Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Hầu hết các dự báo đều chỉ ra thị trường địa ốc năm 2023 sẽ bớt nguội lạnh, song cảnh chợ chiều vẫn không mấy sáng sủa. Thực tế này đòi hỏi ở những người cầm lái một hướng đi thức thời để “đại phẫu” doanh nghiệp nhằm tái cơ cấu toàn diện và ổn định dòng tiền.
Thị trường bất động sản đang trong tình trạng “đói cung”, trong khi nhu cầu không ngừng tăng, nên thanh khoản dù èo uột thì giá nhà vẫn khó giảm. Việc trông chờ vào các đợt “đại hạ giá” trong năm 2023 để giúp người dân có nhà gần như là điều không tưởng.
Hiện nay, nghịch lý thanh khoản èo uột, giá nhà đất tăng cao do việc thắt chặt pháp lý, cùng với những chi phí đầu vào tăng nóng khiên nghi vấn về "bong bóng" bất động sản bắt đầu xuất hiện. 
Chuyên gia cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, điểm nghẽn lớn cho bất động sản, nhất là với bất động sản nhà ở không phải là dòng tiền, mà điều gây khó đầu tiên cho phân khúc này chính là pháp lý, yếu tố đẩy chi phí đầu vào, làm tăng giá trị của nhà ở khi giá trị thật không có.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, các ngân hàng cần thanh lọc chủ dự án, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy quá mức. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho những người lao động mua nhà lần đầu với giá trị không quá lớn, dưới mức rủi ro (1-1,5 tỷ đồng).
Các vấn đề nóng về lạm phát, nợ xấu, "chia lửa" với doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro... nhận được nhiều quan tâm của dư luận thời gian qua đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình trước Quốc hội vào chiều nay, 8/6. 
Chiều 8/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.
Mục tiêu ban đầu khi "siết" vốn vào bất động sản là nhằm bình ổn thị trường, song đến nay, sốt đất vẫn là vấn đề nhức nhối và còn thua xa so với kỳ vọng, bởi giá cả chỉ thực sự leo thang đột biến sau động thái “khóa van” tín dụng, khiến nguồn cung hụt nghiêm trọng. "Siết chặt" kiểu này là ngày càng "lỏng"?
Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đồng loạt "khóa van" tín dụng bất động sản, động thái này ví như "đòn hiểm" đối với những người có nhu cầu mua nhà ở chính đáng, ngược lại, những doanh nghiệp địa ốc lớn lại sống khỏe nhờ hưởng lợi từ nguồn tài chính đa dạng cho khách hàng.
"Nếu "siết" tín dụng bất động sản không hợp lý sẽ chỉ làm lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi khi vốn nội bị eo hẹp thì vô hình chung sẽ buộc các nhà đầu tư bất động sản trong nước phải nhường những vị trí đất tốt nhất, đẹp nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài", ông Ánh nói.
Việc các ngân hàng dừng giải ngân cho vay bất động sản có thể khiến thị trường địa ốc "khựng lại" khi vừa mới manh nha phục hồi sau đại dịch, thị trường có nguy cơ “đói vốn” nên các giao dịch cũng sẽ trầm lắng hơn. Nhưng nhìn xa hơn, đây là cơ hội để thanh lọc những dự án "chộp giật".
"Các ngân hàng thương mại chỉ siết tín dụng bất động sản một cách chọn lọc, chứ không hoàn toàn khóa van tín dụng lĩnh vực này. Theo đó, các nhà băng vẫn luôn chào đón các chủ đầu tư uy tín đã có quỹ đất, pháp lý đầy đủ... để bung tiền", TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay.
Tín dụng bất động sản các năm đang có tốc độ tăng chậm dần. Kết thúc quý I/2021, con số này chỉ ghi nhận mức tăng trưởng là 3%.