Thứ sáu, 16/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cách Taliban biến phương tiện truyền thông xã hội thành công cụ để kiểm soát quyền lực

Hải Ngư
- 17:30, 12/10/2021

(DNTO) - Vào những năm 1990, khi chiếm đóng Afghanistan, Taliban cấm Internet. Giờ đây, khi tái chiếm đất nước này sau 2 thập kỷ, họ lại sử dụng chính những phương tiện truyền thông xã hội để vừa đe dọa vừa xoa dịu người dân quốc gia này. Chuyện tận dụng công nghệ để xây dựng và duy trì quyền lực là có thực.

Sau khi tái chiếm Afghanistan hồi tháng 8 vừa qua, thứ người ta thấy xuất hiện dày đặc trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số nước này là những thước phim video phát đi từ chính quyền mới, Taliban.

Các chiến binh Taliban trên đường phố Kabul, Afghanistan. Các nhà lãnh đạo Taliban đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để truyền đi những hình ảnh này để quảng bá toàn thế giới về thành công trên chiến trường của họ. Ảnh: The New York Times

Các chiến binh Taliban trên đường phố Kabul, Afghanistan. Các nhà lãnh đạo Taliban đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để truyền đi những hình ảnh này để quảng bá toàn thế giới về thành công trên chiến trường của họ. Ảnh: The New York Times

Có clip chiếu cảnh một quan chức Taliban trấn an các nữ nhân viên y tế cựu trào cứ duy trì công việc của họ. Trong một video khác có cảnh các chiến binh đang vỗ về nhóm tôn giáo thiểu số người Sikh về quyền tự do và an sinh. Hiếm hoi hơn nhưng vẫn có vụ phát tán hình ảnh và video về các thủ lĩnh dân quân chụp cùng một, hai chỉ huy địa phương nổi tiếng từng là đối thủ của Taliban,

Mọi thứ dường như vừa thay đổi 360 độ khi hơn 20 năm trước là hình ảnh lính Taliban cầm súng cướp bóc và trộm cắp tại Kabul song hành với lệnh cấm tuyệt đối sử dụng Internet tại Afghanistan. Giờ đây thế lực này lại đang biến mạng xã hội thành một công cụ mạnh mẽ để chế ngự phe đối lập và phát đi những thông điệp điều hành đất nước. Hàng nghìn tài khoản Twitter – vừa chính thức vừa ẩn danh – đã được nhóm truyền thông Taliban đăng ký sử dụng để xoa dịu các thị dân vốn ngày càng hiểu biết về công nghệ.

Người phát ngôn của Taliban, Zabihullah Mujahid, tại cuộc họp báo đầu tiên của tổ chức sau khi nắm quyền kiểm soát Kabul. Ảnh: The New York Times

Người phát ngôn của Taliban, Zabihullah Mujahid, tại cuộc họp báo đầu tiên của tổ chức sau khi nắm quyền kiểm soát Kabul. Ảnh: The New York Times

Sức mạnh kỹ thuật số mà các chiến binh đã mài giũa qua nhiều năm nổi dậy đã được chứng minh là công cụ thích hợp cho Taliban dùng để thống trị Afghanistan, ngay cả khi nhóm vẫn bị cho là đang ngầm bám vào các nguyên lý tôn giáo chính thống và khuynh hướng bạo lực.

Theo phương tiện truyền thông xã hội Afghanistan, tình cảm của công chúng đối với quyền lực mới vẫn ở mức thấp với nhiều chỉ trích Taliban, có thể cả do cảm tính lẫn đồng thuận với sự hậu thuẫn chống đối ngầm của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với một vài chiến dịch truyền thông qua mạng xã hội trong thời gian gần đây kêu gọi lực lượng an ninh Afghanistan hạ vũ khí, Taliban đã phần nào cho thấy thông điệp họ đưa ra qua sóng cộng đồng mạng đã phần nào có hiệu quả.

Các công cụ xã hội trên Internet đã được Taliban tận dụng để phác họa hình ảnh về khát vọng hòa bình và thống nhất của mình mong át đi báo cáo về các cuộc đàn áp, giết chóc trả đũa của các chiến binh chiến thắng. Taliban cũng khôn ngoan khi dùng Twitter, Facebook để miêu tả đế quốc Mỹ và những người nước ngoài khác là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều năm xung đột tại quốc gia này.

