Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những giải pháp nội tại giúp xuất khẩu thủy sản trở lại thời 'hoàng kim' trong dài hạn

Hồng Gấm
- 16:51, 03/12/2023

(DNTO) - Bức tranh của ngành thuỷ sản tháng 11 mặc dù khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn bởi sức tiêu thụ kém. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện dần trong dịp lễ tết năm nay, trước khi bứt phá từ nửa sau năm 2024 khi các thị trường tiêu thụ lớn hồi phục.

 

Kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay dự báo giảm 15 - 20% so với năm 2022. Ảnh: TL.

Kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay dự báo giảm 15 - 20% so với năm 2022. Ảnh: TL.

Khó về đích vì 'mắc cạn'

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) vừa cho biết, trong tháng 11/2023, xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 840 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ, nhưng chưa thể hiện được xu hướng khả quan vì so với những tháng trước không có sự đột phá về doanh số.

Cụ thể, xuất khẩu tôm tới hết tháng 11/2023 ước đạt 3.15 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm cũng bị chi phối bởi cạnh tranh về giá trong bối cảnh nguồn cung tôm thế giới dư thừa, giá bán hạ. Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều thấp hơn so với cùng kỳ, trừ một vài thị trường nhỏ như Hồng Kông và Thụy Sỹ tăng 5%, Đài Loan tăng 19%.

Diễn biến xuất khẩu tôm trong tháng cuối năm và năm 2024 phụ thuộc phần lớn vào những biến động trên thị trường Mỹ. Khối lượng nhập khẩu tôm vào thị trường này đang bắt đầu hồi phục, tuy nhiên, giá tôm ở thị trường Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam và cả ngành tôm Ấn Độ.

"Ngành thủy sản đã trong tình trạng dư thừa tôm trên toàn thế giới trong hơn một năm. Tại Mỹ, EU và Trung Quốc, giá nhập khẩu trung bình năm 2023 đã giảm lần lượt là 13,4%, 10% và 2,7%. Tuy nhiên, điều an ủi là dự báo tình hình tiêu thụ và nhập khẩu tại Mỹ sẽ khả quan hơn trong tháng 11 và 12 này", bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông VASEP, chia sẻ.

Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 8,3 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: VASEP.

Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 8,3 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: VASEP.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra trong 11 tháng đạt gần 1,7 tỷ USD, thấp hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái do giá xuất khẩu giảm ở các thị trường chính. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông giảm 26%; Mỹ giảm 54%; Braxin giảm 0,4%; CPTPP giảm 31%, Anh giảm 1% và Mexico giảm 41%. 

Sự sụt giảm xuất khẩu đã phản ánh vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành cá tra. Kết quả kinh doanh tháng 10/2023 của “nữ hoàng cá tra” Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC) vừa công bố ghi nhận tổng doanh thu đạt 445 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Vĩnh Hoàn cho biết, doanh thu tháng 10 giảm là giảm do xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như thị trường Mỹ giảm 59%, thị trường nội địa tiêu thụ giảm 14% so với tháng trước.

Công ty cổ phần Nam Việt (mã ANV) được biết đến là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra thuộc nhóm dẫn đầu tại Việt Nam, sở hữu chuỗi giá trị khép kín tự chủ toàn phần với công nghệ hiện đại và vùng nuôi cá lớn, song cũng không tránh khỏi vòng xoáy khó khăn trước sức cầu thị trường sụt giảm mạnh khi quý III/2023, lợi nhuận sụt giảm tới 99% so với cùng kỳ 2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Nam Việt đạt 3.328 tỷ đồng doanh thu, giảm 11,3% và lợi nhuận sau thuế đạt 42,3 tỷ đồng, giảm 92,5% so với cùng kỳ năm trước (đạt hơn 567 tỷ đồng).

Ngoài ra, xuất khẩu cá ngừ 11 tháng cũng ghi nhận chỉ đạt khoảng 774 triệu USD, giảm 18% so cùng kỳ. So với các mặt hàng khác, cá ngừ có tín hiệu tích cực hơn. Dù xuất khẩu sang Mỹ vẫn giảm 35%, nhưng nhiều thị trường như EU, Thái Lan, Israel, Mexico, Nga, Hàn Quốc, Phillipine, Nhật Bản đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ Việt Nam. Các sản phẩm loin cá ngừ hấp và cá ngừ đóng hộp có nhu cầu tốt hơn so với cá đông lạnh phile, cắt khúc …

Các loại cá khác, chủ yếu là cá biển tới hết tháng 11 đã mang về doanh số 1,74 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu mực, bạch tuộc, nhuyễn thể có vỏ, cua ghẹ tới hết tháng 11 vẫn tăng trưởng âm từ 10 - 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đầu năm 2023, Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 là trên 10 tỷ USD. Dù có tín hiệu dần phục hồi, nhưng lượng đơn hàng tính đến hiện tại vẫn rất ít và khó bán ra kể cả nội địa. Bắt mạch thị trường, VASEP nhận định, với diễn tiến hiện nay, dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 ước tính sẽ chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm 2022. 

