Thứ năm, 15/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Gỡ 'nút thắt' cho chuỗi cung ứng tiêu thụ thủy sản

Hồng Gấm
- 19:30, 13/08/2021

(DNTO) - Dịch Covid-19 lây lan rộng khiến chuỗi cung ứng nuôi trồng – chế biến – tiêu thụ thủy sản gặp nhiều khó khăn, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo điều kiện để đảm bảo không làm đứt gãy chuỗi liên kết này.

Hiện nay, liên kết chuỗi cung ứng, tiêu thụ thủy sản đang được Bộ NN&PTNT thúc đẩy để các doanh nghiệp có thể liên kết được với nhau, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hiệu quả. Ảnh: TL.

Hiện nay, liên kết chuỗi cung ứng, tiêu thụ thủy sản đang được Bộ NN&PTNT thúc đẩy để các doanh nghiệp có thể liên kết được với nhau, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hiệu quả. Ảnh: TL.

Khó khăn bủa vây 

Hiện nay, các tỉnh thành phía Nam là nơi tập trung 70% sản lượng nuôi trồng, chế biến thủy sản cả nước. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến bức tranh không nhiều màu sáng của thủy sản cũng là bức tranh chung của ngành nông sản trong nửa đầu năm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dù các doanh nghiệp đã cố gắng duy trì sản xuất “3 tại chỗ” nhưng thực tế hiện nay có đến 70% nhà máy chế biến thủy sản phải đóng cửa vì không đáp ứng được các điều kiện, một phần vì chi phí quá lớn, phần vì lúng túng, thiếu kinh nghiệm nên không đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Qua khảo sát thực tế, 30% doanh nghiệp thuỷ sản hoạt động còn lại phải gồng mình để đảm bảo cung ứng sản phẩm cho tiêu thụ nội địa và cả các đơn hàng xuất khẩu nhưng cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn về vấn đề thu hoạch, vận chuyển, duy trì hoạt động chế biến trong điều kiện phòng, chống dịch nghiêm ngặt.

Tin nên đọc

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho hay, tỉnh chủ yếu phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt như cá tra, cá điêu hồng, ếch; trong đó cá tra có sản lượng lớn mỗi tháng lên tới 40.000-50.000 tấn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hộ liên kết hiện đang gặp khó khăn trong việc thu hoạch vì sản lượng lớn, thời gian thu hoạch kéo dài, trong khi phải đảm bảo giãn cách và tuân thủ các yêu cầu phòng, chống dịch, khiến việc vận chuyển thủy sản liên tỉnh ngày càng khó khăn do nhiều địa phương siết chặt kiểm soát.

Cùng với đó là thiếu nhân lực khiến việc thu hoạch, sơ chế thủy sản bị chậm, số lượng tôm, cá quá ngày thu hoạch tồn lại trong ao khá nhiều. Trong khi đó, việc vận chuyển cũng khó khăn, mỗi địa phương yêu cầu một kiểu, nhiều tài xế vận chuyển mệt mỏi nên bỏ việc, khiến nguy cơ ùn ứ thủy sản tại địa phương ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó, hệ thống logistics kho lạnh phục vụ bảo quản thuỷ sản còn hạn chế. Cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản thủy sản tươi và chế biến xuất khẩu.

Hàng hóa làm ra không được lưu thông trôi chảy, vụ nuôi mới lại đến, lượng thủy sản cũ đang chờ bán. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lại cần một nguồn hàng lớn để xuất khẩu, cung ứng ra thị trường quốc tế theo các hợp đồng đã ký... càng dồn thêm khó khăn, đe dọa chuỗi cung ứng nuôi trồng – chế biến – tiêu thụ thủy sản có thể đứt gãy bất cứ lúc nào.

Gỡ bỏ nút thắt duy trì chuỗi cung ứng

Trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, có dấu hiệu tăng nhanh số ca nhiễm tại các vùng nuôi trồng, chế biến thủy sản trọng điểm, các doanh nghiệp đề xuất ngành nông nghiệp và các ngành liên quan sớm tháo gỡ những khó khăn, bất cập về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistics trong quản lý và kiểm soát dịch bệnh.

Đại diện Công ty TNHH Cỏ May (Đồng Tháp) đề xuất, trong lúc chờ các chợ đầu mối đủ điều kiện hoạt động trở lại, cần xem xét tổ chức các điểm tập kết, trung chuyển thủy sản giữa các tỉnh với TP Hồ Chí Minh để việc lưu thông hàng hóa được thông suốt mà vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Cùng quan điểm này, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn nhấn mạnh, mặc dù những khó khăn, bất cập trong vận chuyển đường bộ đã từng bước được tháo gỡ, song vận chuyển, lưu thông đường thủy chưa được chú trọng. Trong khi đó, việc thu hoạch, vận chuyển thủy sản giữa các vùng nuôi với nhà máy chế biến bằng phương tiện đường thủy đang rất phổ biến.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị, cần xem xét, tính toán kỹ trước khi ban hành các chính sách siết chặt hoạt động doanh nghiệp bởi việc dừng hoạt động sẽ gây thiệt hại rất lớn cho toàn bộ chuỗi. Khi dừng nhà máy chế biến thủy sản, doanh nghiệp vẫn phải duy trì hệ thống điện để bảo quản nguyên liệu, chi phí phát sinh tăng cao, chậm trễ đơn hàng, người lao động mất việc nhưng vẫn không thể về quê.  

Trước các ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị địa phương chỉ đạo ngành chức năng liên hệ với từng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trên địa bàn để hỗ trợ tháo gỡ và vận chuyển nguyên vật liệu, bố trí nhân công lao động duy trì sản xuất; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện quy định phòng, chống dịch để đảm bảo mục tiêu vừa duy trì sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Tổ chức hướng dẫn, sắp xếp tàu cá hoạt động khai thác, ra, vào cảng, bốc, dỡ thủy sản và hàng hóa bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng các mô hình sản xuất công nghệ cao, mô hình liên kết sản xuất hiệu quả có giá thành hạ, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, khả năng truy xuất nguồn gốc và sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Các địa phương ưu tiên hướng dẫn xét nghiệm và tiêm vaccine cho công nhân tại các nhà máy chế biến thủy sản, các đầu mối, thương lái thu gom thủy sản nhằm giảm đi lại, chi phí dịch vụ, duy trì sản xuất trước mắt cũng như lâu dài để ổn định chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản.

Đồng thời, trước nhu cầu cần nguồn hàng thủy sản lớn phục vụ cho xuất khẩu,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đề nghị các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu sản xuất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc để hỗ trợ tiêu thụ.

"Các địa phương cũng cần rà soát các hợp tác xã, chọn ra những cơ sở sản xuất sản phẩm cùng loại, có thể nâng chất các hợp tác xã đủ năng lực sơ chế sản phẩm trước khi cung ứng cho nhà xuất khẩu. Có như vậy, khâu liên kết mới thuận lợi theo mong muốn. Bởi, các nhà xuất khẩu thường có thế mạnh trong việc tìm kiếm khách hàng để giao thương hàng hóa với giá có lợi nhất cho nông sản Việt Nam. Khi đó, mỗi đơn vị đảm nhận một vai trò thế mạnh thì chuỗi liên kết này mới bền vững, giúp nông dân sản xuất ổn định, lâu dài" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại TP Hồ Chí Minh sẽ phát huy vai trò cầu nối, hỗ trợ các đơn vị cung ứng thủy sản với các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ để giải quyết đầu ra cho lượng thủy sản tươi sống của các địa phương.

Song song đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thường xuyên ghi nhận những khó khăn về chi phí duy trì sản xuất của doanh nghiệp và sớm đề xuất Chính phủ có cơ chế hỗ trợ giá điện, giảm lãi suất ngân hàng, khoanh nợ, giãn nợ để tiếp sức cho các doanh nghiệp.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 10/5 tới đây, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc gặp tại Geneva, Thụy Sĩ nhằm thảo luận về căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây bất ngờ vào ngày 6/5 (giờ Mỹ) khi tuyên bố rằng Mỹ không cần phải ký kết thỏa thuận với các đối tác thương mại. Ông lập luận rằng Mỹ là "cửa hàng lớn nhất thế giới" và có thể tự đặt ra các điều khoản thương mại mà không cần ký kết các thỏa thuận chính thức.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đến nay, cơ quan thuế đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
1 tuần
Xem thêm