Thứ sáu, 18/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bao giờ có 5G đại trà?

Huyền Trang
- 18:12, 21/03/2023

(DNTO) - Theo chuyên gia, với lộ trình mà Việt Nam đang đi, có thể đến năm 2024-2025, Việt Nam sẽ triển khai 5G đại trà.

Chuyên gia cho biết Việt Nam không chậm hơn các nước khác trong phát triển 5G. Ảnh: T.L.

Chuyên gia cho biết Việt Nam không chậm hơn các nước khác trong phát triển 5G. Ảnh: T.L.

Việt Nam đang đi đúng hướng

Tại Diễn đàn Chuyển đổi số “Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn”, 21/3, các chuyên gia đều nhìn nhận 5G là động lực lớn trong quá trình chuyển đổi số và tăng trưởng kinh tế.

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào (đơn vị cung cấp hạ tầng 5G hàng đầu toàn cầu trong 3 năm qua, theo Gartner Magic Quadrant ) cho biết, việc thương mại hóa 5G sẽ mang lại lợi ích gấp ba lần cho Việt Nam về xã hội, kinh tế và môi trường.

Thực tế, 5G tại Việt Nam đã được đưa vào thử nghiệm từ sớm (cuối 2020) do 3 nhà mạng hàng đầu là Viettel, VNPT, Mobifone đảm nhiệm. Hiện 5G vẫn đang trong quá trình thử nghiệm mạng lưới và dịch vụ ở những góc độ khác nhau trên 40 tỉnh, thành phố.

Với kinh nghiệm hỗ trợ triển khai cho hơn 140 mạng 5G thương mại tại 60 quốc gia, vị Chủ tịch Ericsson cũng đánh giá Việt Nam đã bắt đầu với công nghệ này từ rất sớm và đang quản lý quá trình phát triển 5G rất tốt.

“Việt Nam đã triển khai các dải tần cho 5G đã triển khai trong năm nay. Các dải tần giống như 'oxi' cho công nghệ 5G. Một khi 5G triển khai đại trà trong 3-5 năm tới, các nhà mạng sẽ triển khai rất nhanh”, ông Denis nói.

Giống như công nghệ 4G, bắt đầu triển khai vào năm 2016, chỉ trong 2 năm, Viettel đã xây dựng 56.000 trạm gốc, VNPT cũng đẩy nhanh triển khai công nghệ 4G tại Việt Nam. Thì với 5G, theo ông Denis, Việt Nam cũng sẽ không hề chậm chân trong cuộc đua này khi có đội ngũ kĩ sư giàu năng lực với sự hỗ trợ của nhiều bên liên quan.

“Tôi không nghĩ Việt Nam đi sau công nghệ 5G mà đang phát triển đúng với năng lực của Việt Nam. Các nhà mạng lựa chọn nhà cung cấp để triển khai, đương nhiên quá trình này cũng mất thời gian, nhưng kỳ vọng trong 2024-2025 sẽ triển khai đại trà”, ông Denis nhận định.

Câu chuyện đầu tư hiệu quả

Chi phí đầu tư phát triển hạ tầng 5G rất lớn, cần có sự chung tay của nhiều bên để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, Chính phủ và người dân. Ảnh: T.L.

Chi phí đầu tư phát triển hạ tầng 5G rất lớn, cần có sự chung tay của nhiều bên để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, Chính phủ và người dân. Ảnh: T.L.

Là đơn vị triển khai mạng 5G, ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết việc Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép các nhà mạng đấu giá băng tần là điều kiện tiên quyết để xây dựng mạng. Nhưng với các nhà đầu tư như VNPT, khi đấu giá băng tần, phải xây dựng phương án đầu tư kĩ lưỡng.

Quay lại những năm 1993, ông Hy cho biết, Việt Nam bắt đầu công nghệ 2G khi nền kinh tế còn ở mức thấp, trong khi chi phí hạ tầng (thuê nhà, trạm) rất cao, dẫn đến cước phí cao. Sau đó bắt đầu lộ trình giảm giá khi kinh tế phát triển nên việc triển khai 2G, 3G, 4G, rất đồng tốc, tạo lợi ích cho cả người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ và đối tác.

Nhưng câu chuyện của 5G hơi khác. Người tiêu dùng là một phần, còn VNPT tập trung vào đối tượng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2G (doanh nghiệp với Chính phủ), với 2 tính năng là tốc độ cao và độ trễ thấp, để phục vụ trong các nhà máy thông minh, chiếu sáng thông minh, phương tiện thông minh, robot, xe tự hành… để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

Cũng theo ông Hy, hiện với nhu cầu chơi game, video thì 4G đã phục vụ đầy đủ. Còn với công nghệ cao cấp hơn như metaverse… cần băng thông cao hơn thì cần đến 5G nhưng vẫn còn giới hạn. Thị trường “ngách” mà 5G có thể khai thác là xây dựng mạng riêng tư trong các nhà máy sản xuất, còn đối với thị trường thông minh, vẫn phải cung cấp dịch vụ dần dần.

“VNPT đã có lịch sử phát triển hàng chục năm với hệ thống hạ tầng vững chắc, nhưng khi phát triển 5G phải cần đầu tư nâng cấp trạm gốc, mạng lõi. Ở đây là câu chuyện tạo lợi ích cân bằng rất quan trọng. Nếu chi phí hạ tầng cao, chi phí dịch vụ cũng sẽ đắt đỏ. Tất cả xã hội phải nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ này, lúc đó 5G mới bùng nổ. Còn sự tham gia doanh nghiệp còn ít thì thị trường sẽ chưa có nhiều, lúc đó đầu tư ra sẽ gặp khó khăn”, ông Hy nói.

Không thể mỗi người một hướng

Công nghệ 5G khi ứng dụng vào các nhà máy sẽ thúc đẩy sản xuất lên tầm cao mới. Ảnh: T.L.

Công nghệ 5G khi ứng dụng vào các nhà máy sẽ thúc đẩy sản xuất lên tầm cao mới. Ảnh: T.L.

Để việc thương mại hóa 5G tại Việt Nam thành công, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết cần cái bắt tay chặt chẽ hơn giữa các cơ quan quản lý, nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp.

Cụ thể, quá trình ứng dụng 5G là quá trình thúc đẩy chuyển đổi số toàn xã hội và mở rộng nền kinh tế số. Nhưng các ngành, lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay có mức độ chuyển đổi số không đồng đều, nhu cầu mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp lại khác nhau, vì vậy, để 5G có thể đi vào đời sống, ông Nhã cho biết cần có giải pháp “may đo” cho từng ngành, lĩnh vực.

“Tôi đề nghị các nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp chủ động tìm hiểu nhu cầu của từng ngành, lĩnh vực trọng điểm phát triển các ứng dụng 5G phù hợp; sau đó từng bước nhân rộng sang các ngành, lĩnh vực khác", ông Nhã cho biết.

Cũng theo vị này, hệ sinh thái 5G liên quan đến nhiều công nghệ khác nhau như IoT (internet vạn vật), Cloud (đám mây), Big Data (dữ liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo)… Nếu mỗi doanh nghiệp đi đường riêng sẽ tạo ra lượng lớn ứng dụng mà không thể giảm chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển). Do đó, cần một sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên trong hệ sinh thái 5G gồm nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp và nhà sản xuất thiết bị, để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đại diện cục Viễn thông cho biết cũng cần có chính sách đặc thù để khuyến khích doanh nghiệp thương mại hóa 5G. Trong đó, quan trọng nhất là lấy đầu tư công để thúc đầu tư tư nhân.

"Các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi số cần ưu tiên sử dụng hạ tầng băng rộng cố định, di động kết hợp với các công nghệ mới như Cloud, IoT, AI…, lấy sức kéo của thị trường (đầu tư công) để thúc đẩy doanh nghiệp thương mại 5G", ông Nhã nói.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
3 ngày
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
3 tuần
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
3 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
2 tháng
Chuyển đổi số
Tại Việt Nam, ứng dụng Gen AI vào ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn đầu, nhưng nó cũng được kì vọng sẽ mang lại chuyển mình đáng kể của các ngân hàng.
2 tháng
Chuyển đổi số
Có thể làm việc 24/24, không phụ thuộc vào cảm xúc, tự động hóa các công việc tẻ nhạt và lặp lại, giảm bớt chi phí và lỗi mà con người có thể mắc phải… AI đang được ứng dụng nhiều hơn trong các nhà máy để thay thế lao động phổ thông, giúp các nhà máy trở nên thông minh hơn.
2 tháng
Chuyển đổi số
Google, Microsoft, Meta… và các công ty công nghệ lớn sẽ tiếp tục đốt nóng cuộc đua đầu tư vào AI trong năm 2025. Nhưng họ cần nhiều nỗ lực hơn ngoài việc gia tăng tài chính và công nghệ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Liệu con người có mất kiểm soát đối với các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến không? Ba sự kiện diễn ra vào cuối năm 2024 khiến chúng ta lo ngại.
2 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh thị trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu người tiêu dùng không ngừng thay đổi, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của mình thông qua việc hợp tác toàn diện với Tập đoàn FPT trong lĩnh vực chuyển đổi số.
3 tháng
Chuyển đổi số
Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
3 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số hiện không còn là một tùy chọn mà là một yêu cầu bắt buộc. Lean Helper dẫn đầu trong chuyển đổi này, cung cấp các giải pháp số hóa tiên tiến được thiết kế riêng cho cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Bộ dịch vụ toàn diện của chúng tôi được thiết kế để tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
3 tháng
Chuyển đổi số
Founder Nguyễn Anh Tuấn cùng đội ngũ VTGO đã xây dựng một sàn vận tải, thông qua số hóa toàn bộ nghiệp vụ của hoạt động thuê xe tải, tạo ra nền tảng cho phép nhà xe và chủ hàng làm việc trực tiếp với nhau trên nền tảng đó, giảm tỷ lệ xe chạy rỗng và giá thành cước vận chuyển.
3 tháng
Chuyển đổi số
Trong bối cảnh cách mạng Công nghệ 5.0 đang diễn ra mạnh mẽ, APETECHS đã xuất hiện như một ngọn đèn sáng trong ngành công nghệ thông tin và số hóa tại Việt Nam. 
3 tháng
Xem thêm