Chủ nhật, 18/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngành chăn nuôi chuẩn bị sẵn kịch bản để ứng phó với 'rủi ro' nửa cuối năm

Hồng Gấm
- 08:30, 02/09/2021

(DNTO) - Giá nguyên liệu tăng, chi phí vận chuyển cao, lao động lũ lượt bỏ đi, trong khi nhu cầu giảm vì dịch Covid-19 và tình hình dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến khó lường... đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành chăn nuôi vạch ra các kế hoạch, đảm bảo tăng trưởng 5 - 6% và sản lượng 5,8 triệu tấn thịt trong năm 2021. Ảnh: TL.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành chăn nuôi vạch ra các kế hoạch, đảm bảo tăng trưởng 5 - 6% và sản lượng 5,8 triệu tấn thịt trong năm 2021. Ảnh: TL.

Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất

Dịch Covid-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng nên giá vật tư đầu vào sản xuất đều tăng cao, đặc biệt là giá nguyên liệu thức ăn và thức ăn chăn nuôi liên tục tăng phi mã trong thời gian qua đã "đội" giá thành sản xuất tăng theo. Mọi chi phí cho lưu thông vận chuyển hàng hóa đều tăng, nên lợi ích không hài hòa giữa 3 khâu: sản xuất – lưu thông – tiêu dùng.

Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Đức Trọng- Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, do giãn cách xã hội nên các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể, trường học đóng cửa, vì vậy nhu cầu thực phẩm giảm rõ rệt. Do nhu cầu giảm, lưu thông khó khăn nên sản phẩm quá lứa, ứ đọng sản xuất, khó tái đàn...

Theo đó, giá tiêu thụ sản phẩm rất thấp, đặc biệt là gà công nghiệp trắng khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ dao động từ 6.000-10.000 đồng/kg (giá thành 27-29.000 đồng/kg). Hiện nay một số doanh nghiệp lớn cho hay gà công nghiệp trắng chỉ tiêu thụ khoảng 5-10%, có tới 50% gà công nghiệp trắng quá lứa trên 3,8 kg/con, gà lông màu tiêu thụ được khoảng 50-70%, lợn tiêu thụ được khoảng 70-80%...

Tin nên đọc

Ngoài những vướng mắc trong sản xuất và tiêu thụ, thì những rào cản trong khâu lưu thông đang khiến doanh nghiệp chăn nuôi chỉ biết "kêu trời".

"Hiện một số địa phương vẫn chưa thống nhất với quy định về lưu thông hàng hoá. Nhiều nơi còn quy định người ngồi trên phương tiện vận chuyển bắt buộc phải có kết quả phân tích PCR, không chấp nhận test nhanh, và chỉ chấp nhận kết quả trong 24 hoặc 48 giờ. Nhiều cơ sở thực hiện '3 tại chỗ' thì thiếu lao động trầm trọng do người lao động lo ngại dịch bệnh nên nghỉ làm"- ông Trọng nêu.

Bên cạnh đó, sau một thời gian dài thực hiện "3 tại chỗ", chi phí duy trì cho sản xuất của các doanh nghiệp ở mức "căng như dây đàn", khi phải gồng gánh việc ăn ở, xét nghiệm định kỳ, vận chuyển tăng do xét nghiệm lái xe và nhiều chi phí khác... Dù vậy, nhiều đơn vị vẫn khó giữ chân được người lao động vì thiếu nguồn vaccine tiêm phòng.

Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho hay, ngay cả khi chấp nhận bù lỗ, do giá cám, chi phí vận chuyển leo thang nhưng chưa được hưởng ưu đãi về lãi vay, công nợ và thuế, công ty vẫn bị đứt gãy cung ứng bởi không thể tìm lực lượng lao động có đủ tay nghề thay thế.

Ngoài những nguyên nhân khách quan, chăn nuôi tại nước ta vẫn chủ yếu dựa vào nông hộ nhỏ lẻ, chưa sản xuất theo chuỗi nên khó tiêu thụ.

Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Thanh Sơn- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) thừa nhận, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi hiện đứng trước nguy cơ mất vốn, bởi cả tổng cung lẫn tổng cầu đều giảm sút. Ông Sơn cho rằng, chỉ khi các tỉnh, thành phố kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9, tổng cầu mới tăng trở lại, kéo theo tổng cung.

"Ngành chăn nuôi đang gặp hai vấn đề, đó là dịch bệnh và thị trường. Chúng ta cần cái nhìn tổng thể, khách quan, để có giải pháp căn cơ, phù hợp với cả định hướng trước mắt lẫn tương lai lâu dài. Rõ ràng, Covid-19 đã làm thay đổi cục diện chăn nuôi toàn cầu, trong đó có nước ta"- ông Sơn nhấn mạnh.

Chủ động kịch bản ứng phó 

Tại cuộc họp trực tuyến về sản xuất chăn nuôi, cung - cầu thực phẩm các tháng cuối năm 2021, ngày 1/9, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định, hiện tại và trước mắt, nhu cầu về thịt ở các địa phương, đặc biệt là những tỉnh, thành phố giãn cách xã hội giảm. Tuy nhiên, hơn 4 tháng nữa sẽ vào dịp Tết Nguyên đán, thời điểm nhu cầu về thịt tăng khoảng 10 - 15%. Do đó, ngành chăn nuôi cũng cần chủ động, linh hoạt xây dựng kịch bản để đảm bảo nguồn cung thực phẩm từ giờ đến cuối năm, đồng thời giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 5 - 6% năm, và chiếm tỷ lệ khoảng 25% trong cơ cấu nông nghiệp.

"Chúng ta phải cẩn trọng, tránh để mất cân đối cung – cầu thực phẩm. Nếu không đề ra kế hoạch sớm, đảm bảo nguồn cung và giá thịt lợn, sẽ kéo theo CPI bị ảnh hưởng"-Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.

Theo đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đưa ra 2 tình huống:

Nếu Covid-19 kéo dài, người chăn nuôi thua lỗ, nhiều nhà máy sản xuất thức ăn vừa và nhỏ có thể bị phá sản, mất cân đối cung cầu và chuỗi cung ứng sẽ đứt gãy.

Ngoài ra, tình huống thứ 2 là người chăn nuôi lỗ nặng, sức mua thị trường giảm dẫn tới nguy cơ ngừng tái đàn dẫn đến nguồn cung thiếu hụt.

Cho rằng 2 tình huống trên hoàn toàn có thể xảy ra, do đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Trọng- Phó cục trưởng Cục chăn nuôi đưa ra loạt giải pháp. 

Cụ thể, đề nghị các cơ quan chức năng tổ chức kết nối, hỗ trợ các hợp tác xã, trang trại, công ty chăn nuôi mở rộng thị trường, đưa sản phẩm cung ứng trực tiếp thông qua hệ thống phân phối sẵn có nhanh và mạnh hơn.

Song song đó, đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm chăn nuôi, đẩy mạnh các sàn thương mại điện tử nhằm giảm áp lực kênh phân phối là siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trước mắt, trang bị thêm xe bán hàng lưu động để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đảm bảo yêu cầu phòng dịch.

Nghiên cứu mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối. Ưu tiên tiêm phòng vaccine Covid-19 cho các đối tượng hoạt động trong ngành chăn nuôi...

Kiến nghị, giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô hạt, lúa mì, đồng thời xây dựng các gói tín dụng riêng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Thành lập và duy trì 2 tổ công tác về xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ, áp dụng nhiều công nghệ thông tin, giúp đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất...

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng nhấn mạnh, để giúp các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi chủ động trong tiêu thụ sản phẩm, Bộ NN&PTNT đã chủ động đăng ký để phối hợp cùng các lực lượng chức năng hỗ trợ cấp thẻ nhận diện, ưu tiên hoạt động trên các “luồng xanh”. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị có trách nhiệm kiểm dịch tăng cường hoạt động, bố trí hoàn thành việc cấp kiểm dịch trong thời gian sớm nhất để doanh nghiệp có thể xuất hàng, tránh gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, đề nghị các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi duy trì giá ở mức ổn định, đồng thời kiến nghị kéo dài Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ đến hết năm 2021. Trong đó, hỗ trợ về kinh phí, vật tư, giống cho người nông dân áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi, quản trị chuồng trại thật tốt để tăng tối đa hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, coi nông nghiệp là tiền đề công nghiệp hóa, là nền móng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo ngành chăn nuôi nói riêng, và toàn ngành nông nghiệp nói chung luôn ưu tiên lợi ích của hàng chục triệu nông dân cả nước.

"Chúng ta có thể đánh đổi một số lợi ích trước mắt, nhưng đảm bảo được các chuỗi cung ứng, giữ được tài sản dài hạn của ngành nông nghiệp là bà con nông dân. Phòng chống dịch là mục tiêu số một, nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu kép, đảm bảo giá thịt, trứng, sữa ở mức hợp lý.

Muốn vậy, tất cả phải đồng lòng, lên nhiều kịch bản cho chu kỳ sản xuất mới, để vừa giữ đà tăng trưởng cho các tỉnh phía Bắc, vừa sẵn sàng bù đắp phần thiếu hụt cho miền Nam"-Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Xem thêm