Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Với động lực và tâm thế sẵn sàng, chủ động vượt qua thách thức, chinh phục thị trường, hàng loạt lô hàng lớn của các doanh nghiệp đã được làm thủ tục xuất khẩu đi các nước trước và ngay trong những ngày Tết Nguyên đán, báo hiệu một năm nhiều tin vui cho xuất khẩu.
Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 bùng phát kéo dài trong năm 2021, đã tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, khiến 119,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ.
 Dịch Covid-19 buộc các doanh nghiệp phải có định hướng chọn những giải pháp để cắt giảm chi phí hoạt động của văn phòng. Mô hình văn phòng ảo (Co-working Space) sẽ là lựa chọn phù hợp, giúp giảm chi phí đầu tư, tăng tính kết nối và chia sẻ rất lớn, đồng thời tạo không gian làm việc năng động, tích cực...
Chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế trong giai đoạn bình thường mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động thích ứng. Việc tái thiết nền tảng quản trị, phân bổ nguồn lực để cải thiện “sức khỏe” trong bối cảnh không thể sạch bóng Covid-19 đang là cứu cánh đối với các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, đại dịch Covid-19 như một đòn giáng vào hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần khi các quốc gia liên tiếp đóng cửa biên giới. Để ứng phó với những khó khăn hiện tại và sắp tới, doanh nghiệp (DN) cần có chiến thuật ứng biến linh hoạt hơn.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh dự báo kinh tế vĩ mô với GDP năm 2021 của Việt Nam ước tính tăng trưởng với tốc độ từ 2% đến 2,5%, thấp hơn nhiều so với dự báo vào thời điểm tháng 8/2021.
"Giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới là tập trung kiểm soát dịch bệnh để sớm phục hồi, triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh bình thường, trong đó có đầu tư công", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, tuy nhiên, cuộc chiến chống "bão Covid-19" vẫn đang diễn biến từng ngày. Cầm cự cho tới làn sóng Covid lần thứ 4, đã khiến doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ “sinh tử”.
“Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính cần bám sát diễn biến tình hình dịch Covid-19 để chống dịch hiệu quả, đồng thời điều hành quản lý ngân sách chủ động, linh hoạt, đảm bảo nền tài chính quốc gia bền vững”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo.
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết Trung thu, trong khi nhiều cửa hàng, ki ốt kinh doanh bánh trung thu của các thương hiệu nổi tiếng dù sáng tạo với nhiều mẫu mã độc, lạ bắt mắt vẫn rơi vào cảnh đìu hiu, ế ẩm, thì tại một số cửa hàng bánh cổ truyền lại tấp nập người xếp hàng chờ mua.
Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là trong khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm nông sản, đảm bảo cung ứng đủ cho tiêu dùng trong nước những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022 và một phần cho xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng trong tháng 8/2021, ngành nông nghiệp vẫn nỗ lực duy trì sản lượng để thực hiện "mục tiêu kép", góp phần khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế.
Làn sóng dịch thứ 4 diễn biến phức tạp, một lần nữa đẩy "sức khỏe" của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vào trạng thái báo động. Để không bị "chết yểu", bài toán đặt ra cho các SME cần phải có chiến lược như thế nào để tìm cơ trong nguy?
Là một trong những ngành xuất khẩu duy trì được sự tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh. Nhưng bắt đầu từ tháng 7, hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ bắt đầu có dấu hiệu "đuối sức", khi hàng loạt doanh nghiệp giảm lượng xuất khẩu. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ tạm ngưng sản xuất hoặc phá sản.
"Định vị" lại nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh bóng đêm Covid bao trùm, TS. Võ Trí Thành- chuyên gia kinh tế cho biết, giờ chỉ nên nghĩ tới kịch bản xấu cho tăng trưởng cả năm 2021 ở ngưỡng 3,5%, thậm chí có thể xấu hơn.