Facebook làm thay đổi thế giới internet ở châu Phi ra sao?
(DNTO) - Mạng xã hội đã mang lại lợi ích cho người dùng và các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi, nhất là châu Phi. Trên khắp lục địa đen này, Facebook là internet, là thứ không thể thiếu
Trong khi vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, người dùng phương Tây đang dần dần đăng xuất khỏi Facebook, tại khắp lục địa đen châu Phi, mạng truyền thông xã hội này, nay là Meta, vẫn là thứ không thể thiếu, từ điều hành doanh nghiệp đến tìm nguồn cung ứng vắc xin. Làm thế nào mà nó trở nên quảng bá như vậy?
Chẳng hạn, tại Sudan, nhờ mạng xã hội của Mark Zuckerberg mà ngay cả truyện tranh cũng có thể tạo ra hiệu ứng cộng đồng, đó là trường hợp đế chế Abbas Comics của họa sĩ Ibrahim. Phần lớn tác phẩm này đến với cộng đồng qua Facebook với khoảng 19.000 người theo dõi ban đầu, nhưng lại là đà kích quan trọng để Ibrahim khởi nghiệp nghệ thuật thành công nhờ hiệu quả của tính năng tương tác của internet nói chung và của Facebook nói riêng.
Các doanh nghiệp ở Châu Phi cũng đang đại diện cho các thị trường mới nổi để chứng minh lợi ích của mạng xã hội. Đầu tiên là sự dễ dàng truy cập. Mọi người đều có Facebook và ai cũng biết cách sử dụng nó để chia sẻ các nội dung. Lợi ích thứ hai nằm ở những chức năng phân tích, lan truyền và cống hiến giải pháp mà mạng này sở hữu. Từng ấy thứ đã khiến dân châu Phi sẽ thấy bứt rứt trong cuộc sống thường nhật nếu họ thiếu Facebook.
Có thể nói mạnh miệng là trên khắp châu Phi, Facebook là internet. Từ năm 2015, khi công ty này cho ra mắt nền tảng dịch vụ internet Free Basics tại đây, cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều phụ thuộc quá sâu vào nó qua quyền truy cập ứng dụng và trang web miễn phí trên mạng viễn thông của lục địa đen.
Được thiết kế để hoạt động trên điện thoại di động giá rẻ, loại thiết bị chiếm phần lớn ở 32 quốc gia tại đây, Free Basics cung cấp một định dạng hạn chế, đơn giản. Nhờ không có nội dung âm thanh, hình ảnh và video phức tạp nên chỉ trong 5 năm các kiến thức cơ bản về miễn phí dễ dàng triển khai rộng khắp trong cộng đồng người dùng.
Tham vọng của Facebook không dừng lại ở đó. Tại những nơi không có nhà cung cấp viễn thông nào hợp tác, hoặc với địa bàn cơ sở hạ tầng yếu kém, công ty thực hiện kế hoạch phát triển các vệ tinh có thể truyền truy cập internet đến các vùng sâu vùng xa, qua các đối tác như Starlink của Elon Musk hay Eutelsat, một công ty vệ tinh của Pháp.
Do chỉ có 8% hộ gia đình châu Phi có máy tính nên lượng truy cập Internet ở đây thông qua điện thoại di động, với tỷ lệ sở hữu smartphone chiếm khoảng 50%, là quá lớn. Một nửa trong số đó sử dụng trực tuyến không qua các gói thanh toán, tiết kiệm chi phí nhờ sở hữu nhiều sim, nên mạng xã hội Facebook càng được ưu tiên số một.
Xã hội đang có nhiều biến động. Mối thử thách ấy càng ngày càng đa dạng như: Nhiều người dùng phương Tây “hè” nhau xóa tài khoản vì lo lắng đến quyền riêng tư bị xâm phạm. Lớp khách hàng trẻ tuổi thích nội dung ngắn, thoáng, bớt động não hơn nên chuyển qua dùng TikTok, Instagram hay Snapchat… Từng ấy thứ khiến Facebook phải tìm lượng user mới để phát triển công ty, và châu Phi là vùng đất màu mỡ.
May mắn nữa là tại châu Phi nhiều người dùng từng tắt Facebook nay đã tái kích hoạt, vì lợi ích của nó hiển hiện rõ rệt trong thời phong tỏa giãn cách mùa dịch. Có thể kể như liên hệ doanh nghiệp, tìm số điện thoại, đặt thức ăn và thậm chí tìm kiếm các mẹo để đảm bảo an toàn trong tiêm vắc xin.
Đặc biệt, đối với người dùng ở các nền kinh tế đầy biến động về lương thực và nhiên liệu như Sudan, Kenya... Facebook không chỉ hữu ích mà còn rất quan trọng. Các nhóm kín ở đây đã là cứu cánh giúp thị dân có được bánh mì và xăng dầu.
Cơ sở hạ tầng thương mại điện tử nhiều quốc gia châu Phi như Ai Cập cũng đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua, đặc biệt trong lĩnh vực giao hàng thực phẩm và hàng tạp hóa. Lợi thế ấy giúp tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở thủ đô, trở thành căn cứ địa tốt cho doanh nghiệp phát triển với công giúp sức của những Facebook Messenger, tiện ích WhatsApp, Instagram cho các đơn đặt hàng, bắt đầu với các cửa tiệm ảo.