Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thanh toán phi tiền mặt sẽ bứt tốc nếu Việt Nam phát hành tiền kỹ thuật số

Huyền Trang
- 08:00, 24/08/2021

(DNTO) - Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Câu lạc bộ Công nghệ Tài chính Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam cho rằng, Chính phủ cần nhanh chóng phát triển đồng tiền số, lúc đó sẽ đạt được mục tiêu 100% thanh toán không dùng tiền mặt.

Chính phủ vừa giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong giai đoạn 2021-2023. Ảnh: T.L.

Chính phủ vừa giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong giai đoạn 2021-2023. Ảnh: T.L.

Nên đẩy nhanh phát hành tiền kỹ thuật số

Những năm gần đây, với nhiều chính sách mạnh mẽ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thúc đẩy hình thức thanh toán tiền mặt tại Việt Nam phát triển. Đặc biệt, dịch Covid-19 góp phần làm tăng trưởng hoạt động thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, số lượng giao dịch qua kênh Internet 213,51 triệu món, tương đương 11,03 triệu tỷ đồng, tăng 65,9% số lượng và 31,2% giá trị. Số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng 86,3% số lượng và 123,1% giá trị. Số lượng giao dịch qua kênh QR code tăng 95,7% số lượng và 181,5% giá trị (theo Ngân hàng Nhà nước).

Tuy vậy, tỷ lệ thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam so với thế giới vẫn thấp và tỷ trọng thanh toán tiền mặt vẫn ở mức cao.

Cụ thể, cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán là 11,05%. Đến hết tháng 4/2021 lại tăng lên mức 11,53%, tương ứng khoảng 1,43 triệu tỷ đồng.

Trong khi đó, mục tiêu của Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 là đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Đối chiếu với số liệu thực tế nêu trên thì mục tiêu này không thể đạt được.

Trao đổi trong Hội thảo IDG TekTalk về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt chiều 23/8, ông Nguyễn Đình Thắng cho biết, mặc dù đã có nhiều chính sách của Chính phủ hỗ trợ phát triển thanh toán phi tiền mặt nhưng cách tiếp cận vẫn dựa vào tiền mặt, sau đó hạn chế hình thức thanh toán này bằng việc thúc đẩy giải pháp thanh toán số.

Cũng theo ông Thắng, xu hướng hiện nay trên thế giới là phát triển các công ty quản lý tài sản số, hệ thống tiền số. Hiện một loạt các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang thử nghiệm tiền kỹ thuật số. Trong khi đó, công nghệ dùng blockchain phát hành đồng tiền số cũng không phải là khó. Vì vậy, chỉ có chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy nhanh nhất phát triển đồng tiền số, sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt, dễ dàng hòa nhập quốc tế.

“Ngân hàng Nhà nước đang phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán dưới 8%. Nhưng nếu năm 2025 phát hành được tiền kỹ thuật số thì Việt Nam đạt mục tiêu 100% thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ cứ cho phép, công nghệ chắc chắn sẽ làm được”, ông Thắng nhấn mạnh.

Thế “kiềng 3 chân” giúp thanh toán phi tiền mặt phát triển

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhưng vẫn còn chậm so với thế giới. Ảnh: T.L.

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhưng vẫn còn chậm so với thế giới. Ảnh: T.L.

Chia sẻ về những thách thức phát triển thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam, ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc VNPay – QR cho rằng rào cản lớn nhất là việc thay đổi thói quen của người dân, và đây là công cuộc tốn rất nhiều thời gian, công sức của các bên tham gia phát triển các giải pháp thanh toán số. “Chúng tôi tốn kém rất nhiều chi phí marketing để làm sao giảm chi phí thanh toán, tạo ra các dịch vụ thanh toán hấp dẫn, thu hút người dân”, ông Tuấn nói.

Ngoài ra, việc phát triển hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt, với sự tham gia đầy đủ, tích cực của các bên như ngân hàng, fintech, mobile money để cùng cải thiện sản phẩm, tối ưu dịch vụ là rất quan trọng. Bởi khi người dùng sẵn sàng thanh toán điện tử nhưng sản phẩm khó sử dụng, không thân thiện thì họ sẽ ngay lập tức trở về phương thức thanh toán truyền thống.

Đồng tình với quan điểm cần tăng trải nghiệm người dùng đối với thanh toán phi tiền mặt bằng việc đồng bộ dịch vụ trong hệ sinh thái, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank cho rằng cần có một nền tảng chung cho các ngân hàng, ví điện tử, đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán số để người dân thuận lợi cho việc sử dụng.

“Nhiều người than phiền họ phải tải nhiều ứng dụng, để tiền nhiều nơi nên gây trở ngại khi sử dụng. Họ cũng sẵn sàng thanh toán phi tiền mặt tại qua các POS nhưng các đơn vị POS phải sẵn sàng thanh toán cho mọi loại thẻ ngân hàng. Hay các cổng dịch vụ công cũng phải tích hợp thanh toán điện tử đồng bộ, không phải người dân đến cổng này được thanh toán điện tử, cổng khác lại yêu cầu nộp tiền mặt”, ông Tâm nêu quan điểm.

Còn theo vị Chủ tịch Câu lạc bộ Công nghệ Tài chính Việt Nam, muốn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, pháp luật phải đi trước một bước, bởi rủi ro pháp lý là rủi ro lớn nhất, nên nếu pháp luật không mở đường, các tập đoàn muốn phát triển dịch vụ thanh toán sẽ rất lo ngại.

Cụ thể, ông Thắng kiến nghị Nhà nước phải đẩy nhanh cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, cơ chế giúp đơn vị kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia hay kết nối với các cơ sở dữ liệu mở.

Về yếu tố công nghệ, ngay cả vấn đề bảo mật, ông Thắng cho rằng đây không phải là rào cản lớn vì thế giới đã làm được, Việt Nam có thể làm được. Còn đối với thay đổi hành vi người dùng, theo ông Thắng cũng dễ thay đổi bởi nếu họ thấy được dịch vụ hữu ích, dễ sử dụng, thuận tiện mọi lúc mọi nơi thì người dân, doanh nghiệp sẽ sử dụng.

Do vậy, nếu thế “kiềng 3 chân” (pháp luật – công nghệ - thói quen người dân) đồng loạt thay đổi, phát triển thì chắc chắn thanh toán không dùng tiền mặt sẽ phát triển.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Xem thêm