Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cơ hội phát triển kinh tế số quốc gia và khát vọng hùng cường

Vĩnh Hy
- 12:38, 21/04/2022

(DNTO) - Lễ ra mắt Liên minh Blockchain Việt Nam – Vietnam Blockchain Union (VBU) và Hội thảo Cơ hội phát triển Kinh tế số Quốc gia và Khát vọng hùng cường vừa diễn ra tại TP.HCM.

Tổ chức Liên minh Blockchain Việt Nam – Vietnam Blockchain Union (VBU) được thành lập với slogan “A Smarter Way to Create Value”. VBU kết nối và đồng hành hiệu quả với các tổ chức, doanh nghiệp blockchain với sự hỗ trợ, hợp tác của mạng lưới các đội ngũ ban chuyên gia cố vấn hàng đầu thế giới về Blockchain và các lĩnh vực liên quan.

Toạ đàm Cơ hội phát triển Kinh tế số Quốc gia và Khát vọng hùng cường là một trong những nỗ lực của VBU trong việc kết nội cộng đồng Blockchain, tạo ra một không gian lành mạnh, hiệu quả cũng như thúc đẩy hợp tác, liên minh để cùng hỗ trợ ngành Blockchain Việt Nam phát triển lớn mạnh.

Toạ đàm với những chủ đề khác nhau được đưa ra và tìm hướng áp dụng.

Toạ đàm với những chủ đề khác nhau được đưa ra và tìm hướng áp dụng.

Toạ đàm đề cập đến 3 chủ đề chính là Cơ hội vàng để phát triển kinh tế số quốc gia và các vấn đề pháp lý trong tranh chấp tài sản số quốc tế; Giải mã cơn sốt NFTs và các đề xuất của các tổ chức/doanh nghiệp Blockchain gửi tới Chính phủ để phát triển tối ưu kinh tế số quốc gia; Các hướng ứng dụng Digital Marketing và Martech để phát triển bền vững các dự án Blockchain trong nền kinh tế số quốc gia.

Theo đó, các diễn giả đã thảo luận những góc nhìn khác nhau về cơ hội của Việt Nam trong cuộc đua phát triển nền kinh tế số quốc gia và các vấn đề pháp lý trong tranh chấp tài sản số quốc tế. Hành lang pháp lý cho blockchain, crypto đang là vấn đề được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, sẽ được xúc tiến thí điểm, triển khai trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Blockchain đã gợi ý và đề xuất những giải pháp cho Việt Nam để phát triển tối ưu nền kinh tế số quốc gia; trao đổi về hướng ứng dụng Digital Marketing và Martech để phát triển bền vững các dự án Blockchain trong nền Kinh tế số Quốc gia trong tương lai.

Tháng 2/2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng đã chia sẻ những dự đoán của ông về các xu hướng trong lĩnh vực công nghệ số trong năm 2022, đặc biệt là về cơ hội lớn đối với Việt Nam đến từ làn sóng Blockchain.

Chuyên gia đánh giá cao chuyển đổi công nghệ số vào kinh tế

Chuyên gia đánh giá cao chuyển đổi công nghệ số vào kinh tế

Đầu tiên, quá trình chuyển đổi số sẽ tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, với các trọng tâm là Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số. Người dân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được thụ hưởng ngày càng nhiều các dịch vụ số với sự tiện dụng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Quá trình này sẽ giúp cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, nguồn lực, nâng cao hiệu quả cho toàn xã hội.

Năm 2022 đang chứng kiến kỷ nguyên phát triển tiếp theo của Internet trên phạm vi toàn cầu, sẽ gồm 4 xu hướng chủ đạo là: Metaverse (Vũ trụ ảo), Web 3.0, AI (Trí tuệ nhân tạo) và Blockchain (Chuỗi khối).

Công nghệ Blockchain là một trong những lĩnh vực công nghệ số nằm trong danh mục ưu tiên nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2018, Bộ KH&CN đã có Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt chương trình KH&CN trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn đến năm 2025 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng công nghệ của Công nghiệp 4.0”, trong đó Blockchain được xếp thứ 2 sau AI trong loạt các sản phẩm công nghệ chủ chốt.

Theo phân tích mới nhất của PwC (Big 4) cho thấy công nghệ Blockchain có tiềm năng thúc đẩy tổng GDP toàn cầu lên tới 1,76 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.

Mới đây nhất (23/3), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo.

Áp dụng kỹ thuật số là xu hướng thế giới.

Áp dụng kỹ thuật số là xu hướng thế giới.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030 được phê duyệt ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng, và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain, với thời gian thực hiện là 2021 – 2023.

Ngày 31/2/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số tới năm 2025, định hướng đến 2030. Bộ TT&TT được giao chủ trì thúc đẩy phát triển Kinh tế số và Xã hội số; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược và định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện.

Việt Nam đang có cơ hội lớn cùng vạch xuất phát với các cường quốc công nghệ trên đường đua cung cấp các sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế số của thế giới, đặc biệt là các sản phẩm, giải pháp ứng dụng: AI, Big data, IoT, Metaverse, Marketing 4.0 (Digital Marketing), Marketing 5.0 (Martech), Blockchain…

-Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam phát triển và ứng dụng Blockchain hiệu quả vào nền kinh tế số, đóng góp thúc đẩy hiệu quả chương trình Chuyển đổi số Quốc gia của Chính phủ Việt Nam.

Tin khác

Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
5 ngày
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
2 tuần
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
3 tuần
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
1 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
2 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
3 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
3 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
4 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
4 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Start-up
Sở hữu các mô hình kinh doanh, phong cách làm việc thành công từ quốc tế nhưng nhiều startup lại thất bại khi bước vào thị trường Việt Nam.
5 tháng
Xem thêm