn, phần lớn vốn chảy vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu, trong khi đầu tư vào giai đoạn sau tương đối ít. Các nhà đầu tư hiện đang xem xét nghiêm túc khả năng sinh lời của công ty và tính khả thi để thoát khỏi các khoản đầu tư của họ”, Nextrans nhận định.

Điều chỉnh định giá

Báo cáo của Nextrans ghi nhận, năm 2022 bắt đầu chứng kiến nhu cầu vay tín dụng từ startup tăng cao. Với việc định giá dưới áp lực, các công ty khởi nghiệp đang ngày càng chọn cách bảo đảm tài chính từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng tư nhân để ngăn chặn các vòng giảm giá.

Các giao dịch nổi bật trong giai đoạn này bao gồm khoản vay 60 triệu USD của Be Group từ Deutsche Bank. Các thỏa thuận phi khởi nghiệp khác là khoản nợ 60 triệu USD của F88 từ CLSA Capital Partners vào tháng 11 năm 2022, khoản tài trợ 10 triệu USD từ Lendable và khoản vay 135 triệu USD của VinFast từ Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Điều chỉnh định giá bắt đầu xảy ra đặc biệt ở các khoản đầu tư giai đoạn cuối. Từ quý 2 năm 2022, các khoản đầu tư giai đoạn cuối (thuộc chuỗi B) chịu nhiều áp lực. Giá trị trung bình cho các vòng này đã giảm do môi trường gây quỹ khó khăn hơn, sự rút lui của các quỹ chéo, việc hiệu chỉnh lại định giá đang diễn ra và sự thận trọng của nhà đầu tư ngày càng tăng.

Mặt khác, các thương vụ Seed và Series A tiếp tục quỹ đạo đi lên. Tuy nhiên, các giao dịch ở giai đoạn đầu cũng có thể chịu áp lực vì các nhà đầu tư có tâm lý thận trọng ủng hộ những startup thành công mà họ đang đầu tư hơn là đặt cược vào startup mới. Dòng vốn chảy vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu, trong khi các khoản đầu tư vào giai đoạn sau tương đối ít. Các nhà đầu tư hiện đang xem xét nghiêm túc khả năng sinh lời của công ty và tính khả thi để thoát khỏi các khoản đầu tư của họ.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
4 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm