Dân số già hóa của Đông Nam Á ái ngại với bảo trợ xã hội yếu kém
(DNTO) - Lương hưu từ chính phủ chỉ phủ 30% dân số lao động trong một số quốc gia Đông Nam Á.
Người dân Đông Nam Á đang “bạc đầu” nhanh chóng, với tỷ lệ số lượng người trong độ tuổi lao động đảo ngược so với xu hướng tăng gần đây.
Tỷ lệ dân số trẻ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng các hệ thống an sinh xã hội vẫn chưa tốt trong một số quốc gia Đông Nam Á. Mặc cho độ tuổi nghỉ hưu sớm, chỉ có một phần tư dân số trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 64, là có lương hưu từ chính phủ. Với lợi ích nhân khẩu học sắp cạn kiệt, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với áp lực củng cố mạng lưới bảo vệ lợi ích cho người dân hưu trí.
Trong tháng 1 vừa qua, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cho biết thành phố lớn nhất Việt Nam này sẽ thiếu 320.000 lao động trong 2024. Lực lượng lao động co thắt sẽ tác động sâu rộng đến các hoạt động kinh tế, trong đó có các dự án quan trọng trị giá hàng tỷ đô la từ Mỹ, xây dựng cơ sở hạ tầng bán dẫn trong thành phố.
Thiếu thốn lao động trong khu vực Đông Nam Á là một hiện tượng mang tính hệ thống và có thể kéo dài. Tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động của 11 nước trong vùng đã đạt ngưỡng cao nhất ở con số 68% trong 2023, theo ước tính của Liên Hiệp Quốc. Tỷ lệ đã chạm ngưỡng ở Thái Lan vào 2013 và ở Việt Nam là trong 2014. Tại Indonesia, quốc gia có dân số 270 triệu, cao nhất tại Đông Nam Á và lớn thứ 4 trên thế giới, tỷ lệ này được dự đoán sẽ chạm ngưỡng vào 2030, chấm dứt lợi tức dân số giúp thúc đẩy kinh tế của nước này.
Trong 2019, tỷ lệ người ở độ tuổi 65 hay cao hơn tại Đông Nam Á đạt 7%, một ngưỡng tiêu chuẩn để được xem là “xã hội đang già hóa”. Tỷ lệ này dự kiến sẽ đạt 14% vào 2043, đi vào trạng thái “già”. Để so sánh, Nhật Bản đã chứng kiến sự trung chuyển của hai trạng thái này trong cùng thời gian 24 năm, từ 1970 đến 1994.
Mức độ già hóa là khác nhau giữa các quốc gia. Độ tuổi trung bình tại Singapore đã tăng từ 41,5, một con số tương tự với Nhật Bản và các nước lớn tại châu Âu, trong khi Philippines vẫn đang ở mức thấp 29,3.
Tuy tình trạng dân số già hóa là một điều không thể tránh khỏi, nhiều quốc gia Đông Nam Á hiện vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho vấn đề này.
Theo dữ liệu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tổng hợp (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD) năm 2021, tại Indonesia và Việt Nam, đã có chưa đến 30% dân số trong độ tuổi lao động được hưởng lương hưu từ chính phủ. Ngay cả ở Singapore, tỷ lệ này cũng nằm dưới 60%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của OECD là 87%. Ngoài ra, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á có độ tuổi nghỉ hưu sớm, ví dụ như 55 đối với người lao động bình thường ở Thái Lan và Malay
Shotaro Kumagai, thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản, cho biết: “Các nước Đông Nam Á chậm chạp trong việc chuẩn bị chăm sóc điều dưỡng và các chương trình khác cho người già… Trong tương lai, chính phủ cũng như các hộ gia đình tại đây có thể sẽ hứng chịu gánh nặng tài chính lớn.”
Tại Nhật Bản, chi tiêu cho an sinh xã hội chiếm 11% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 1992, thời điểm nước này đạt đỉnh điểm tỷ lệ lao động và tăng thành 25% trong 30 năm sau đó. Tại Đông Nam Á, mức chi tiêu này vẫn chưa đạt 10% GDP. Nhưng con số này chắc chắn sẽ tăng lên trong các năm tới.
Mặt khác, nếu các quốc gia ở Đông Nam Á bị cản trở bởi lực lượng lao động giảm sút thì có rất ít hy vọng rằng khu vực này sẽ dẫn đầu thế giới cùng với Trung Quốc và Ấn Độ.
Tại Thái Lan, nơi dân số già hóa cao hơn so với nhiều nước trong cùng khu vực, 16% dân số đã đi vào độ tuổi từ 65 trở lên. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 3% trong 5 năm tới, chậm hơn nhiều so với mức 5% đến 6% trong nửa đầu những năm 2000.
Đông Nam Á đang phải đối mặt với hai thách thức lưỡng đôi, vừa phải đối phó với vấn đề an sinh xã hội khi dân số già đi nhanh chóng và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn do thiếu thốn nhân lực.