Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Ngấm đòn' Covid-19, dự báo tăng trưởng GDP 5% liệu có khả thi?

Hồng Gấm
- 11:30, 23/08/2021

(DNTO) - "Định vị" lại nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh bóng đêm Covid bao trùm, TS. Võ Trí Thành- chuyên gia kinh tế cho biết, giờ chỉ nên nghĩ tới kịch bản xấu cho tăng trưởng cả năm 2021 ở ngưỡng 3,5%, thậm chí có thể xấu hơn.

Đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức chậm lại trong nửa cuối năm 2021. Ảnh: TL.

Đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức chậm lại trong nửa cuối năm 2021. Ảnh: TL.

GDP quý 3 sẽ giảm tốc mạnh

Làn sóng Covid-19 đang tiếp tục càn quét nền kinh tế Việt Nam. Số ca nhiễm tăng nhanh, gây nhiều trở ngại đến hoạt động sản xuất, đặc biệt, khu vực phía Nam phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa; hoạt động vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng bị đứt đoạn...

Theo ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối ngoại hối và thị trường vốn (Ngân hàng HSBC): Các ổ dịch gần đây làm dấy lên lo ngại về việc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế bền vững của Việt Nam. Các chỉ thị giãn cách của nhiều tỉnh, thành phố nhằm ngăn ngừa dịch bệnh đã dẫn đến sự suy giảm về triển vọng tiêu dùng và sự phục hồi của ngành dịch vụ, du lịch...

"Ảnh hưởng này phản ánh rất rõ qua các con số thống kê của tháng 7 và chắc chắn càng rõ nét hơn trong tháng 8" - ông Khoa nhận định.

Tin nên đọc

Nhìn vào thực trạng này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương đưa ra 4 thách thức cho nền kinh tế Việt nam trong thời gian tới:

Thứ nhất, giá cả một số nguyên vật liệu, giá cước vận tải trên thị trường thế giới tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nguyên vật liệu trong nước. Thứ hai, nguồn cung lao động bị ảnh hưởng nặng nề và có khả năng thiếu hụt tạm thời. Thứ ba, lưu thông hàng hóa sẽ bị gián đoạn và thu hẹp luồng thương mại quốc tế. Thứ tư, doanh nghiệp cần có thời gian để phục hồi nên sức bật trở lại của nền kinh tế sẽ bị hạn chế.

Trước những khó khăn chồng chất bủa vây, theo đó, từ đầu tháng 8 đến nay rất nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đã liên tục điều chỉnh về dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 của Việt Nam theo hướng đi xuống. Điều này là tất yếu vì hiện vẫn chưa biết dịch kéo dài đến bao giờ, và không có thông tin để đánh giá cho nên rất khó để đưa ra con số dự báo.

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế-Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% của Chính phủ đặt ra từ đầu năm khó đạt được và chắc chắn phải hạ sâu.

"Những năm trước có thể dựa vào số liệu quý 1, quý 2 để dự đoán tăng trưởng quý 3, quý 4 và cả năm. Tuy nhiên, năm nay quý 1, quý 2 tăng trưởng tương đối ổn, song quý 4 chưa biết ra sao vì còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh" - TS. Độ cho hay.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế nhận định, các trụ cột tăng trưởng hiện nay đều "lung lay" vì dịch, doanh nghiệp thì kiệt sức, căng thẳng dòng tiền, thị trường chứng khoán trồi sụt rủi ro đầy tiềm ẩn, xuất khẩu đang đứng ngồi không yên vì tình trạng lo mất đơn hàng...

"Nếu như năm ngoái khi dịch bệnh diễn ra tại các nước, đơn hàng đã dịch chuyển một phần sang Việt Nam, thì năm nay nếu doanh nghiệp không đáp ứng được, các đối tác sẽ phải chuyển đơn hàng sang nơi khác. Đây không phải là câu chuyện chỉ của hôm nay mà dài hơn là khi tạm khống chế được dịch thì phải làm thế nào để kéo đơn hàng trở lại" - ông phân tích.

Theo đó, về con số dự báo, TS. Võ Trí Thành cho biết, từ cách đây khoảng một tháng, một số tổ chức đã đưa ra kịch bản dự báo xấu về tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021 là dưới 5%, thế nhưng giờ kịch bản xấu cho tăng trưởng cả năm chỉ còn trên dưới 3,5% và có thể còn xấu hơn.

Giải pháp 'đặc trị" vẫn là vaccine

Về triển vọng "thúc" tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm, nhiều chuyên gia nhận định, nền kinh tế sẽ có những gam màu sáng, lạc quan để trở lại guồng quay tốt nếu kiểm soát được dịch bệnh. 

Bày tỏ quan điểm của mình,TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế cho rằng hiện nay, ngành công nghiệp chế biến chế tạo với các mũi nhọn như dệt may, da giày, điện tử, máy tính; ngành chế biến thực phẩm mà dẫn đầu là nhóm hàng nông, lâm, thủy sản... đang là "điểm sáng" đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cần được ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động thuộc tất cả các mắt xích để duy trì chuỗi cung ứng sản phẩm cho xã hội.

"Vấn đề cốt lõi của Việt Nam lúc này là phải đẩy nhanh tiêm chủng và kiểm soát được dịch trong thời gian sớm nhất có thể, đây là giải pháp đặc trị để nền kinh tế hồi phục và bứt tốc" - TS. Hiếu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc ưu tiên chống dịch Covid-19 là số 1, cải cách môi trường kinh doanh cũng cần được xem là ưu tiên số 2. Theo phản ánh của doanh nghiệp, muốn phục hồi sản xuất để một ngành hàng không bị "chết yểu, đứt gãy", thì hàm lượng quy định cải cách hành chính, kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn, chỉ xếp sau chuyện tiêm vaccine.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia là

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia là "cứu cánh" cho tăng trưởng kinh tế. Ảnh: TL.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM nhìn nhận, cần có tư duy tiến cùng thời đại để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đẩy mạnh Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Thêm vào đó, những điểm mới, trọng tâm của cải cách thể chế là tính đồng bộ thị trường, phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn lực theo nguyên tắc thị trường để loại bỏ cơ chế xin - cho.

"Chúng ta cần phải dứt khoát, mạnh dạn bỏ các thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư vào khởi nghiệp, sáng tạo. Từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực này phát triển hơn nữa" - ông Cung nêu quan điểm.

Về phần mình, TS. Võ Trí Thành cho rằng, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cuối năm, Chính phủ phải “ra tay” quyết liệt với các “điểm nghẽn” đầu tư công.

Theo ông Thành, không phải nghiễm nhiên Chính phủ muốn đẩy mạnh đầu tư công trong bối cảnh kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Bởi so với nhiều lĩnh vực khác như du lịch, sản xuất công nghiệp,... đầu tư công là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng nhất, có thể tạm gọi là "miễn nhiễm". Trong khi đó, hiện dư địa của Chính phủ là có, vì trần đầu tư công thấp.

"Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng được coi là 3 cấu phần quan trọng nhất của “cỗ máy kinh tế” Việt Nam. Trong đó hạng mục đầu tư được coi là “mũi nhọn”, động lực quan trọng nhất dẫn dắt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư công hiệu quả sẽ có kết cấu hạ tầng tốt. Ngược lại, nguồn vốn này chậm chạp, nền kinh tế sẽ bị kìm hãm" - ông Thành nhận định.

Cùng với đó, Chính phủ cần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Theo đó, thực hiện chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa và bền vững, tận dụng hơn nữa các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết…

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
3 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm