Thứ tư, 01/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cần duy trì chính sách tài khóa thích ứng để tạo sức bật cho nền kinh tế 

Hồng Gấm
- 20:35, 01/01/2025

(DNTO) - Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 là khả thi, thậm chí giai đoạn 2026 - 2030 có thể chạm tay vào ngưỡng 7,5 – 8,5% nếu Chính phủ duy trì chính sách tài khóa thích ứng để tạo ra sức bật cho nền kinh tế. 

Kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng trưởng và tiếp tục bứt phá trong năm 2025. Do đó, mục tiêu 7 - 7,5%, thậm chí là 8% là hoàn toàn khả thi. Ảnh: TL.

Kinh tế Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng trưởng và tiếp tục bứt phá trong năm 2025. Do đó, mục tiêu 7 - 7,5%, thậm chí là 8% là hoàn toàn khả thi. Ảnh: TL.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt mức 7% là hoàn toàn khả thi. Các yếu tố như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu ròng và chính sách tiền tệ hỗ trợ đều đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, mức tăng trưởng tín dụng 12,5% tính đến cuối tháng 11/2024 là một tín hiệu tốt. 

Mới đây, trong bài báo phân tích dựa trên kết quả Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), do Cơ quan của Liên Hợp quốc về sở hữu trí tuệ WIPO công bố, CNN đánh giá Việt Nam là quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động.

Dự báo cho năm 2025, Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế dự báo tiếp tục là ngôi sao tăng trưởng trong khu vực, vượt qua mức tăng trưởng của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á. Các Hiệp định thương mại tự do và chính sách cải cách liên tục là động lực quan trọng giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện sáp nhập, tinh giản bộ máy, mạnh mẽ trong cải tổ thể chế, tạo điều kiện tốt cho toàn bộ môi trường kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời có tài chính mạnh để ứng phó với rủi ro.

Đưa ra hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, ở kịch bản thận trọng, GDP được dự báo tăng trưởng từ 6,8-7,3%, trong khi lạm phát giữ ở mức 3,2-3,5%. Trong kịch bản tích cực hơn, GDP có thể đạt từ 7,3-7,8%, với lạm phát dao động trong khoảng 3,5-3,8%.

"Hai kịch bản này phản ánh tiềm năng của Việt Nam trong việc duy trì đà tăng trưởng ổn định, bất chấp những thách thức từ bối cảnh kinh tế toàn cầu. Sự khác biệt giữa hai kịch bản phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách hỗ trợ và cách ứng phó với biến động kinh tế trong thời gian tới", ông Thịnh cho hay.

Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Nguyễn Bá Hùng cho rằng, động lực tăng trưởng nổi bật cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đó là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục duy trì xu hướng tích cực, chi tiêu công tăng, kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư nội địa tăng theo.

Theo ông Hùng, mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 là khả thi, dựa trên động lực từ dòng vốn FDI, các hiệp định thương mại và việc tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý. Ông cũng kêu gọi cải cách trong cách xây dựng và thực thi pháp luật để tạo ra một cơ chế vận hành hiệu quả.

"Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 7,5 – 8,5% trong giai đoạn 2026 – 2030. Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng lớn hơn, Chính phủ cần duy trì chính sách tài khóa thích ứng. Khi dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ xem xét tăng lãi suất chính sách để tạo không gian chính sách trong khi bảo vệ tỷ giá VND và bổ sung dự trữ ngoại hối", vị chuyên gia nhận định.

Đồng thời nhấn mạnh, Chính phủ cũng cần triển khai các chính sách tài khoá hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm giảm thuế, phí để thúc cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục duy trì một số chính sách tài khóa, giảm thuế, miễn thuế trong năm 2025. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục duy trì một số chính sách tài khóa, giảm thuế, miễn thuế trong năm 2025. Ảnh: TL.

Liên quan đến chính sách tài khoá, tại một hội nghị diễn ra vào giữa tháng 7/2024, ông Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng: Trong suốt 4 năm qua, Bộ Tài chính đã kiên trì thực hiện chính sách tài khóa, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, tiền thuê đất lên tới gần 200.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, ông Phớc cho biết, đã đến lúc cần phải thắt chặt điều hành chính sách tài khóa để tăng nguồn lực công đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.

Nêu quan điểm, đa số các chuyên gia cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp mới chỉ vực dậy không lâu sau đại dịch, việc việc duy trì các chính sách tài khóa mở rộng là điều cần thiết. Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng cần phải nghiên cứu tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp. Việc dừng các chính sách tài khóa là điều sớm hay muộn, nhưng cũng cần tính toán thận trọng phù hợp với thực tiễn, không làm máy móc.

Thực tế, năm 2023, Chính phủ dự kiến sẽ không miễn giảm một số loại thuế, phí, tuy nhiên tình hình kinh tế tại thời điểm đó không được như mong muốn, vì vậy, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép tiếp tục áp dụng một số chính sách tài khóa.

“Điều này cho thấy Quốc hội, Chính phủ đã rất linh hoạt trong việc sử dụng các chính sách tài khóa, không khuôn phép, không rập khuôn. Vì vậy, năm 2025 có tiếp tục hay không còn chờ vào tình hình thực tế”, ông Tân nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Năm 2025 là năm cuối cùng của chặng đường tăng trưởng kinh tế 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025.

“Năm cuối thường là năm tăng tốc, bứt phá. Vì vậy, Việt Nam đang thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra”, TS. Nguyễn Tú Anh nói.

Một trong những thay đổi lớn đó là thông điệp rất rõ từ những lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ Việt Nam. Theo TS Nguyễn Tú Anh, từ trước tới nay, Việt Nam luôn đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững và đặt mục tiêu ổn định lên trước tăng trưởng. Tuy nhiên, trong năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu “nhanh để ổn định”, chứ không phải “ổn định rồi mới nhanh”. Điều này cho thấy, Việt Nam chấp nhận các rủi ro cao hơn để đạt mức tăng trưởng kỳ vọng.

“Trước đây, Việt Nam đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%/năm, nhưng bây giờ đã điều chỉnh khoảng 4,5%/năm. Tương tự, trong việc kiểm soát thâm hụt ngân sách, trước đây Việt Nam đặt mục tiêu đâu đó khoảng 3%/năm, nhưng nay đã đặt thâm hụt ngân sách cao hơn 3,7%/năm, thậm chí trong giai đoạn 2025 - 2030 có thể còn cao hơn nữa. Như vậy, Việt Nam đang chấp nhận các rủi ro mới, chấp nhận thâm hụt ngân sách để tạo ra sức bật cho nền kinh tế”, ông Tú Anh nói.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 là khả thi, thậm chí giai đoạn 2026 - 2030 có thể chạm tay vào ngưỡng 7,5 – 8,5% nếu Chính phủ duy trì chính sách tài khóa thích ứng để tạo ra sức bật cho nền kinh tế. 
6 phút
Tài chính - Thị Trường
Năm 2024, trước loạt khó khăn bủa vây, hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã kịp thời được ban hành và thẩm thấu hiệu quả. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các nhóm ngành được ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của Chứng khoán VPBankS, đánh giá cao tiềm năng trên thị trường chứng khoán trong năm 2025 bao gồm: ngân hàng, chứng khoán và bất động sản công nghiệp.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
“Nên cân nhắc mua vàng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5/2025 để tối ưu hóa lợi nhuận, bởi đây là thời điểm giá vàng suy yếu nhất hàng năm, ngoại trừ năm 2024 có đột biến. Không nên đầu tư vào vàng từ giữa năm 2025”, chuyên gia khuyến cáo. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong tuần giao dịch mới thị trường sẽ đón nhận những phiên giao dịch cuối cùng của năm cũ, bước vào năm mới. Nhìn chung đà tăng giá chỉ diễn ra “cục bộ” ở một số nhóm ngành, mức độ lan tỏa chưa cao khi dòng tiền trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu nhập cuộc một cách mạnh mẽ.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Toyota cho biết sản lượng toàn cầu của hãng đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp mặc dù doanh số bán hàng trên toàn thế giới đã tăng trong tháng thứ hai liên tiếp nhờ vào nhu cầu mua hàng tại Mỹ và Trung Quốc.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền tảng thắng lợi của năm 2024, đề bài đặt ra cho xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ về đích với mức tăng trưởng 10 - 15% tương ứng với mức khoảng trên 10 tỷ USD. Kỳ vọng này là rất khả quan, với nhiều cơ hội tiếp tục mở rộng thị trường và gia tăng giá trị. 
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng giảm mạnh trong kì điều hành hôm nay 26/12, dầu tăng giảm đan xen.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dự báo VND sẽ tiếp tục suy yếu và kéo theo tỷ giá USD/VND có thể lên đỉnh lịch sử là 26.200 đồng/USD vào quý III/2025. Trong khi đó, việc liên tục bán ra ngoại tệ để ổn định tỷ giá đã làm giảm đáng kể bộ đệm dự trữ, đặt ra thách thức lớn cho Ngân hàng Nhà nước trong năm 2025.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nghiên cứu của NielsenIQ cho thấy, có đến 67% người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng tình hình tài chính năm 2025 có đi lên. So với 1 năm trước đây, con số này là hơn 50%. Xuất nhập khẩu, đầu tư FDI, đầu tư công có nhiều điểm sáng sẽ là yếu tố dẫn dắt hành vi tiêu dùng tại Việt Nam mạnh lên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ còn 10 phiên giao dịch là thị trường sẽ khép lại năm 2024. Giới phân tích nhận định trong tuần giao dịch mới (23-27/12), chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm. Nhà đầu tư nên tận dùng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục đầu tư, hạ bớt tỷ trọng đòn bẩy nếu đang ở mức cao...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 22/12 tới, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức đi vào khai thác thương mại, người dân và du khách có thể thanh toán vé đi tàu không tiền mặt qua hệ thống vé điện tử theo công nghệ Open-loop do HURC1, Mastercard và Sacombank phối hợp thực hiện.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt tăng giá từ 300-500 đồng mỗi lít kể từ ngày hôm nay 19/12.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, người tiêu dùng tại Mỹ rất khó mua hàng chỉ sau 1 ngày mà họ tin vào câu chuyện lâu dài của doanh nghiệp. Đó là lý do Temu và Shein chưa thể bùng nổ tại Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM cho biết, hết tháng 11, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn thành phố tăng 8,1% so với cuối năm ngoái và chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, đồng thời lưu ý ba đặc điểm nổi bật của tín dụng bất động sản hiện nay.
1 tuần
Xem thêm