Trong đó, tôm sẽ thu về khoảng 3,4 tỷ USD, ít hơn 21% so với năm ngoái, cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 25%, cá ngừ đạt 850 triệu USD, giảm 15%; xuất khẩu mực, bạch tuộc ước đạt 660 triệu USD, giảm 14%.

Hiện đã giải ngân trên 60% gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lâm, thủy sản. Gói hỗ trợ được kéo dài tới hết tháng 6 năm 2024, kỳ vọng sẽ đẩy nhanh sự hồi phục cho ngành. Ảnh: TL.

Hiện đã giải ngân trên 60% gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lâm, thủy sản. Gói hỗ trợ được kéo dài tới hết tháng 6 năm 2024, kỳ vọng sẽ đẩy nhanh sự hồi phục cho ngành. Ảnh: TL.

Dò 'điểm rơi' tăng trưởng

Nhìn vào giỏ tài chính của ngành thủy sản nói chung, tôm và cá tra nói riêng, giới chuyên gia nhận định có thể đã chạm đáy và đang dò đường đi lên theo "hình sin".

Công ty Chứng khoán DSC dự báo, xuất khẩu tôm, cá tra sẽ nhúc nhắc "ngoi lên" phục hồi kể từ quý 4/2023 khi nhu cầu tăng trong mùa lễ hội cuối năm và giá cá tra đang có tín hiệu tạo đáy. Giá bán cá tra hiện ở mức thấp, tại thị trường Trung Quốc trung bình đạt khoảng 2,2 USD/kg (giảm 13% so với cùng kỳ), trong khi giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ dao động quanh mức 2,97-3,45 USD/kg (giảm 21% so với cùng kỳ). Công ty chứng khoán FPTS nhận định rằng nguồn cung tôm từ các nước lớn như Ecuador, Ấn Độ đều thu hẹp trong nửa đầu năm sau do trước đó người dân thu hẹp diện tích thả nuôi vì thua lỗ là nguyên nhân chính khiến giá tôm xuất khẩu và nguyên liệu được kỳ vọng tiếp tục tăng...

"Bức tranh của ngành thuỷ sản nửa cuối năm 2023 mặc dù khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn, những khó khăn này dự kiến kéo dài từ nay đến quý 2/2024 sẽ dần tan, nhưng với tốc độ chậm", VASEP nhận định.

 Trong tình thế hiện tại và tiếp cận theo hướng cầu của thị trường thì khơi thông và phát triển các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực chính là động lực mở đường. Theo đó, cần đặc biệt quan tâm các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN.

Nhận định về mức độ phục hồi của xuất khẩu tôm các thị trường lớn, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta Chủ tịch Sao Ta, cho rằng mức độ phục hồi của Mỹ, EU, Nhật Bản trong năm tới sẽ khác nhau, trong đó, Mỹ ông lớn tiêu thụ số 1 của thủy sản Việt Nam, nhưng họ cũng thường sử dụng các công cụ bảo hộ như điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, “thẻ vàng”. Trung Quốc tháo dỡ các rào cản phòng dịch trước đây nhưng cũng siết chặt các tiêu chuẩn chất lượng...

Tại thị trường Nhật Bản, là thị trường đầy tiềm năng, song các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không nên chỉ dừng ở việc mua đứt – bán đoạn, mà còn nên tiếp tục theo dõi, kiểm soát xem sản phẩm của mình được thị trường đón nhận như thế nào, vì thị trường Nhật có tiêu chuẩn cao, khó vào nhưng nếu đã vào được thì sẽ ổn định và lâu dài.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi để xuất khẩu thủy sản có thể trở lại thời "hoàng kim" trong dài hạn, rất cần những giải pháp nội tại của ngành. Hiện, doanh nghiệp thủy sản chịu sức ép lớn từ các đối thủ cạnh tranh, mất nhiều đơn hàng, chi phí tăng, cần được trợ lực bằng các chính sách khuyến khích về thuế, hỗ trợ người lao động, xuất khẩu... Theo đó, cần tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản bằng việc sớm thực thi hiệu quả các quyết sách hỗ trợ của Chính phủ về gói tín dụng, lãi suất, chính sách miễn, giảm, các loại phí, gia hạn nộp thuế...

Rõ ràng, các động lực cho tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nói trên cần sự tiếp cận đa ngành, sự "chia lửa" phối hợp liên ngành chứ không chỉ đơn độc ngành thủy sản. Phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và có chiến lược căn cơ để thủy sản trụ vững trong những thời điểm khó khăn, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lực bán mạnh trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, lùi gần về mốc 1.300 điểm, sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc thuế đối ứng có thể nhắm vào tất cả các quốc gia.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều công ty chứng khoán đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt hai con số, cao vượt bậc so với nhiều năm qua.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
1 tuần
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tiền xuất hiện ở cả khối nội và khối ngoại chung tay bắt đáy giúp ORS bật tăng sau chuỗi ngày nằm sàn liên tiếp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
PDR chào phiên đầu tuần ngay giá sàn. Nhà đầu tư rũ hàng mạnh, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy đã phần nào cản lực rơi của cổ phiếu này.
1 tuần
Xem thêm