Thứ năm, 26/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

3 năm vẫn thiếu người làm FTA

Huyền Trang
- 16:12, 13/11/2023

(DNTO) - Có tỉnh chỉ có 1-2 cán bộ phụ trách FTA nhưng kiêm nhiệm rất nhiều đầu việc khác, dẫn đến chính họ cũng chưa hiểu sâu, hiểu rõ về hiệp định để tư vấn cho doanh nghiệp. Vì thế, tỷ lệ tận dụng FTA còn rất thấp.

Doanh nghiệp lúng túng, trong khi đội ngũ chuyên gia FTA còn thiếu và yếu nên đường đến hiệp định còn xa. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp lúng túng, trong khi đội ngũ chuyên gia FTA còn thiếu và yếu nên đường đến hiệp định còn xa. Ảnh: T.L.

Mỏi mắt tìm chuyên gia

Sau hơn 3 năm EVFTA, CPTPP đi vào thực thi, xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Năm 2022 tăng 16,8% với thị trường EVFTA và tăng 17,3% với thị trường CPTPP.

Nhưng các chuyên gia đánh giá, Việt Nam có thể làm được nhiều hơn thế nếu tận dụng tốt hơn ưu đãi từ các hiệp định. Bởi thực tế, tỷ lệ tận dụng FTA còn hạn chế. Những FTA có kết quả tốt như EVFTA, tỷ lệ tận dụng cũng mới đạt 26%, CPTPP chỉ ở mức 5%.

Có rất nhiều nguyên nhân được mổ xẻ trong báo cáo Bộ Công thương gửi Chính phủ mới đây. Nhưng một nguyên nhân tác động mạnh nhất là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực phụ trách FTA ở cả cấp độ trung ương cho đến địa phương và doanh nghiệp.

“Ngay cả các đơn vị chuyên trách của chúng tôi cũng chỉ có 10 nhân sự dù Vụ Chính sách thương mại đa biên là đơn vị chủ trì tham gia việc kí kết, đàm phán, phê chuẩn và thực thi các FTA. Nhất là vấn đề thực thi liên quan tới cả 63 tỉnh thành và bộ ngành khác nhau, đòi hỏi lực lượng chuyên trách đồ sộ, nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho các tỉnh thành và doanh nghiệp.

Còn ở góc độ địa phương, khi chúng tôi đi khảo sát, có tỉnh thành có số nhân sự khả quan từ 5-7 nhân sự, nhưng có tỉnh thành chỉ có 1-2 nhân sự. Bản thân các nhân sự đó cũng phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau như cấp C/O, quản lý biên giới xuất nhập khẩu... chứ không phải chỉ chuyên trách FTA, trong khi họ cũng chưa được đào tạo chuyên sâu về FTA”, bà Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Trưởng phòng WTO và FTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, nói trong Toạ đàm về phát triển nguồn nhân lực chuyên gia FTA, hôm 13/11.

Việc thiếu cán bộ, chuyên gia hiểu sâu, hiểu rõ về FTA khiến doanh nghiệp lúng túng khi thực thi các quy định.

“Thực tế, bộ phận xuất nhập khẩu chỉ có thể nắm bắt chuyên môn như thực hiện các hợp đồng, giao dịch, tư vấn cho khách hàng còn cụ thể về kinh nghiệm thực tế từ FTA chưa có. Chúng tôi mong muốn tìm kiếm chuyên gia để đào tạo cho đội ngũ nhân sự, nhưng rất khó khăn”, bà Lê Thị Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Detech, cho biết.

Dễ mất thị phần vào tay đối thủ

Nếu không kịp thời đáp ứng tiêu chuẩn mới của thị trường, hàng Việt vẫn có thể đánh mất thị phần dù đã kí các FTA. Ảnh: T.L.

Nếu không kịp thời đáp ứng tiêu chuẩn mới của thị trường, hàng Việt vẫn có thể đánh mất thị phần dù đã kí các FTA. Ảnh: T.L.

