Thứ ba, 21/03/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vẫn còn 1,4 nghìn tỷ USD trong kinh tế số chưa được khai thác

Huyền Trang
- 11:38, 08/12/2022

(DNTO) - Các chuyên gia cho biết, Việt Nam mới chỉ khai thác 30% tổng tiềm năng của nền kinh tế số. Dư địa của ngành còn khoảng 1,4 nghìn tỷ USD đang chờ khai thác.

Kinh tế số tại Việt Nam nhiều tiềm năng khi Chính phủ coi đây là một trong những lĩnh vực mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước. Ảnh: T.L.

Kinh tế số tại Việt Nam nhiều tiềm năng khi Chính phủ coi đây là một trong những lĩnh vực mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước. Ảnh: T.L.

Nhiều khoảng trống trong mảnh đất kinh tế số

Sáng 8/12, Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số 2022 (VFTE 2022) diễn ra thu hút nhiều lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành cũng như quy tụ hàng nghìn doanh nghiệp, startup, chuyên gia công nghệ số.

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long nhấn mạnh công nghệ số tiếp tục là điểm sáng của Việt Nam với doanh thu ước đạt 148 tỷ USD trong năm 2022, số lượng doanh nghiệp công nghệ số phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp; xuất khẩu công nghệ số ước đạt 136 tỷ USD.

“Doanh nghiệp số Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi số quốc gia, vươn ra toàn cầu đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò trong đổi mới sáng tạo”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết quy mô kinh tế số Việt Nam năm ngoái đạt 586 tỷ USD. Theo số liệu phân tích 12 nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, các quốc gia này mới chỉ khai thác thành công 30% tiềm năng của nền kinh tế số. Như vậy với Việt Nam, vẫn còn 1,4 nghìn tỷ USD lợi ích tiềm năng từ kinh tế số chưa được khai thác.

Tại Việt Nam, kinh tế số đóng góp 10% GDP, dự đoán đến 2030, quy mô kinh tế số đạt 3 nghìn tỷ USD. Thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành ban hành nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế số, chỉ số sẵn sàng của Việt Nam đang ở mức tiềm năng, tuy nhiên theo ông Chính, Việt Nam nếu muốn thành một "digital hub" (trung tâm kỹ thuật số) cần có thêm nhiều trạm kết nối.

“Cần xây dựng chính sách để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào hạ tầng kinh tế số và xây dựng nền tảng ứng dụng số, cung cấp dịch vụ số đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ số toàn cầu”, ông Chính nhấn mạnh.

Việt Nam hiện đứng thứ 86 về Chính phủ số, là mức rất thấp so với thế giới, theo ông Ngô Diên Hy, Tổng giám đốc VNPT, thị trường chuyển đổi số của nước ta vẫn còn dư địa lớn nên rất cần các doanh nghiệp phát triển công nghệ để giải quyết các bài toán đang tồn tại.

"Doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng chống đói nghèo"

Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Ảnh: T.L.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Ảnh: T.L.

Chia sẻ tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm, trong đó phát triển công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

“Hiện mọi người kỳ vọng vào chuyển đổi số, công nghệ thông tin, vì nếu cứ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ mà không đi vào những mũi nhọn mới của thế giới trong đó có công nghệ thông tin thì làm sao chúng ta có thể đạt 7% một năm. Nên những doanh nghiệp công nghệ số là một trong lực lượng đặc biệt trong cuộc chiến chống lại nghèo đói. Doanh nghiệp công nghệ là một trong các lực lượng quyết định Việt Nam có đi nhanh được không ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng, hiện Việt Nam có 65.000 nghìn doanh nghiệp, số lượng không thua kém các nước ASEAN. Trong đó có những doanh nghiệp lão làng như FPT, CMC, MISA đều có tuổi đời trên 20 năm..., cùng với nhiều doanh nghiệp mới đột phá.

Tuy vậy, lược lượng công nghệ số nước ta hiện vẫn thiếu cả thầy lẫn thợ. Theo thống kê, số lượng người học đại học tại Việt Nam còn thấp, so với Thái Lan thấp hơn 2 lần, với Hàn Quốc, Australia thấp hơn 3 lần. Do đó, thị trường trong và ngoài nước còn nhiều dư địa nhưng theo Phó Thủ tướng, doanh nghiệp không nên mơ mộng.

“Doanh nghiệp số đừng khoe nhiều giải pháp trung gian, mục đích cuối cùng của Chính phủ, người dân là sử dụng”, Phó Thủ tướng cho hay.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cũng cho rằng doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng quan trọng để đạt mục tiêu phát triển đất nước. Do đó, cần tiếp tục khai phá thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm bàn đạp ra nước ngoài. Đội ngũ công nghệ số cần hình thành lực lượng đông đảo, có doanh nghiệp lớn dẫn dắt để mạnh dạn tiến ra nước ngoài.

“Bộ sẽ xem xét thay đổi thể chế để phù hợp, giúp các doanh nghiệp số phát triển. Đồng thười sẽ đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, trở thành lòng cốt cho quá trình chuyển đổi số quốc gia”, ông Long nhấn mạnh.

Tin khác

Xu thế
Một bộ phận nhân sự sa thải từ các công ty công nghệ đang chuyển dịch sang các ngành nghề khác, nhưng nó mới chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia. Kỳ vọng làn sóng nhân sự chất lượng cao dịch chuyển từ Mỹ, châu Âu về Việt Nam vẫn rất mong manh.
6 ngày
Xu thế
Việc thể hiện là một ứng dụng tiện ích trong các doanh nghiệp, Chính phủ, đã giúp công nghệ blockchain thoát khỏi “tiếng oan” khi thường bị gắn với thị trường tiền số.
1 tuần
Xu thế
Khép lại những khủng hoảng lớn trong năm ngoái, năm 2023 sẽ được xem là năm bản lề khi thị trường blockchain bước vào thanh lọc, tìm kiếm dự án mới cũng như các quốc gia từng bước xây dựng khung khổ pháp lý cho thị trường.
3 tuần
Xu thế
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có cơ hội nối gót “anh cả” Viettel, FPT tiến ra thị trường thế giới, thu về hàng tỷ USD khi nhu cầu của thị trường còn rất lớn.
3 tuần
Xu thế
Mô hình kinh doanh nhắm vào cả B2B (khách hàng tổ chức doanh nghiệp) và B2C (khách hàng cá nhân) và thấu hiểu khách hàng sâu sắc đã giúp ChatGPT dù không phải là đột phá về công nghệ nhưng vẫn vươn lên trước các đối thủ.
3 tuần
Xu thế
Công nghệ không phải quá mới, tuy nhiên đột phá về mô hình kinh doanh và trải nghiệm người dùng đã khiến ChatGPT ‘nổi như cồn’ ngay khi vừa ra mắt, đồng thời khuấy động cuộc đua của nhiều ‘ông lớn’ công nghệ.
4 tuần
Xu thế
Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2022. Trên cơ sở đó, các báo cáo dự báo quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050.
1 tháng
Xu thế
Bằng chiến lược tung các mã khuyến mại khủng, TikTok Shop nhanh chóng vượt mặt Tiki, tiến gần hơn tới vị trí của Lazada chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng nên nhớ, các mã khuyến mại khủng vốn là “át chủ bài” của Shopee và đang khiến gã khổng lồ này ngập ngụa trong thua lỗ.
1 tháng
Xu thế
Cho rằng vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai người khác nhau, hay nói rằng chiến tranh Việt Nam chống đế quốc là nội chiến…, công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT đang gây nhiều lo ngại cho người sử dụng.
1 tháng
Xu thế
Thị trường chứng khoán Mỹ chộn rộn với một loạt báo cáo doanh thu từ các “ông lớn” công nghệ. Cổ phiếu của họ đẩy chỉ số chứng khoán Nasdaq lên cao, trong bối cảnh hy vọng lãi suất cho vay sẽ được cắt giảm trong năm nay.
1 tháng
Xu thế
Dùng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) để đánh giá rủi ro hay sử dụng máy bay không người lái (Drone) để xác định mức độ thiệt hại tài sản… là cách nhiều công ty bảo hiểm truyền thống đang làm để cạnh tranh trong tình hình mới.
1 tháng
Xu thế
Theo chuyên gia, tương lai trở thành các ngân hàng số của các các công ty fintech là không thể bàn cãi. Do đó cần sớm xây dựng khung pháp lý để giúp lĩnh vực này phát triển.
2 tháng
Xu thế
Web 3.0 đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi thị trường biến động trong năm qua. Song, thị trường chuỗi khối được coi là ‘Internet của tương lai’ ước tính sẽ tăng trưởng 44% trong giai đoạn 2023 - 2030.
2 tháng
Xu thế
Xu hướng đầu tư mạo hiểm toàn cầu đang chia làm hai hướng, bên lạc quan cho rằng lượng tiền dự trữ sẽ thúc đẩy thị trường khởi nghiệp trong năm tới, nhưng bên lo ngại rằng dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào danh mục đầu tư hiện tại chứ không phải các dự án mới.
2 tháng
Xu thế
Thị trường giá liên tục giảm mạnh hay hàng loạt công ty phá sản chưa phải là vấn đề tồi tệ duy nhất, tài sản kỹ thuật số còn bị thiệt hại nặng nề với hơn 125 vụ hack lớn có giá trị lên đến 3 tỷ USD bị đánh cắp.
2 tháng