Thứ năm, 18/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

1,4 tỷ USD rót vào thị trường khởi nghiệp: Lớn nhưng chưa đủ mạnh

Huyền Trang
- 15:46, 25/04/2022

(DNTO) - Theo chuyên gia, Việt Nam còn khả năng thu hút được nhiều hơn con số 1,4 USD vốn đầu tư cho startup trong năm 2021, nếu có thêm nhiều hỗ trợ từ hệ sinh thái.

Thị trường khởi nghiệp Việt Nam thời gian qua thu hút sự quan tâm lớn từ quỹ đầu tư quốc tế. Ảnh minh họa.

Thị trường khởi nghiệp Việt Nam thời gian qua thu hút sự quan tâm lớn từ quỹ đầu tư quốc tế. Ảnh minh họa.

Đường đua còn dài

Báo cáo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp Quỹ đầu tư Do Ventuse mới đây ghi nhận, số vốn đầu tư kỷ lục vào startup Việt Nam trong năm 2021, lên tới 1,4 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2020.

Đây là một con số đáng mừng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, cũng theo báo cáo, vốn đầu tư được phân bổ tương đối đồng đều giữa các giai đoạn gọi vốn trong những năm gần đây, cho thấy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu so sánh tương quan giữa các nước trong khu vực, thị trường khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn chạy đua đường dài.

Đơn cử như trong 2021, mặc dù Việt Nam dẫn đầu ASEAN về sự tăng trưởng của số lượng thỏa thuận (tăng 57%) nhưng vẫn đứng sau Philipines về sự tăng trưởng của số vốn đầu tư. Cụ thể, tổng vốn rót vào thị trường Philipine đã tăng tới 559%, Singapore tăng tới 379%, Việt Nam tăng 220%.

Cũng trong năm 2021, Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của 2 kỳ lân (startup định giá trên 1 tỷ USD) mới, là MoMo và Sky Mavis. Tuy nhiên, nếu so sánh với Ấn Độ, con số này còn rất hạn chế. Bởi chỉ trong năm ngoái, Ấn Độ đã đón thêm 16 kỳ lân mới, nâng tổng số kỳ lân hiện tại của nước này lên 40, gấp 10 lần Việt Nam.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhận định, con số 1,4 tỷ USD vốn đầu tư cho thị trường khởi nghiệp Việt Nam đã cho thấy nhà đầu tư đã đánh giá cao chất lượng, khả năng tăng trưởng của startup Việt Nam dựa trên công nghệ.

Mặt khác cũng cho thấy, thế hệ trẻ Việt Nam sau thời gian được ươm tạo, được huấn luyện đào tạo đã có thể bước ra thị trường và chạm đến những dự án lớn hơn của các nhà đầu tư, không chỉ số lượng mà chất lượng, tức quy mô vốn gọi được đều tăng lên.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách thực tế rằng, có rất nhiều dự án đầu tư đáng ra có thể thành công hơn nữa. Điều này liên quan đến vấn đề liêm chính trong kinh doanh, sự trung thực, tạo niềm tin với quỹ đầu tư lớn.

“Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy tiềm năng của startup Việt Nam nhưng họ nghĩ rằng chúng ta có thể phát triển hơn nữa nếu tăng cường thêm liêm chính, đạo đức, trung thực trong kinh doanh. Mà điểm này còn thiếu sót trong công tác huấn luyện, đào tạo cho startup, mới chỉ tập trung huấn luyện về mô hình kinh doanh, kĩ năng gọi vốn, công nghệ.

Còn để Việt Nam có thể bứt phá với tốc độ quy mô vốn đầu tư lớn hơn nữa như các nước trong khu vực, đặc biệt như Singapore thì phải nâng cao công tác đào tạo, huấn luyện kinh doanh liêm chính, trung thực cho các nhà đầu tư và startup Việt Nam”, ông Quất chia sẻ.

Cần lực đẩy mạnh hơn

Để thị trường khởi nghiệp Việt Nam bứt phá hơn nữa, theo ông Quất, cần kéo nhiều hơn các tập đoàn lớn, hiệp hội, doanh nghiệp hay địa phương vào cuộc, trở thành người ra đề cho các startup chứ không phải startup chỉ giải quyết những vấn đề mà họ tìm thấy vì đôi khi vấn đề chưa đủ lớn hoặc thị trường, khách hàng chưa đủ lớn. Đây chính là sự thử nghiệm và đầu tư ban đầu rất tốt để thúc đẩy thị trường khởi nghiệp công nghệ và cần được phát triển ở quy mô rộng lớn hơn.

“Năm nay, Techfest 2022 mở thêm Làng Đổi mới Sáng tạo mở, tức mở ra bên ngoài những thách thức của chính mình để startup giải quyết, lựa chọn những mô hình tốt nhất và tập đoàn, địa phương trở thành người tiêu dùng và nhà đầu tư ban đầu cho họ. 

Đây cũng là con đường Việt Nam xây dựng tương tự với các nước trong khu vực như Singapore hay các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc đã phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở nhiều năm”, ông Quất cho hay.

Việt Nam vẫn được nhận định là một trong những thị trường khởi nghiệp tiềm năng và năng động hàng đầu ASEAN, vì vậy sẽ có cơ hội tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư lớn hơn nữa.

Ông Đàm Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia cho biết, khi nói đến khởi nghiệp là nói đến giá trị dành cho cộng đồng, xã hội. Người trẻ khởi nghiệp có nhiều tư duy đổi mới, dám chấp nhận thách thức, chấp nhận rủi ro và có những ý tưởng sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ để giải quyết vấn đề của xã hội.

Đây là một trong những điểm mạnh của Việt Nam đến thời điểm này để thu hút đầu tư cho khởi nghiệp. Bởi người trẻ có tính sáng tạo cao, đưa ra các mô hình rất nhanh, thích ứng ngay với những điều kiện bất lợi nhất.

“Đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng 4.0 thúc đẩy mọi quốc gia trên thế giới chuyển dịch tư duy, mô hình tăng trưởng để thích ứng với trạng thái bình thường mới. Hơn bao giờ hết, startup đang đứng trước cơ hội rất lớn để giải quyết các vấn đề mang tầm quốc gia và toàn cầu, vì tất cả các lĩnh vực như tài chính, du lịch, giáo dục, y tế… đều nảy sinh những vấn đề mới”, ông Thắng nói.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
4 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm