Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Con rồng’ trỗi dậy từ nền kinh tế số

Huyền Trang
- 14:00, 30/10/2022

(DNTO) - Nền kinh tế số Việt Nam hiện đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á (28%), là nhân tố tích cực giúp nước ta trỗi dậy thành “con rồng” khu vực trong giai đoạn tiếp theo.

Nền kinh tế số Việt Nam đang trên con đường phát triển mạnh mẽ nhờ nỗ lực của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Ảnh: T.L.

Nền kinh tế số Việt Nam đang trên con đường phát triển mạnh mẽ nhờ nỗ lực của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Ảnh: T.L.

Cú chuyển mình tích cực

Trong một năm đầy biến động của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn là quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm trước lên 23 tỷ USD trong năm nay, theo báo cáo mới nhất của Google, Temasek và Bain & Company.

Trong đó, không chỉ thương mại điện tử vẫn tiếp tục trở thành làn sóng dẫn đầu nền kinh tế số, mà các dịch vụ tài chính kỹ thuật số cũng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch của Việt Nam cũng được dự báo sẽ duy trì trên 2 con số, đạt 31%, từ 23 tỷ USD năm 2022 lên 49 tỷ USD vào năm 2025.

Nhận định về tiềm năng phát triển kinh tế số tại Việt Nam, TS. Ngô Ngọc Quang, Trường ĐH Ngoại Thương, Phó Ban Tổ chức Cuộc thi sinh viên khởi nghiệp công nghệ tài chính (Finnovation 2022), cho biết Việt Nam đã phát triển internet từ một dịch vụ mới trở thành một trụ cột của nền kinh tế số. Ngoài ra, Việt Nam có những nhân lực tài năng, chúng ta hoàn toàn có quyền kì vọng rằng nước ta sẽ đi đầu về nhiều lĩnh vực như metaverse (vũ trụ ảo) hay smartcity (đô thị thông minh).

“Hiện nay, mạng 3G gần như phủ sóng toàn bộ Việt Nam với giá thành rất rẻ so với Singapore, Đức, Mỹ. Người dân có thể đi những vùng sâu, vùng xa vẫn có thể sử dụng mạng 3G, trong khi có nhiều nước chưa thể làm được điều này. Hay Việt Nam nằm số ít quốc gia có thể chuyển tiền ngay lập tức từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Tôi có đi Úc, Đức, việc chuyển tiền liên ngân hàng cũng phải mất 1 ngày. Đây là lý do Việt Nam hoàn toàn tự tin vào một nền kinh tế số sẽ phát triển mạnh”, TS Ngô Ngọc Quang nhấn mạnh.

TS. Alex Phạm, CEO và đồng sáng lập startup công nghệ tài chính FINA và nền tảng bất động sản dựa trên blockchain Realbox cho biết, kinh tế số Việt Nam phát triển cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, startup chuyển đổi mô hình kinh doanh thuận lợi và ngược lại.

“Trước đây, chúng tôi quản lý tài sản, vừa tài sản cứng và tài sản mềm, đôi khi giá trị tài sản mềm, là hệ thống công nghệ thông tin còn cao hơn giá trị tài sản cứng. Hiện các công ty đã nhận ra điều này và kinh doanh trên tài sản mềm nhiều hơn”, ông Alex Phạm chia sẻ.

Đừng chỉ nhìn phía trước

An ninh mạng là vấn đề cần được đặt song song với quá trình chuyển đổi số trong mỗi người dân, doanh nghiệp và tổ chức. Ảnh: T.L.

An ninh mạng là vấn đề cần được đặt song song với quá trình chuyển đổi số trong mỗi người dân, doanh nghiệp và tổ chức. Ảnh: T.L.

Hiện tỉ trọng kinh tế số trong GDP đã đạt 10,41%, theo Cục chuyển đổi số quốc gia. Mặc dù còn khá xa với mục tiêu tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, nhưng với những điều kiện thuận lợi và nỗ lực của cả phía Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đó. Tuy vậy, một nền kinh tế số phát triển mạnh không thể bỏ qua vai trò của an ninh mạng. Nhưng đây lại chưa phải thế mạnh của Việt Nam.

Một nghiên cứu của Reboot Digital PR Services đã cho thấy, Việt Nam đứng thứ 4 trong Top 10 quốc gia có an ninh mạng kém nhất thế giới. Cụ thể, trên thang đo 100 thì mức độ nguy hiểm trên internet của Việt Nam nằm ở mức đáng báo động 78.2 điểm.

Một nghiên cứu khác do Tập đoàn Bkav phối hợp cùng Cục An ninh mạng, Bộ Công An Việt Nam thực hiện cũng ghi nhận, trong năm 2021, Việt Nam thiệt hại tới 24.400 tỷ đồng do 70.7 triệu lượt máy tính cá nhân bị nhiễm virus, đây là một con số khổng lồ.

Chuyển đổi số nền kinh tế đang bước vào giai đoạn tăng tốc, cũng đi kèm với nhiều rủi ro về bảo mật, khi các thủ đoạn tấn công mạng ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Vì vậy, an ninh mạng luôn phải song hành cùng chuyển đổi số và nguồn lực an ninh mạng cũng phải được ưu tiên cùng lực lượng chuyển đổi số. Thế nhưng, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa ý thức được sự nguy hiểm của các cuộc tấn công mạng và có kế hoạch đầu tư vào bảo mật.

Ông Nguyễn Minh Đức, CEO của Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt như trang bị các phần mềm văn phòng, giải pháp bán hàng… để thúc đẩy doanh số, còn các giải pháp về bảo mật vẫn là một vấn đề khó vì liên quan đến kinh phí đầu tư.

“Một số doanh nghiệp sau khi dùng hết gói bảo mật miễn phí của CyRadar thì họ cũng không mua tiếp nữa. Do đó, để tìm một giải pháp bảo mật hiệu quả, chi phí hợp lý, vận hành đơn giản cho doanh nghiệp là rất khó”, ông Đức cho hay.

Ngày 10/8, lần đầu tiên tại Việt Nam, "Chiến lược An toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030" được ban hành theo quy định của Luật.

Chiến lược thể hiện rõ quan điểm an toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số để phát triển kinh tế số, xã hội số. Chiến lược cũng đặt mục tiêu phải phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ Make in Viet Nam và đội ngũ chuyên gia xuất sắc để trở thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp hiện chưa chuẩn bị hoặc triển khai đầy đủ các phương án bảo mật thông tin dù nguy cơ rất rõ ràng. Vì vậy, các doanh nghiệp, tổ chức nên bám sát vào Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia để có cơ hội tiếp cận với các công cụ bảo đảm an ninh mạng.

Tin khác

Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 ngày
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
1 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
1 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
3 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
3 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
3 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
8 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
8 tháng
Xem thêm