Thứ sáu, 04/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đường đua của startup fintech Việt Nam vẫn chờ khung khổ pháp lý

Huyền Trang
- 12:45, 14/11/2021

(DNTO) - Các startup fintech ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ không thua kém khu vực, tuy nhiên các "tay đua" chưa thể "mạnh tay ga" do vẫn chưa có khung khổ pháp lý mà startup cần để cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực như sandbox hay P2P Lending...

Startup fintech Việt Nam vẫn đang chờ khung khổ pháp lý để mở rộng hoạt động, dịch vụ kinh doanh. Ảnh minh họa.

Startup fintech Việt Nam vẫn đang chờ khung khổ pháp lý để mở rộng hoạt động, dịch vụ kinh doanh. Ảnh minh họa.

Cách đây 3 hôm, báo cáo về thị trường fintech của ASEAN năm 2021 do UOB, PwC Singapore và SFA phát hành cho thấy, các công ty fintech có trụ sở tại Việt Nam đã gọi được vốn đầu tư trị giá hơn 388 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, nguồn vốn tăng trở lại chủ yếu dựa vào 2 startup kì lân là VNPay (250 triệu USD) và Momo (100 triệu USD), phần cho startup còn lại không đáng kể.

Mặc dù Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khu vực về vốn tài trợ cho fintech, khoảng cách so với 2 người dẫn đầu là Singapore và Indonesia có sự cách biệt khá lớn. Trong khi Việt Nam chỉ chiếm 9% trong tổng số 167 thương vụ của khu vực, thì Indonesia chiếm tới 26%, tương đương 904 triệu USD vốn tài trợ và Singapore chiếm gần một nửa, 46%, tương đương 1,6 tỷ USD.

Về số lượng, startup fintech Việt Nam luôn tăng trưởng qua các năm, từ 39 công ty (2015) lên 124 công ty (2019) và hiện tại khoảng 150 công ty; tuy nhiên so sánh với Singapore (hơn 1.150 công ty) và Indonesia (hơn 510 công ty), Malaysia (hơn 370 công ty) …thì con số này vẫn còn khá nhỏ.

Nguyên nhân không phải vì năng lực của startup Việt Nam không theo kịp khu vực, bởi thực tế, làng fintech nước nhà đã chứng kiến sự ra đời và lớn mạnh của 2 kì lân là VNPayMomo; mà nguyên nhân cốt yếu đang cản đường fintech là hành lang pháp lý cho trung gian thanh toán trong lĩnh vực này vẫn khuyết.

Ông Nguyễn Bảo Hoàng, Giám đốc Ngân hàng số Timo – đơn vị sở hữu hơn 2 triệu giao dịch mỗi tháng và 2,5 tỷ USD tổng giá trị giao dịch trung bình hàng năm, cũng thừa nhận hành lang pháp lý cho lĩnh vực fintech tại Việt Nam chưa được lấp đầy gây khó khăn cho startup trong ngành khi muốn mở rộng dịch vụ.

“Hiện các lĩnh vực cho vay ngang hàng, blockchain… khá nhiều rủi ro nên các startup dù đủ năng lực cũng không dám làm nếu chưa có hành lang pháp lý. Tuy nhiên, đây là xu hướng tương lai nên nếu không làm thì Việt Nam không theo kịp các nước trong khu vực và thế giới”, ông Bảo nói.

Ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc VNPay-QR cũng đồng tình với việc nên nhanh chóng xây dựng một hành lang pháp lý đồng nhất để các đơn vị phát triển ví điện tử như VNPay có thể liên thông với các loại ví điện tử khác trên thị trường, nhằm tạo điều kiện cho người dùng và thúc đẩy lĩnh vực thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam.

Khung khổ pháp lý được đưa ra sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng tới tốc độ cạnh tranh thị trường fintech Việt Nam với khu vực và thế giới. Ảnh: T.L.

Khung khổ pháp lý được đưa ra sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng tới tốc độ cạnh tranh thị trường fintech Việt Nam với khu vực và thế giới. Ảnh: T.L.

Thực tế, việc sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến lĩnh vực fintech không chỉ tạo điều kiện cho thị trường công nghệ tài chính phát triển, mà còn kiểm soát được hành vi rửa tiền qua ví điện tử, tài trợ khủng bố, rủi ro thông tin, an ninh mạng…vốn đang rất nóng trong thời gian gần đây.

“Hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm 60-70%, thậm chí 100% vốn tại các công ty fintech Việt Nam và sẵn sàng mua cổ phần của các công ty trong nước, đây là cơ hội nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát lĩnh vực này" – ông Nguyễn Quốc Hùng Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nói.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu sửa Luật Phòng chống rửa tiền năm 2012 theo hướng bổ sung 4 nhóm đối tượng rủi ro cao vào diện bắt buộc báo cáo, gồm: ví điện tử, tiền ảo, cho vay ngang hàng (P2P), cầm đồ.

Liên quan đến đề xuất của các trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tháng 12/2021 sẽ trình Chính phủ Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (sandbox).

Đơn vị này cũng đang xây dựng nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời xây dựng thông tư thay thế Thông tư 39 để ban hành ngay khi nghị định thay thế này có hiệu lực.

Các startup đang rất kì vọng những cơ chế, chính sách trên sẽ sớm được thông qua và triển khai để làm bệ đỡ cho thị trường khởi nghiệp fintech phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
22 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gần đây, dư luận xôn xao trước việc một doanh nhân, sau khi chấp hành xong án phạt tù, tham gia buổi làm việc với Chủ tịch một tỉnh để đề xuất dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đó. Thay vì ghi nhận thiện chí cống hiến và năng lực của người đã hoàn lương, nhiều ý kiến công khai nghi ngờ, cho rằng “người như vậy không xứng đáng ngồi cùng lãnh đạo địa phương”.
2 tuần
Xem thêm