Thứ tư, 05/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sếp Google Cloud Việt Nam: ‘Làn sóng cloud thứ 3 giúp phát triển sản phẩm đơn giản như lắp ghép lego’

Huyền Trang
- 15:29, 07/12/2022

(DNTO) - Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Quốc gia Google Cloud tại Việt Nam cho biết cloud (điện toán đám mây), hiện nay cho phép các nhà phát triển chỉ tập trung thiết kế sản phẩm mà không cần phải lo về yếu tố hạ tầng.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Quốc gia Google Cloud, chia sẻ tại Chương trình kỷ niệm 25 năm Internet Việt Nam và Ngày Internet (Internet Day) 2022, sáng 7/12. Ảnh: T.L.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Quốc gia Google Cloud, chia sẻ tại Chương trình kỷ niệm 25 năm Internet Việt Nam và Ngày Internet (Internet Day) 2022, sáng 7/12. Ảnh: T.L.

Bùng nổ ứng dụng nhờ cloud

Chia sẻ về tương lai của internet, ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Quốc gia Google Cloud tại Việt Nam, cho biết sự phát triển của internet hỗ trợ sự phát triển của cloud và thế giới đã trải qua 3 làn sóng cloud, tương ứng với từng làn sóng là những ông lớn công nghệ ra đời.

Làn sóng cloud đầu tiên cách đây 17-18 năm, khi trên thế giới xuất hiện các công ty công nghệ như Salesforce, Google. Họ hoạt động rất thành công nhưng không ai họ có bao nhiêu server (máy chủ) đang chạy trên thế giới, chỉ biết họ cung cấp dịch vụ dưới dạng software (phần mềm), nó vẫn chạy rất ổn định, nhưng chẳng biết khi nào nó chết. Điều này khơi mào làn sóng đầu tiên của điện toán đám mây.

Làn sóng thứ hai xuất hiện khi tất cả các công ty cung cấp dịch vụ cloud hướng khách hàng của họ “lên mây”, hay nói cách khác là mô phỏng của làn sóng thứ nhất nhưng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Cisco, Microsoft và rất nhiều hãng làm điện toán đám mây nhưng hơn 90%, thậm chí 97-98% giải pháp đều nằm ở dịch vụ cơ sở hạ tầng. Làn sóng này diễn ra trong khoảng 1 thập kỷ.

3-5 năm gần đây, cloud đang ở trong làn sóng thứ 3. Lúc này, câu chuyện về PAAS (nền tảng dưới dạng dịch vụ), SAAS (phần mềm dạng dịch vụ) lại trở thành yếu tố chính. Ví dụ ở Google hiện có khoảng 200 máy chủ nhưng nếu nói riêng dịch vụ cơ sở hạ tầng thì chỉ khoảng 20. Có nghĩa gần 200 máy chủ không phải là hạ tầng.

“Làn sóng cloud thứ 3 sẽ mang lại đổi thay cho internet thế giới và Việt Nam. Đối với các nhà phát triển sản phẩm trở nên đơn giản như lắp ghép lego, tức có sẵn những mảnh ghép, chúng ta chỉ cần ghép lại. Chúng ta tập trung vào xây dựng sản phẩm chứ không phải xây dựng hạ tầng”, ông Nguyễn Đức Toàn nhận định.

Ngoài ra, theo lãnh đạo của Google Cloud Việt Nam, thay đổi về công nghệ cũng dẫn đến thay đổi về mặt người dùng. Trong những năm tới, dịch vụ trên internet ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) và BigData (dữ liệu lớn) sẽ ảnh hưởng lớn đến với người dùng đầu cuối.

Ví dụ cách đây 2 năm, rào cản ngôn ngữ trên thế giới rất lớn, nhưng giờ trên Youtube, tất cả các phụ đề dịch đều được thực hiện bởi AI và khá chính xác. Công nghệ này xuất phát từ nền tảng Google xử lý BigData.

Trước đây, việc dịch giữa ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác tỷ lệ chính xác cao nhất là 55% với điều kiện 2 ngôn ngữ cùng nhóm với nhau, ví dụ dịch từ Tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha rất dễ, nhưng từ tiếng Anh sang tiếng Phạn rất khó.

Nhưng trong năm 2021-2022, Google đạt được bước tiến lớn là dịch ngôn ngữ dựa trên bối cảnh từng từ, chứ không phải từng câu. Điều này sản sinh ra lượng tính toán vô cùng lớn, nhưng vẫn giải quyết được nhờ điện toán đám mây. Trong giai đoạn tới, internet mọi người sẽ tiếp tục nhìn thấy internet xóa nhòa rào cản về ngôn ngữ, văn hóa. Người dùng sẽ có nhiều ứng dụng hơn.

Ở Việt Nam, đại diện Google cho biết đây là thị trường mà hãng rất coi trọng. Do đó, tiếng Việt cũng được ưu tiên trong danh sách sản phẩm của Google. Google Search sẽ có riêng phiên bản bằng tiếng Việt, Google Map sẽ ngày càng chính xác hơn.

Internet Việt Nam thay đổi chóng mặt

Internet Việt Nam đã phủ sóng tới tận thôn bản, vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước trong 25 năm qua. Ảnh: T.L.

Internet Việt Nam đã phủ sóng tới tận thôn bản, vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước trong 25 năm qua. Ảnh: T.L.

Cách đây 25 năm, Việt Nam có quyết định chiến lược là mở cửa và kết nối internet toàn cầu, đem lại sự phát triển vượt bậc cho kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, số lượng người dùng internet Việt Nam không ngừng tăng lên, từ 200 nghìn người vào năm 1997 đến 3 triệu người năm 2022, và 20 triệu người năm 2007, gấp 7 lần và chiếm 24% dân số cả nước.  Đến nay, Việt Nam đã có 72,1 triệu người dùng internet, xếp thứ 13 thế giới.

Hiện tại, hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc. Hệ thống cáp quang triển khai 100% tới tất cả các xã, phường thị trấn, trường học. Việt Nam hiện có 94,2 triệu thuê bao smartphone di động. Số thuê bao băng rộng di động là 82,2 triệu, chiếm tỷ lệ 74,3% dân số.

Về thực trạng tài nguyên Internet, Việt Nam hiện có hơn 564.000 tên miền “.vn”, đứng thứ 2 ASEAN, top 10 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mức độ sử dụng địa chỉ IP (IPv4, IPv6) thuộc top 20-30 quốc gia trên toàn cầu. Tỉ lệ ứng dụng IPv6 đạt 53% với hơn 50 triệu người dùng, lọt top 10 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi IPv6.

“Internet Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng mặt. Tỷ lệ sử dụng IPv6 tại Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao”, ông Paul Wilson, Giám đốc Trung tâm thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương nhận định.

Tin khác

Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tuần
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
2 tuần
Xu thế
Sự xuất hiện của ChatGPT (2022) và DeepSeek (2024) tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) buộc công ty công nghệ thế giới phải nhanh chóng nhìn lại các chiến lược của mình.
3 tuần
Xu thế
Vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm ngần ngại vào Việt Nam. Cải thiện được 2 yếu tố này, vốn đầu tư sẽ thăng hoa trở lại.
1 tháng
Xu thế
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT đã có những nhận định sâu sắc về vai trò của AI và tương lai của công việc trong kỷ nguyên số.
1 tháng
Xu thế
Trong báo cáo được công bố mới đây, nhà phân tích chuỗi cung ứng Ming-Chi Kuo cho biết Apple đang đánh mất thị phần tại Trung Quốc do lương iPhone được xuất xưởng đang bị suy giảm.
1 tháng
Xu thế
Khi các tài sản số được công nhận hợp pháp, các giao dịch trở nên minh bạch hơn sẽ giảm thiểu các hoạt động phi pháp và đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Một sự kiện kết nối kinh doanh đẳng cấp quốc tế được tổ chức tại tại TP.HCM ngày 7/1 vừa qua, quy tụ các doanh nhân hàng đầu và nhà đầu tư chiến lược từ khu vực ASEAN và Ấn Độ.
1 tháng
Xu thế
CEO của Microsoft Satya Nadella vừa cho biết, công ty sẽ chi 3 tỷ USD để mở rộng năng lực trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây Azure tại Ấn Độ.
1 tháng
Xu thế
Nhiều sản phẩm gia dụng như máy lọc không khí, máy giặt, máy hút bụi, TV, tủ lạnh... ngày càng gia tăng ứng dụng AI. Dù mức giá nhỉnh hơn sản phẩm truyền thống từ 15-30% nhưng vẫn được thị trường đón nhận.
1 tháng
Xu thế
Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng sẽ được mở kí tại Hà Nội vào năm 2025, khẳng định quyết tâm vì không gian mạng lành mạnh của ta, đồng thời kì vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho lĩnh vực công nghệ số.
2 tháng
Xu thế
Ngày 17/12/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp và khách mời đã tham dự sự kiện 5G Day do Viettel tổ chức. Sự kiện không chỉ có hoạt động trưng bày của nhiều thương hiệu lớn với 50 gian hàng công nghệ mà còn có hội thảo công nghệ với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.
2 tháng
Xu thế
Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức, hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu của con người.  
3 tháng
Xu thế
Microsoft hiện đang giới thiệu mẫu PC thu nhỏ mới chuyên dụng mới cho dịch vụ đám mây Windows 365, được thiết kế với mục đích kết nối các nhân viên công ty với các thiết bị và tập tin trên đám mây.
3 tháng
Xu thế
Theo chuyên gia, khi 5G bùng nổ thì các thiết bị công nghệ ứng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật cũng bùng nổ, con chip vì thế sẽ có mặt trong rất nhiều sản phẩm thông dụng của đời sống.
4 tháng
Xem thêm