Thứ bảy, 30/09/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hào quang tắt dần, gần 50% công ty viễn thông có thể sẽ ‘bay màu’

Huyền Trang
- 16:25, 29/03/2023

(DNTO) - Sự thoái trào của ngành viễn thông ngày càng rõ rệt trước sức ép của việc dịch chuyển về công nghệ, dữ liệu và khách hàng.

Ngành viễn thông truyền thống đang gặp nhiều sức ép khi tăng trưởng chậm lại. Ảnh: T.L.

Ngành viễn thông truyền thống đang gặp nhiều sức ép khi tăng trưởng chậm lại. Ảnh: T.L.

Còn đâu thời hoàng kim

46% CEO ngành viễn thông không kỳ vọng công ty của họ sẽ tồn tại trong vòng một thập kỷ nữa, theo khảo sát của PwC. Sự thoái trào của ngành dịch vụ viễn thông ngày càng rõ rệt khi trong giai đoạn 2017-2021, mỗi năm, doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU) của dịch vụ di động toàn cầu giảm 2,37% (theo Global Data).

“Cách đây 4 năm, người ta kỳ vọng 5G sẽ mang lại sự tăng trưởng ARPU của di động. Nhiều nhà mạng lớn Hàn Quốc như KT, SK, đã triển khai 5G rất sớm và rất thành công giai đoạn đầu, nhưng một thời gian ARPU chững lại, không xứng đáng với số tiền đầu tư cho hạ tầng. Đây là cảnh báo với cơ quan quản lý nhà nước và các công ty viễn thông toàn thế giới”, TS. Nguyễn Văn Yên, Thành viên HĐQT kiêm Trưởng ban Tài Chính – Chiến lược Tập đoàn VNPT, nhấn mạnh.

Cũng trong sự kiện World Mobile Brodadband & ICT Summit-Security World 2023, ngày 29/3, TS Nguyễn Trọng Đường, Vụ Phó Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết viễn thông truyền thống đã cạn không gian tăng trưởng. Bởi hiện Bộ Thông tin và Truyền thông rất quyết liệt trong việc chặn các sim ảo. Vì vậy số lượng thuê bao sẽ về đúng giá trị thực, tức một người chỉ dùng thực sự 1-2 sim.

Đến tháng 3 năm nay, tính trên tỉ lệ 100 dân, đã có hơn 84% người dùng thiết bị băng rộng di động, 74% số người dùng internet. Số người dùng còn lại thuộc về dân số dưới 10 tuổi (chiếm 22,3%) và trên 95 tuổi (1,8%), là những đối tượng không dùng hoặc ít dùng di động và internet.

Hiện cáp quang đã phủ sóng tới 75% hộ gia đình, theo ông Đường, dư địa còn khoảng 25% nhưng khả năng dùng cũng thấp vì họ ở trong vùng sâu vùng xa, cáp quang chưa đến hoặc có đến họ cũng chỉ có nhu cầu dùng di động thôi.

“Như vậy chỉ còn không gian tăng trưởng di động và internet gần như không còn nhiều, thể hiện ở con số tài chính ngành viễn thông năm 2022, doanh thu tăng 1,6% nhưng lợi nhuận giảm 4,4%. Có nghĩa chúng ta đang càng đầu tư càng lỗ ”, ông Đường nói.

Tìm cách làm chậm thoái trào

Các nhà mạng đang nỗ lực đầu tư hạ tầng, công nghệ nhưng lại thấp thỏm trước các rủi ro từ việc đầu tư này. Ảnh: T.L.

Các nhà mạng đang nỗ lực đầu tư hạ tầng, công nghệ nhưng lại thấp thỏm trước các rủi ro từ việc đầu tư này. Ảnh: T.L.

Theo TS Nguyễn Trọng Đường, ngành viễn thông Việt Nam đã có giai đoạn tăng trưởng tốt nhưng cũng vì thế mà hiện nay chậm lại, buộc phải tìm không gian tăng trưởng khác như khai thác mảng như kinh tế số, giải trí số, truyền thông số, bưu chính, thương mại điện tử, sản xuất thiết bị…mà viễn thông rất có lợi thế, có kinh nghiệm phát triển, đó chính là cloud (điện toán đám mây).

Tuy nhiên, theo ông Đường, các nhà mạng dường như đang ngủ quên trên chiến thắng khi 3 nhà mạng lớn như VNPT, Mobifone và Viettel vẫn đặt mục tiêu doanh thu dịch vụ viễn thông truyền thống chiếm hơn 60%, chưa có sự “đặt cược” vào không gian tăng trưởng mới. Do đó, các nhà mạng chưa quan tâm đầu tư đủ mức cho phần mềm dịch vụ, các sản phẩm cá thể hóa cho khách hàng cá nhân còn nghèo nàn.

“Bằng chứng là người dùng cá nhân cloud ít dùng của mấy nhà mạng viễn thông vì thuê quá phức tạp, do thiết kế không gian của họ chủ yếu dành cho các doanh nghiệp, tổ chức thuê. Ví dụ cá nhân dùng ứng dụng của Google, muốn mua thêm không gian lưu trữ sẽ mua luôn cloud của Google, hay người dùng điện thoại iphone sẽ mua thêm cloud của Apple, thuận tiện hơn rất nhiều”, ông Đường nói.

Là người làm chính sách, vị này cũng cho biết các nhà mạng cũng chưa thực sự quan tâm đến chính sách, pháp luật, trong khi đây là yếu tố rất quan trọng trong các lĩnh vực mới.