Theo bà Phương, hiện các nước như EU, CPTPP hiện đang đưa ra nhiều quy định mới như chống phá rừng đối với sản phẩm cà phê, gỗ hay cơ chế điều chỉnh biên giới carbon CBAM. Nếu các cán bộ phụ trách FTA ở địa phương chưa hiểu rõ về các cam kết thì khó để phối hợp với kế hoạch hành động của Chính phủ hoặc ngay các kế hoạch hành động của địa phương đưa ra cũng khó triển khai quyết liệt, đặc biệt những nội dung cam kết khó về môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Từ đó rất dễ đánh mất thị phần vào tay các nước khác như trường hợp ngành dệt may đã từng bị phía Bangladesh lấy mất đơn hàng.

Ở góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI thường có quy mô lớn, có bộ phận pháp chế và xuất nhập khẩu riêng, có thể tiếp nhận nhanh các quy định mới từ thị trường.

“Chỉ 1 ngày khi thị trường đối tác ra quy định mới là họ đã nắm bắt được từ lúc dự thảo, khi quy định ra là họ đã có quá trình chuẩn bị để ứng phó. Thậm chí khi mặt hàng xuất khẩu bị điều tra chống bán phá giá, phòng vệ, thì họ cũng có cố vấn để sẵn sàng ứng phó”, bà Phương nói và so sánh với doanh nghiệp Việt Nam, đa phần gặp thách thức về vấn đề này vì quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ.

Bà Hồ Ngọc Linh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Tận dụng Hiệp định thương mại tự do (KTPC), cho biết việc nghiên cứu thị trường chưa được doanh nghiệp Việt đặt làm trọng tâm mà vẫn chỉ làm theo các đơn hàng. Doanh nghiệp nên chậm lại, dành một khoản chi phí vận hành để đào tạo nhân sự hoặc thuê đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá rủi ro, cơ hội từ thị trường.

“Cần phân tích xem có nên tiếp tục ở thị trường đó không, thị trường đó có phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp không, hay cân nhắc chuyển sang thị trường nhỏ hơn và tiếp thu kinh nghiệm, tích luỹ vốn rồi mới chuyển sang thị trường lớn”, bà Linh nói.

Đơn đặt hàng cho các viện trường 

Các trường đại học là nguồn cung cấp đội ngũ chuyên gia đắc lực cho các ngành nghề. Ảnh: T.L.

Các trường đại học là nguồn cung cấp đội ngũ chuyên gia đắc lực cho các ngành nghề. Ảnh: T.L.

Vị chuyên gia từ KTPC cho biết tại Úc hay Canada, Chính phủ cần phát triển chuyên gia trong lĩnh vực nào, ngành nào sẽ đặt hàng trực tiếp với các trường đại học, viện nghiên cứu. Ví dụ muốn chuyên gia về phát triển bền vững, logistics hay tìm kiếm thị trường... có thể đưa kĩ năng này vào các chương trình đào tạo đại học.

Nhưng đôi khi các Chính phủ này cũng chỉ cần đặt hàng những chứng chỉ như chuyên gia FTA chuyên sâu về cam kết mở cửa thị trường, cam kết thuế quan, dịch vụ đầu tư... rất cụ thể để họ học xong có thể áp dụng ngay vào thực tế và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp của Mỹ, họ luôn có quỹ đào tạo, không chỉ khuyến khích mà còn bắt buộc nhân viên phải nâng cao kĩ năng. Một báo cáo năm 2021 cho thấy, mỗi doanh nghiệp Mỹ chỉ dành ra từ 1.000 USD/năm để mời các chuyên gia từ trường đại học đến đào tạo cho nhân viên kỹ năng cụ thể để họ có thể áp dụng luôn vào công việc hàng ngày.

Mới đây, Thủ tướng giao Bộ Công thương làm đầu mối, làm việc với các bộ ngành xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp xây dựng nguồn nhân lực để tận dụng FTA.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai quyết liệt việc này”, đại diện Vụ Chính sách Đa biên nhấn mạnh.

Vụ này cho biết trước mắt sẽ kết hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công thương Trung ương xây dựng khung tài liệu đào tạo chuyên gia FTA. Năm 2023 sẽ xây dựng tài liệu đào tạo cho nhà xuất khẩu, nhập khẩu và phát triển bền vững, đồng thời thí điểm đào tạo lớp chuyên gia đầu tiên. Từ 2024 trở đi có chương trình đào tạo bài bản, cụ thể trong từng lĩnh vực, kết hợp cùng các viện trường đào tạo sinh viên, cấp chứng chỉ nhân lực.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
2 giờ
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm