Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Dự báo chu kỳ giảm giá nhiều loài thủy sản có thể vẫn tiếp diễn ít nhất tới hết nửa đầu năm 2024, cho thấy đà phục hồi cho xuất khẩu thuỷ sản sẽ còn đối diện nhiều cam go. Ngoài việc đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt khó, rất cần các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh cho ngành thủy sản.
Bức tranh của ngành thuỷ sản tháng 11 mặc dù khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn bởi sức tiêu thụ kém. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện dần trong dịp lễ tết năm nay, trước khi bứt phá từ nửa sau năm 2024 khi các thị trường tiêu thụ lớn hồi phục.
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sẽ đạt trên 9 tỷ USD với những điều kiện thuận lợi. Ngược lại, tình hình xuất khẩu hải sản có thể sẽ xấu hơn chỉ thu về khoảng 8,5-8,7 tỷ USD nếu kết quả thanh tra chương trình chống khai thác IUU của EU vào tháng 10 tới không đạt được kỳ vọng tháo gỡ thẻ vàng.
Xuất khẩu cá tra sang tất cả các thị trường chính đều giảm 2 con số, trong đó, riêng thị trường Mỹ giảm sâu nhất, với mức giảm 81% so với tháng 1/2022.
Tiếp nối những thành tựu đã đạt được, đồng thời phát huy nhiều hơn nữa những lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra đến năm 2025, trong đó đặt mục tiêu có 1.225 héc ta sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; kim ngạch xuất khẩu đạt 980 triệu đô la Mỹ mỗi năm.
Mặc dù quý IV/2022, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã "rớt đáy" với 475 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Song, ngay những ngày đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp cá tra đã hồ hởi hơn về sự hồi phục đơn hàng từ 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Nhờ tận dụng triệt để cơ hội về giá cũng như nhu cầu thị trường khiến giá trị xuất khẩu cá tra vượt trội so với sản lượng khi dự kiến năm 2022 sẽ cán đích 2,4 tỷ USD - đỉnh cao nhất trong lịch sử. Các chuyên gia cho rằng, ngành hàng này còn nhiều cơ hội "bơi xa" hơn nữa trong năm tới.
6 tháng đầu năm 2022, cá tra Việt Nam được xuất khẩu sang 136 thị trường, thu về giá trị 1,4 tỷ USD, tăng gần 77% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trung bình xuất khẩu tăng mạnh là yếu tố chính khiến cho giá trị xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng mạnh.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn. Tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, từ quý 3/2022, tốc độ tăng trưởng này dự báo sẽ chậm dần ở một số thị trường.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản sang EU 5 tháng đầu năm nay ghi nhận tăng trưởng cao 45% đạt gần 562 triệu USD.
5 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,21 tỷ USD, tăng gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn bù đắp cho hơn 3 năm ngành cá tra bị tổn thương nặng nề do Covid-19.
Sau khi đạt kỷ lục trên 1,1 tỷ USD trong tháng 4/2022 với mức tăng trưởng trên 50%, bước sang tháng 5/2022, xuất khẩu thuỷ sản không duy trì được mức tăng trưởng nóng, nhưng vẫn chạm mốc 1 tỷ USD, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm 2021.
Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) công bố hôm nay, 6/5, nêu tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu thuỷ sản 4 tháng gần đạt 3,6 tỷ USD, cao hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng Sông Cửu Long lập đỉnh vào cuối quý 1/2022, giá trung bình xuất khẩu sản phẩm cá tra phile đông lạnh sang hầu hết các thị trường cũng tăng mạnh.
Mặc dù ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc xung đột Nga – Ukraina nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2022 vẫn ghi nhận trên 1 tỷ USD - mức cao kỷ lục, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).