“Phần lớn nhà mạng đều nói chính sách còn bất cập nhưng chỉ khi chính sách được ban hành thì mới kêu. Còn khi xây dựng thì chẳng ai quan tâm, gửi góp ý thì chỉ giao cho một chuyên viên ngồi đọc, còn chưa bao giờ lãnh đạo thực sự quan tâm vào văn bản pháp luật mà Nhà nước chuẩn bị ban hành nói gì”, ông Đường thẳng thắn.

TS. Nguyễn Văn Yên cho biết, sau giai đoạn thành công, hiện nay, sự dịch chuyển về công nghệ, dữ liệu và khách hàng đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cũng phải thay đổi chính sách viễn thông. Tại Hàn Quốc, SK Telecom, nhà mạng không dây lớn nhất nước này, hiện đang kết hợp cùng 14 startup trong nhiều lĩnh vực như AI, giao thông… để tạo thành hệ sinh thái.

“Trên phạm vi toàn thế giới việc hợp tác là xu thế”, ông Yên nói.

Nhưng, việc đầu tư vào các công nghệ và hạ tầng số cũng rất rủi ro. Trong khi các nhà mạng đa phần là doanh nghiệp nhà nước, khác với doanh nghiệp tư nhân là không cho phép rủi ro. Theo ông Đường đây là mâu thuẫn chính và là lý do các nhà mạng không dám mạo hiểm đầu tư do ràng buộc vốn Nhà nước. Việc này liên quan đến thể chế, chính sách nhiều hơn vấn đề công nghệ.

“Hiện đã có quy định cho phép doanh nghiệp được giữ lại 10% lợi nhuận đưa vào quỹ khoa học công nghệ. Nhưng chi tiêu của Quỹ này trong cơ quan nhà nước cũng cực kì khó khăn. Rất nhiều doanh nghiệp phải trả lại tiền, có tiền nhưng không dám tiêu. Nhà nước cần có chính sách cởi mở hơn như sandbox (chính sách thử nghiệm có kiểm soát), thì nhà mạng mới yên tâm đầu tư cho công nghệ, ứng dụng số vì thực sự cạnh tranh rất khốc liệt, rủi ro lớn”, ông Đường nói.

Tin khác

Chuyển đổi số
Tỷ lệ ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong doanh nghiệp Việt còn rất thấp, chỉ 16%, so với con số 33% của châu Á và 37% của thế giới.
1 tuần
Chuyển đổi số
Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) hiện diện ngày càng rõ hơn tại các doanh nghiệp Việt Nam và chứng minh việc có thể thay thế con người trong nhiều công đoạn.
1 tuần
Chuyển đổi số
Theo các chuyên gia, dữ liệu là trái tim của nền kinh tế số nhưng lại đang phân tán ở nhiều cơ quan, dẫn đến địa phương rất muốn phát triển kinh tế số nhưng không có dữ liệu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đang ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển hướng từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử, hoặc kết hợp cả hai hình thức thành kinh doanh đa kênh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Dù đã được truyền thông rất nhiều nhưng việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Trí thông minh nhân tạo đã tồn tại từ lâu trong ngành tài chính, nhưng nay khả năng ứng dụng công nghệ này đang trải qua một thời kỳ mới.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Thực ra, ngành tài chính ngân hàng đã ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (A.I) hàng thập kỷ nay. Và giờ, việc đó sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
2 tháng
Chuyển đổi số
Cục bộ dữ liệu, cục bộ đào tạo, cục bộ trong tư duy khiến tiến trình chuyển đổi số Việt Nam vẫn đang rất chậm.
2 tháng
Chuyển đổi số
Chuyên gia cho biết khi sử dụng dữ liệu luôn phải biết “nghi ngờ” vì những báo cáo từ dữ liệu không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Do đó, dựa hoàn toàn vào dữ liệu có thể khiến doanh nghiệp “tê liệt”.
2 tháng
Chuyển đổi số
Không phải yếu tố kĩ thuật, chuyên gia cho biết các dự án dữ liệu không thành công nằm ở việc doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu hoặc gặp vấn đề khi chuyển giao cho người dùng. 
3 tháng
Chuyển đổi số
Tỷ lệ kết nối với internet vạn vật (IoT) trung bình của người Việt còn thấp so với mức trung bình của thế giới là 2 kết nối/người.
3 tháng
Chuyển đổi số
Ngành công nghiệp của Việt Nam vẫn trong giai đoạn 1 là gia công lắp ráp, chưa tiến tới làm chủ một số công nghệ lõi.
3 tháng
Tài chính - Thị Trường
Cuộc cạnh tranh cho thị trường thanh toán điện tử quốc tế đang "nóng" lên nhanh chóng. Với ba đối thủ đến từ ba đối trọng Mỹ-đồng minh phương Tây, Trung Quốc và cuối cùng là Ấn Độ. Tính chất của cuộc đua này khá phức tạp, nhưng hứa hẹn một tương lai rất khả quan cho ngành tài chính thế giới.
4 tháng
Chuyển đổi số
Các dịch vụ thanh toán điện tử đã biến đổi bộ mặt ngành tài chính của nhiều quốc gia. Nhưng nay cuộc cạnh tranh giữa các dịch vụ thanh toán đang trở thành một cuộc chiến tầm cỡ quốc tế.
4 tháng
Chuyển đổi số
Thị trường dữ liệu Việt Nam dự kiến đạt hơn 1,8 tỷ USD vào năm 2023. Khi có thêm nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng và khai thác sẽ mở ra cơ hội cho cả Chính phủ và doanh nghiệp, người dân tiếp cận với nguồn tài nguyên mới.
4 tháng
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