Thứ hai, 23/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngân hàng ứng dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Hương Giang
- 06:00, 07/12/2020

(DNTO) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các giao dịch trực tuyến trở nên quan trọng. Các ngân hàng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ phi tiếp xúc, ứng dụng sinh trắc học trong xác thực khách hàng, giao dịch từ xa. Covid-19 và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra bước nhảy vọt trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank. Ảnh: PV

Ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank. Ảnh: PV

Bên lề hội thảo “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số”, tổ chức mới đây, ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank, có cuộc trao đổi với Doanh Nhân Trẻ Việt Nam về việc Vietcombank đã có những đầu tư, áp dụng công nghệ trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Ông có thể chia sẻ về số liệu thanh toán không tiền mặt tại ngân hàng hiện ra sao?

- Bình thường chúng ta vẫn nhìn nhận việc thanh toán tiền mặt chiếm khoảng 80-85%. Nhưng trên thống kê qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt qua hệ thống thanh toán hiện nay thì thấy, lượng thanh toán qua kênh điện tử (theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước) hiện rất lớn, chiếm 80-90%. Như vậy 10% còn lại chủ yếu là cách hành vi chi tiêu tiền mặt.

Đơn cử như qua thống kê của Vietcombank của chúng tôi cho thấy, lượng thanh toán qua kênh điện tử Vietcombank chiếm đến 90%. Và lượng thanh toán đến khách hàng và kênh thanh toán truyền thống, chi nhánh giao dịch chỉ chiếm 10% giao dịch tiền mặt.

Nếu thanh toán không tiền mặt thì phải phát triển công nghệ. Vậy việc đầu tư vào công nghệ hiện nay của ngân hàng ra sao?

- Có thể nói đầu tư cho công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp nói chung trong nền công nghiệp 4.0 thế này là xu hướng tất yếu. Vì chúng ta biết công nghệ đang thay đổi từng ngày. Tuy nhiên, ta phải nhìn nhận thay đổi ở mức độ nào.

Ví dụ tôi đề cập đối với hệ thống ngân hàng. Công nghệ trong hệ thống cứ khoảng 10 năm lại thay đổi, nhưng quan trọng là các thiết bị, phương tiện tương tác với các thiết bị sử dụng của người sử dụng luôn thay đổi thường xuyên.

Ví dụ điện thoại Apple liên tục thay đổi, và đó là cái để ngân hàng phải quan tâm để cung cấp các hệ sinh thái, các dịch vụ gia tăng. Theo đó, ngân hàng phải đầu tư để củng cố hạ tầng, để đáp ứng nhu cầu về quy mô khách hàng ngày càng tăng. Yêu cầu về an ninh bảo mật phải được tăng cường. Đương nhiên khách hàng phải cải tiến sản phẩm của mình để thích ứng với xu hướng thay đổi công nghệ.

Theo ông trong tương lai cần có cải tiến gì về cơ chế, chính sách để tăng cường thanh toán không tiền mặt?

- Trong vài năm gần đây, được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong việc đẩy mạnh công nghệ thông tin, cụ thể là việc Chính phủ mới đây công bố cổng thông tin quốc gia với việc cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán dịch vụ công qua cổng thông tin quốc gia, sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại, đi theo đó là một loạt thể chế cần thiết thực hiện ngay.

Có thể nói, trong năm 2020 vừa qua, gần 90% các tỉnh, thành phố và 50% các bộ, ban ngành đã tham gia, kéo theo đó là các thể chế đi theo. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Cụ thể nhất, Ngân hàng Nhà nước mới ban hành Nghị định cho phép định danh sinh trắc học. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để các ngân hàng tiếp tục cung ứng các dịch vụ hiện đại cho ngân hàng sử dụng.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng thanh toán qua kênh điện tử hiện rất lớn, chiếm 80-90%. Ảnh: T.L

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng thanh toán qua kênh điện tử hiện rất lớn, chiếm 80-90%. Ảnh: T.L

Theo ông cần làm gì để thanh toán không tiền mặt và các ngân hàng có thể liên kết với nhau?

- Đối với nhu cầu của ngân hàng có từ rất lâu. Trong chương trình cổng dịch vụ công quốc gia vừa qua, Chính phủ và Bộ Công an đã có cam kết xây dựng cơ sở dữ liệu công dân trên cả nước. Và đây là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng áp dụng định danh cho một người dân cũng như xác minh về tình hình tài chính, thông tin liên quan đến cá nhân đó khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng để có thể đánh giá, xếp hạng, cung cấp dịch vụ phù hợp, cung cấp tín dụng cho khách hàng.

Và chúng tôi được biết, dự án này được Chính phủ giao cho Bộ Công an thực hiện. Chúng tôi sẽ đồng hành với Chính phủ trong việc cập nhật, khi dự án này triển khai thì các ngân hàng khách cũng được sử dụng dịch vụ này.

Câu chuyện an ninh bảo mật thông tin khách hàng luôn là mối quan tâm của mọi người. Vậy theo ông khung pháp lý cần bổ sung gì để giảm thiểu việc thông tin khách hàng bị lộ lọt?

- Hiện nay Luật An ninh như Luật An ninh mạng luôn được Quốc hội cập nhật, và phía ngân hàng chúng tôi luôn cập nhật để đảm bảo khung pháp lý cho ngân hàng.

Đương nhiên, để bảo vệ khách hàng, việc đầu tư hệ thống để đảm bảo an ninh an toàn, các phương thức phòng chống phải nâng cao. Quan trọng nhất là tăng cường nhận thức cho người dân phải được quan tâm, trong việc cảnh báo những hành vi, thủ đoạn lừa đảo. Và đây là trách nhiệm không chỉ của ngân hàng.

Chúng tôi luôn truyền thông rõ cho khách hàng biết vai trò của việc thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt qua kênh điện tử. Đặc biệt khách hàng phải quan tâm trong việc bảo mật thông tin của mình, tránh việc để các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân và sau đó chiếm đoạt tài sản.

Tin nên đọc

Cụ thể Vietcombank đã có biện pháp gì, thưa ông?

- Về mặt nội bộ, chúng tôi luôn hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, đầu tư cho an ninh thông tin là đầu tư bắt buộc phải thực hiện và luôn phải cập nhật.

Thứ hai là các chính sách của ngân hàng làm sao phải đảm bảo chính sách an ninh thông tin, các phương án phòng chống luôn được cập nhật, và có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban ngành, cũng như sự chia sẻ của các ngân hàng.

Quan trọng nữa là luôn tăng cường truyền thông cho khách hàng kịp thời, để khi có hành vi thủ đoạn mới thì khách hàng tự phòng ngừa cho mình.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington và Bắc Kinh gặp nhau hôm nay (9/6) trong một nỗ lực được theo dõi sát sao, mang theo hy vọng mong manh về việc hạ nhiệt một trong những mặt trận căng thẳng nhất của cuộc chiến kinh tế: nguyên liệu đất hiếm.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/6 (giờ Hoa Kỳ), tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn tròn với đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay 7/6, Sở Y tế TP.HCM công bố thiết lập đường dây nóng 0989.401.155 và tích hợp phản ánh trên ứng dụng “Y tế trực tuyến”, nhằm tiếp nhận thông tin từ người dân về hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.
2 tuần
Xem thêm