Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Mổ xẻ' vai trò huyết mạch của nền kinh tế dưới góc nhìn đại biểu

Hồng Gấm
- 17:19, 08/06/2022

(DNTO) - Các vấn đề nóng về lạm phát, nợ xấu, "chia lửa" với doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro... nhận được nhiều quan tâm của dư luận thời gian qua đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình trước Quốc hội vào chiều nay, 8/6. 

Quan tâm của ngân hàng là rủi ro, mất vốn, rủi ro tín dụng, và quan trọng hơn là rủi ro thanh khoản. Ảnh: TL.

Quan tâm của ngân hàng là rủi ro, mất vốn, rủi ro tín dụng, và quan trọng hơn là rủi ro thanh khoản. Ảnh: TL.

Kiểm soát chặt cho vay bất động sản vì lo mất thanh khoản

Trả lời câu hỏi đại biểu Lê Thanh Vân về tín dụng bất động sản, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, thị trường bao gồm nhiều chủ thể, nhiều kênh. Quan tâm của ngân hàng là rủi ro, mất vốn, rủi ro tín dụng, và quan trọng hơn là rủi ro thanh khoản do tính chất của khoản vay bất động sản là dài hạn, vốn lớn, trong khi khoản tiền gửi là ngắn hạn. 

"Ngân hàng Nhà nước có áp lực trong kiểm soát rủi ro, việc cho vay là của ngân hàng và khách hàng nhưng phải đảm bảo an toàn hệ thống", bà Hồng khẳng định.

Về việc tăng giá, thổi giá thị trường bất động sản, bà Hồng cho hay đã có quy định chỉ đạo ngân hàng thương mại khi cho vay phải đánh giá tài sản đảm bảo. Tổ chức tín dụng cho vay có tài sản đảm bảo ở những địa bàn mà giá bất động sản bong bóng cao thì phải cẩn trọng kiểm soát rủi ro.

Liên quan tới vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, đối với thị trường chứng khoán và bất động sản, các nhà điều hành đều nói không có siết, tuy nhiên thực tế mấy tháng nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất èo uột, nhất là nhà đầu tư có tiềm lực huy động vốn để đảo nợ hoặc tiếp tục đầu tư mới rất khó khăn. Thị trường bất động sản cũng vậy. Do đó, phải thanh tra, kiểm tra sớm, tránh như các cụ nói từ xưa là “mất bò mới lo làm chuồng” là rất dở.

“Nhưng để mất bò rồi mà còn không dám làm chuồng thì còn dở hơn. Cho nên, tất cả thị trường phải thông suốt, một mặt phải giám sát thị trường, mặt khác phải tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường phát triển. Chúng ta chấn chỉnh xử lý những cái méo mó, hư hỏng của thị trường chứ không phải đóng cửa, hạn chế thị trường phát triển. Chính sách đối với tài chính kinh tế không thể giật cục được, nó phải nhất quán thông suốt, dự phòng, dự liệu nội dung khác nhau”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cần giảm 0,5-1% lãi suất trong 2 năm với người dân và doanh nghiệp

Bà Hồng cho hay, ap lực là lớn, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết cơ bản ổn định mặt bằng lãi suất, để cố gắng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Bà Hồng cho hay, ap lực là lớn, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết cơ bản ổn định mặt bằng lãi suất, để cố gắng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh: TL.

 

Kết hợp chính sách tiền tệ, tài khóa và kiểm soát giá để kiềm chế lạm phát

Tham gia trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về việc kiểm soát lạm phát, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, những tháng đầu năm 2022, lạm phát của nước ta vẫn đang trong tầm kiểm soát với mức tăng 2,25% nhưng qua phân tích, đánh giá thấy rằng chủ yếu mức tăng giá này liên quan đến giá của hàng hóa thế giới.

Đối với góc độ điều hành, Thống đốc nhận định, khi các cái gói trong Chương trình phục hồi kinh tế được triển khai có thể sẽ tác động đến lạm phát. Bởi vậy, từ nay đến cuối năm, chính sách tiền tệ sẽ phải thực hiện theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ cũng như tiến độ giải ngân của các gói hỗ trợ để đưa ra những biện pháp điều hành phù hợp với thực tiễn. Bởi lẽ về bản chất, chính sách tiền tệ là chính sách ngắn hạn, đặc biệt trong điều hành về kiểm soát lạm phát, điều rất quan trọng là phải phối kết hợp giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và chính sách kiểm soát giá.

“Hiện nay, chúng ta có Ban chỉ đạo điều hành giá. Thông qua Ban chỉ đạo điều hành giá, Chính phủ cũng đang chỉ đạo các bộ, ngành phải phân tích sát những diễn biến nguyên nhân của lạm phát để đưa ra sự kết hợp cho phù hợp”, Thống đốc cho biết.

Liên quan đến điều hành thị trường tiền tệ gắn với các phân khúc khác của thị trường tài chính như chứng khoán hay thị trường vốn, Thống đốc cho biết, thị trường tiền tệ chỉ là một trong những phân khúc của thị trường tài chính và chủ yếu là thị trường ngắn hạn. Trong 5 tháng qua, Ngân hàng nhà nước đã theo dõi rất sát diễn biến và có những điều tiết về thanh khoản phù hợp để đưa ra những chính sách về tiền tệ như: chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá. Về cơ bản trong 5 tháng, thị trường tiền tệ khá ổn định...Đây cũng là điểm được quốc tế đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, 5 tháng qua cũng xuất hiện một số diễn biến bất thường trên thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thống đốc cho biết, trên thị trường này có rất nhiều chủ thể tham gia, trong đó có các tổ chức tín dụng. Trong 5 tháng qua, Thủ tướng Chính phủ liên tục có các công điện để chỉ đạo các bộ, ngành phải rà soát vấn đề này.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã luôn thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định pháp luật về ngân hàng.

“Hoạt động ngân hàng là trung gian tài chính. Khi các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động này, điểm quan trọng nhất là phải kiểm soát được rủi ro. Nếu không sẽ không có khả năng thu hồi được các khoản đầu tư và như vậy cũng sẽ khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu chi trả của người gửi tiền. Các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước đã được quy định rất cụ thể”, Thống đốc cho hay.

Làm rõ thêm về nội dung này, Thống đốc cũng cho biết, tổ chức tín dụng tham gia thị trường với một số vai trò. Thứ nhất, đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tổ chức tín dụng là người đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Khi các tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng nhà nước đã quy định các tổ tín dụng phải thẩm định, thẩm tra như một khoản tín dụng để đảm bảo được khoản đầu tư phải an toàn.

Thứ hai, với vai trò các tổ chức tín dụng là phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Thống đốc cho biết, đây cũng là một hoạt động như hoạt động huy động vốn bình thường của các tổ chức tín dụng. Hình thức này tạo nhiều thuận lợi cho tổ chức tín dụng trong cân đối vốn dài hạn bởi trái phiếu doanh nghiệp thường là dài hạn. Đối với người dân, việc nắm giữ trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành cũng như một khoản tiền gửi. Nhưng thuận lợi là người dân có thể lựa chọn, nếu như trái phiếu đó là trái phiếu chuyển đổi thì thay vì tiền gửi sẽ là nắm cổ phần của ngân hàng.

Thứ ba, các tổ chức tín dụng tham gia với vai trò cung ứng các dịch vụ cho doanh nghiệp. Thống đốc cũng cho biết, trong quá trình phát hành trái phiếu, tất cả hành lang pháp lý đã được ngân hàng nhà nước quy định rất rõ ràng, cụ thể.

Cần 'nới room' để hỗ trợ tăng trưởng nhưng phải cẩn trọng

Nhiều ngân hàng đang lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng nhờ sức bật từ

Nhiều ngân hàng đang lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng nhờ sức bật từ "nới room". Ảnh: TL.

Theo Thống đốc, hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rủi ro. Do đó, quy định của Nhà nước đều yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro.

"Gói hỗ trợ lãi suất 2% là tiền ngân sách, nên nếu bị lợi dụng hoặc cho vay đối tượng không phù hợp, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro khác cao hơn, thậm chí liên quan đến pháp luật. Do đó, lúc ban đầu, các tổ chức tín dụng còn khá e ngại tham gia. Thực tế này khiến ngân hàng nhà nước phải quán triệt rất quyết liệt. Kết quả là các ngân hàng tham gia tích cực và coi đây là nhiệm vụ chính trị góp phần hỗ trợ nền kinh tế", bà Hồng cho hay.

Đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng đã đạt 9%. Việc tín dụng tăng cao, giới hạn tín dụng sắp hết nên cần nới room tín dụng vì nếu không sẽ khó triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Tuy nhiên, ở góc độ vĩ mô, với áp lực lạm phát trên thế giới tăng cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, Ngân hàng nhà nước sẽ phải cân nhắc kỹ việc nới tăng trưởng tín dụng vì điều này có thể sẽ gia tăng áp lực lạm phát trong nước.

Bà  Hồng lưu ý, mục tiêu của Ngân hàng nhà nước là ổn định vĩ mô, kiểm soát, không để xảy ra lạm phát. Do đó, dù biết rất rõ tình hình các tổ chức tín dụng gặp khó về room tín dụng nhưng lãnh đạo Ngân hàng nhà nước phải cân nhắc rất cẩn trọng, để có giải pháp phù hợp nhất. 

"Để giải quyết khó khăn này, Ngân hàng nhà nước sẽ phải rà soát kỹ hoạt động tín dụng cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng, vì vậy việc nới room chắc chắn không đều. Ngân hàng nhà nước sẽ phải căn cứ vào mức độ tuân thủ của các tổ chức tín dụng về an toàn vốn. 

Ví dụ, Thông tư 22 quy định bên cạnh việc giảm tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn xuống còn 30% kể từ 1/10/2022 nên ngân hàng nào không đạt yêu cầu, để tỉ lệ này cao hơn mức 30% sẽ khó có cơ hội được nới room.

Đã có phương án xử lý ngân hàng yếu kém, kéo dài Nghị quyết 42 rất cần thiết

Tại buổi chất vấn, đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) đặt vấn đề việc xử lý ngân hàng mua lại bắt buộc vẫn "dậm chân tại chỗ", trong khi một số đại biểu khác lại tỏ ra lo lắng vì việc kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu.

Về xử lý ngân hàng mua lại bắt buộc, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, trong điều kiện bình thường, việc xử lý cơ cấu ngân hàng yếu kém đã rất khó, trong bối cảnh 2 năm Covid-19 và kinh tế thế giới biến động khôn lường vừa qua lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, Thống đốc cho biết, cơ quan này đã trình phương án xử lý và sẽ tích cực triển khai sau quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đánh giá Nghị quyết 42, Thống đốc khẳng định Nghị quyết có hiệu quả hết sức quan trọng trong xử lý nợ xấu. Nếu không được kéo dài, việc xử lý nợ xấu rất khó khăn. Tuy nhiên, hai năm qua, do tác động của Covid-9 nên nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh.

"Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành để xử lý các vướng mắc của Nghị quyết 42 cũng như chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm các quy định về cho vay, trích lập dự phòng rủi ro…  Trong thời gian Nghị quyết gia hạn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng các bộ, ngành khác nghiên cứu về hình thức luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu",  bà Hồng nhấn mạnh.

Đang xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động vay ngang hàng qua app

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) nêu vấn đề, hiện nay, người dân dễ dàng tiếp cận một loại hình vay khá phổ biến gọi là vay qua trang Web hoặc vay App mà ngân hàng gọi là cho vay ngang hàng (P2P Lending). Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hành lang pháp lý của hoạt động và quản lý việc cho vay ngân hàng ngang hàng này ra sao?

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, sự phát triển của công nghệ đã xuất hiện nhiều hoạt động cho vay và việc cho vay qua App, qua Web đã có ở một số nước trên thế giới, gần đây lan sang các nước châu Á và Việt Nam.

Việc cho vay này dựa trên kết nối công nghệ giữa người vay và cho vay nhưng thực tế xảy ra hiện tượng không tách bạch giữa tiền của người cho vay và của người đi vay. Có thể người lập ra sàn kết nối lại là người đi vay hoặc cho vay, gây mất an toàn trật tự xã hội.

"Trung Quốc đã có biện pháp siết các hoạt động này. Tại Việt Nam, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt và giao Ngân hàng Nhà nước khảo sát, đánh giá có các tổ chức xuất hiện loại hình cho vay này và đang xây dựng hành lang pháp lý. Điều này đảm bảo được hoạt động này phải lành mạnh, an toàn hiệu quả và trên cơ sở kinh nghiệm của các nước thì sẽ rút kinh nghiệm để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh", bà Hồng thông tin. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
44 phút
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm