Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Kỳ lân’ VNG tìm đường xuất ngoại: Cần có chính sách bảo trợ và giữ chân các startup

Huyền Trang
- 18:10, 13/06/2022

(DNTO) - Việt Nam cần điều chỉnh chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nếu không muốn VNG, Tiki và hàng loạt ông lớn khác chuyển cổ phần sang pháp nhân tại nước ngoài.

VNG là startup 'kỳ lân' đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: T.L.

VNG là startup 'kỳ lân' đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Khó giữ chân “kỳ lân”

Tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của VNG công bố mới đây đã cho thấy tham vọng IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của ‘kỳ lân’ này vẫn chưa nguội lạnh.

Đáng tiếc, tham vọng này chưa thể thực hiện tại Việt Nam vì chưa có sàn niêm yết dành cho startup. Điều đó buộc VNG phải đưa ra đề xuất chuyển nhượng 16,9 triệu cổ phần (tương đương 47,359% vốn điều lệ) cho VNG Limited - một pháp nhân vừa được thành lập hồi tháng 4/2022, tại Cayman Islands.

Động thái này được cho là bước tạo đà để VNG có thể dễ dàng IPO – cột mốc mà mọi startup chạm ngưỡng “kỳ lân” đều hướng đến.

Năm ngoái, VNLIFE, thành viên trong câu lạc bộ kỳ lân Việt Nam, cũng đã cân nhắc việc IPO tại Mỹ thông qua cơ chế SPAC (công ty mua lại có mục đích đặc biệt).

Hay Tiki, startup gần chạm ngưỡng kỳ lân, trước đó đã chuyển nhượng cổ phiếu cho Tiki Global có trụ sở tại Singapore. Hiện Tiki Global đang nắm giữ 90,5% cổ phần Tiki.

Nhiều startup trong lĩnh vực công nghệ blockchain ở Việt Nam như “kỳ lân” Sky Mavis hay các startup có vốn hóa trên 100 triệu USD khác như KardiaChain, Kyber Network hay Tomochain đều đặt trụ sở tại Singapore để dễ bề hoạt động.

“Startup không làm được ở Việt Nam thì họ hoàn toàn có thể sang Singapore hoặc thị trường đã được nhà nước công nhận. Việc này sẽ thiệt thòi cho Chính phủ Việt Nam. Việc đầu tư startup nói chung và crypto (tiền mã hóa) nói riêng, nếu có chính sách bảo trợ và giữ chân các nhà đầu tư, startup thì chúng ta giải quyết được 2 việc: Nếu họ thành công, Chính phủ thu được thuế; nếu họ không thành công, chúng ta vẫn được công ăn việc làm, chuỗi cung ứng”, bà Thạch Lê Anh, CEO Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley cho hay.

Cần 'reset' các chính sách hỗ trợ

Bài toán hỗ trợ hiện nay đã cần lời giải khác khi thị trường Việt Nam bước sang giai đoạn trưởng thành. Ảnh: T.L.

Bài toán hỗ trợ hiện nay đã cần lời giải khác khi thị trường Việt Nam bước sang giai đoạn trưởng thành. Ảnh: T.L.

Sau 5-6 năm hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, kể từ 2016, không thể phủ nhận Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ tích cực phát triển thị trường khởi nghiệp. Nhờ vậy, câu chuyện khởi nghiệp được nhắc đến từ thành thị đến nông thôn, từ các doanh nhân trẻ cho đến học sinh, sinh viên, từ nhà khoa học cho đến người lao động…

Tuy vậy, 5 năm cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển của thị trường khởi nghiệp và thị trường khởi nghiệp cũng đạt ngưỡng mới, cần chính sách mới, phù hợp hơn để hỗ trợ kịp thời. Bởi hiện tại Việt Nam đã có 3.800 startup, 217 quỹ/nhà đầu tư trong và ngoài nước đang hoạt động, 119 tổ chức ươm tạo cùng 138 trường đại học/cao đẳng có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Số vốn startup Việt huy động năm 2021 đạt mức kỷ lục 1,5 tỷ USD.

Ông Phạm Quốc Dũng, Phụ trách kết nối đầu tư tại Quỹ đầu tư ThinkZone cho biết, các mô hình mới như fintech, do chưa có khung khổ pháp lý nên buộc nhiều startup phải hoạt động dưới các pháp nhân ở Singapore để hút vốn ngoại. Hay Luật đầu tư nước ngoài cũng cần cởi mở hơn để các quỹ đầu tư nội địa như ThinkZone có thể đầu tư cho startup Việt có pháp nhân ở nước ngoài.

Ngoài ra, theo bà Thạch Lê Anh, Nghị định 38 về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (2018) ra đời dù chưa theo kịp thế giới nhưng đã giúp Việt Nam có thể thu hút các nguồn lực nước ngoài, cả về tài chính và chất xám. Tuy vậy, sau 5 năm lại là câu chuyện khác.

“Đối với startup có quy trình, sau 5 năm là cả một ngưỡng về vốn. Thị trường hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam cũng vậy, sau 5 năm nó đi sang một ngưỡng khác, tức nó không còn là phong trào nữa mà lên ngưỡng của đầu tư chuyên nghiệp, vừa chuyên nghiệp theo truyền thống, vừa chuyên nghiệp theo trend. Ví dụ giờ đầu tư crypto, nếu không đầu tư sẽ bỏ lỡ thị trường.

Nghị định 38 không đủ để cover được tình hình mới. Hay Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (2017) chỉ có 1 chương dành cho startup. Tuy nhiên, startup liên quan đến việc đầu tư cho các ý tưởng đổi mới sáng tạo, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình truyền thống, nếu đội cho startup ‘cái mũ’ của SME thì khoogn phù hợp, làm gì còn ý tưởng mới”, bà Lê Anh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cũng cần thay đổi cách làm. Tức không chỉ tạo phong trào mà cần chú ý đến việc hỗ trợ sâu cho startup về vốn, mạng lưới chuyên gia cố vấn hay cách kết hợp với các “ông lớn” để tạo thành một hệ sinh thái. Bởi số lượng startup ở Việt Nam tuy đông, nhưng startup thực tế có thể gọi vốn triệu USD chỉ đếm trên đầu ngón tay, vòng đời startup cũng rất ngắn. Vì vậy nếu không được hỗ trợ sâu, startup luôn trong cảnh “sớm nở tối tàn”.

Tin khác

Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 10/8 tới, Edtech Agency sẽ tổ chức Triển lãm công nghệ giáo dục (Edtech) và công bố Sách trắng & Bảng xếp hạng Edtech 2024.
5 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Số lượng startup kỳ lân Việt Nam vẫn còn ít ỏi, một phần do doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu quản trị, một phần do chính sách hỗ trợ chưa đủ và chưa thực sự lan tỏa.
6 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2024” là cơ hội để thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt nữ thanh niên từ 18-35 tuổi nhận nguồn hỗ trợ tài chính, chuyên môn kĩ thuật, nâng cao năng lực kinh doanh.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Sau 5 năm triển khai hoạt động, dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã “ươm mầm” cho những sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số và lan toả tinh thần khởi nghiệp tại địa phương.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Startup giờ đây đang tìm cơ hội để nâng cấp chính mình, tìm giải pháp đa dạng nguồn vốn tại các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình tăng tốc trước khi bước vào các vòng gọi vốn chính thức.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Từ năm 2021 đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm kỳ lân mới. Trong khi các công ty tiệm cận kì lân cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động. Việt Nam cần có những chính sách đủ mạnh trong giai đoạn tới.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Chương trình Ươm tạo SIP100 mùa thứ 5 với mục đích giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đã lựa chọn được 8 doanh nghiệp Việt Nam và 2 doanh nghiệp Hàn Quốc ở vòng đầu tiên.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Lê Mỹ Quỳnh, cô gái Gen Z nổi tiếng với “bộ sưu tập lỗ hổng” cũng từng hoài nghi về chính mình khi theo đuổi ngành bảo mật thông tin.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều startup, nhà đầu tư ngoại đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng để mở rộng hoạt động.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản tiếp tục huy động nguồn vốn khủng để mở rộng đầu tư vào startup Đông Nam Á.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Edtech (công nghệ giáo dục) Việt Nam đang ở đâu trong bức tranh tổng quan của thế giới? Những xu hướng mới và sản phẩm nổi bật nào đang thu hút người dùng? Đó là những chủ đề sẽ đề cập đến trong Sách trắng Edtech 2023 do Edtech Agency thực hiện.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 14/4, cuộc thi Robot Thế giới (ROBOTACON WRO 2023) tại Việt Nam chính thức được phát động tại Trường Đại học Phenikaa, nhằm tìm kiếm đội thi xuất sắc tham dự vòng chung kết thế giới ở Panama.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều địa phương như Huế, Đà Nẵng… đã nhận ra rằng, việc tích cực đón nhận các giải pháp sáng tạo từ công ty khởi nghiệp sẽ giúp họ bứt phá.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Bỏ thời gian, công sức và cả tiền túi để hỗ trợ startup, đội ngũ mentor (cố vấn, chuyên gia) vẫn ngày đêm miệt mài với công việc này để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cất cánh.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Không thể phủ nhận vai trò “bà đỡ” của các Chính phủ đã giúp hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nhiều nước như Israel, Trung Quốc hay Hàn Quốc.... vụt sáng trong những năm qua.
1 năm
Xem thêm