Tại sân bay Kabul, một người có ảnh hưởng ủng hộ Taliban đã phân trần trực tuyến qua mạng xã hội về chính sách của nhà nước mới với những người Afghanistan đang cố gắng di tản. Ảnh: The New York Times

Tại sân bay Kabul, một người có ảnh hưởng ủng hộ Taliban đã phân trần trực tuyến qua mạng xã hội về chính sách của nhà nước mới với những người Afghanistan đang cố gắng di tản. Ảnh: The New York Times

Điển hình là khi những bức ảnh về những người dân tị nạn tuyệt vọng bám vào máy bay được lan truyền, Qari Saeed Khosty, một chiến binh văn hóa của Taliban đã đăng trên Twitter những câu cảm thán đại loại như “Chúng tôi đã tha thứ cho các bạn ở tình huống này, tôi thề với Thánh Allah. Xin các bạn hãy trở về nhà”.

Mặc dầu tiếng nói của phía Taliban lác đác cũng xuất hiện trên Facebook và YouTube, nhưng đa phần nỗ lực của họ tập trung vào Twitter, bởi họ không bị trực tiếp ngăn chặn ở mạng xã hội này. Afghanistan sau 20 năm đã thay đổi, đã khác xa so với thời Internet bị cấm vào năm 2001. Suốt thời gian được Mỹ hậu thuẫn, các tháp di động đã mọc lên trên khắp đất nước. Người dùng điện thoại di động, từ chỉ 1 triệu vào năm 2005, đã tăng lên hơn 22 triệu người vào năm 2019. Các chuyên gia ước tính 70% dân số ở đây đã có điều kiện sở hữu smartphone.

Hàng chục triệu người Afghanistan hiện có điện thoại di động, giúp kết nối họ với thế giới bên ngoài, đó là điều không thể cách đây hơn 20 năm khi Taliban lần đầu cai trị đất nước. Ảnh: The New York Times

Hàng chục triệu người Afghanistan hiện có điện thoại di động, giúp kết nối họ với thế giới bên ngoài, đó là điều không thể cách đây hơn 20 năm khi Taliban lần đầu cai trị đất nước. Ảnh: The New York Times

Các luận điệu chống đối đến từ bên ngoài đều qua phương tiện truyền thông mạng xã hội, nên Taliban cũng sẽ phải vật lộn tìm cách khai tác và tận dụng chính thứ vũ khí này để tuyên truyền những thông điệp của mình.

Rồi để được nước ngoài chấp nhận, trong những tuần gần đây, giới lãnh đạo chính quyền mới đã đưa ra các thông điệp đa ngôn ngữ qua mạng. Trang web chính thức của họ, Al-Emarah, cũng được xuất bản bằng tiếng Anh, Pashto, Dari, Urdu và Ả Rập. Trước khi tái chiếm Afghanistan, Taliban đã huấn luyện và trang bị cho các binh sĩ micro và smartphone để liên lạc báo cáo từ tiền tuyến xuyên suốt đến giai đoạn lực lượng tràn vào chiếm lĩnh lãnh thổ.

Thông điệp truyền đi từ mạng lưới di động này bao gồm lời hứa ân xá đi kèm lời đe dọa của kẻ chiến thắng, vừa mang tính thuyết phục vừa cưỡng chế khiến nhiều thành phố nơi đây thất thủ mà không có phản kháng chiến đấu gây tổn hại. Thế nên, sẽ không có gì là lạ khi giờ đây bên cạnh khẩu súng, các chiến binh Taliban đang mê mẩn với chiếc điện thoại đời mới của mình.

Một nhóm thanh niên nghe chỉ huy Taliban nói chuyện ở Kabul. Ảnh: The New York Times

Một nhóm thanh niên nghe chỉ huy Taliban nói chuyện ở Kabul. Ảnh: The New York Times

Ở những ngày đầu “giải phóng”, người ta còn thấy nhiều nhà báo do Taliban đào tạo bận rộn trên đường phố, tay cầm micrô có logo của bộ phận tuyên truyền đi phỏng vấn cư dân ở khu vực Shahr-e Naw của Kabul.

Khát khao tảo thanh và chiếm lĩnh mạng kỹ thuật số ở các thành phố lớn Afghanistan của Taliban mạnh mẽ đến nỗi nhiều cư dân có quan hệ với chính phủ cũ hoặc Hoa Kỳ đã e sợ bị lộ và khai thác nên nhanh chóng đóng hồ sơ trên mạng xã hội, rời khỏi các nhóm trò chuyện và xóa các tin nhắn cũ. Họ vẫn lo ngại Taliban sẽ “cấm” Internet đối với những người như họ dưới một hình thức khác.

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
2 ngày
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
3 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm